Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa, Điều Trị [KHỎI HẲN]

Bệnh vảy nến có lây không và làm thế nào để phòng ngừa là vấn đề mà hầu hết người bệnh đều quan tâm. Tham khảo thông tin cơ bản trong bài viết để có biện pháp xử lý và phòng ngừa phù hợp.

Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến là một dạng rối loạn tự miễn đặc trưng bởi các vùng da bị viêm, đỏ và có vảy. Các dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường phổ biến ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu.

Trong một số trường hợp các dấu hiệu vảy nến có thể trông giống như bệnh chàm, viêm da cơ địa. Do đó, nhiều người bệnh thường lo lắng bệnh vảy nến có lây không và có thể truyền nhiễm bệnh cho người khác hay không.

Tuy nhiên, tương tự như mề đay mẩn ngứa, bệnh ghẻ hoặc chốc lở, bệnh vảy nến không truyền nhiễm. Điều này được giải thích là do bệnh vảy nến không phải do virus truyền nhiễm hoặc các dạng nhiễm trùng khác gây ra.

Vảy nến là một dạng rối loạn tự miễn có liên quan đến di truyền và một số gen cụ thể. Mang gen vảy nến không nhất định sẽ phát triển các dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên, nếu mang các gen gây bệnh  và gặp các yếu tố kích hoạt từ môi trường sẽ khiến bệnh vảy nến bùng  phát.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến không truyền nhiễm dưới mọi hình thức. Đây là một bệnh lý tự miễn dịch có liên quan đến di truyền và một số yếu tố tác động của môi trường.

Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến vẫn chứa được xác định. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết tình trạng này có thể liên quan đến các tế bào T, là tế bào chống lại virus và vi khuẩn trong cơ thể.

Ở người bệnh vảy nến, các tế bào T tấn công vào tế bào da khỏe mạnh và kích hoạt các phản ứng miễn dịch. Điều này làm tăng sản xuất các tế bào da khỏe mạnh, tế bào T và tế bào bạch cầu khác. Điều này dẫn đến việc tích tụ quá nhiều tế bào da trên bề mặt da và gây ra bệnh vảy nến.

Ngoài ra, bệnh vảy nến cũng liên quan đến các gen di truyền. Do đó, nếu trong gia đình mắc bệnh vảy nến, người bệnh có nhiều nguy cơ mang gen gây bệnh vảy nến tương đối cao.

Một số yếu tố môi trường và lối sống có thể góp phần gây bệnh vảy nến. Mặc dù các tác nhân thường không giống nhau giữa các đối tượng bệnh, nhưng hầu hết các trường hợp tác nhân có thể bao gồm:

  • Phơi nắng thường xuyên
  • Nhiễm trùng như bệnh viêm họng liên cầu khuẩn
  • Chấn thương da, chẳng hạn như xuất hiện các vết cắt, vết cắn hoặc bỏng
  • Tiếp xúc với không khí lạnh khiến da khô, nứt nẻ hoặc bong tróc vảy
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, chất bổ sung I-ốt hoặc Lithium
  • Hút thuốc có thể góp phần dẫn đến bệnh vảy nến và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
  • Nghiện rượu hoặc thường xuyên sử dụng một số chất kích thích

Một khi đã được kích hoạt, bệnh vảy nến phát triển thành một trạng thái lâu dài, mãn tính và có xu hướng tái phát thường xuyên. Điều này có nghĩa là bệnh vảy nến có thể tái phát lại nhiều lần trong suốt quãng đời còn lại và không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, một số loại thuốc và phương pháp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh biến chứng.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN, NHẬN CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC TÌNH TRẠNG BỆNH

[mrec_form id=”58020″]

Các biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến, ngăn tái phát

Các triệu chứng bệnh vảy nến có thể xuất hiện và tự cải thiện sau một thời gian, tuy nhiên hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng này. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tránh các tác nhân có thể kích hoạt các triệu chứng vảy nến. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần xác định các yếu tố kích ứng vảy nến.

Các yếu tố kích hoạt vảy nến khác nhau giữa các đối tượng bệnh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên phòng ngừa bệnh vẩy nến như sau:

Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng, stress, áp lực trong công việc và cuộc sống có thể tác động tiêu cực đến bệnh nhân vảy nến. Cơ thể thường có xu hướng phản ứng viêm với căng thẳng và khiến các triệu chứng vảy nến bùng phát.

Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần hạn chế căng thẳng trong cuộc sống càng nhiều càng tốt. Một số phương pháp thư giãn, hạn chế căng thẳng phổ biến bao gồm:

  • Tâm lý trị liệu: Người bệnh có thể cân nhắc việc trò chuyện với một bác sĩ tâm lý về tình trạng bệnh lý cũng như bất cứ yếu tố nào có thể dẫn đến căng thẳng trong cuộc sống.
  • Luyện tập yoga: Các động tác yoga có thể thúc đẩy thư giãn đầu óc, có thể và hạn chế căng thẳng tối đa.
  • Thực hành các kỹ thuật thiền và thư giãn: Thiền định, hít thở sâu hoặc tập trung vào một kỹ thuật thư giãn cụ thể có thể hỗ trợ giảm căng thẳng.

Tránh sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc trị vảy nến có thể góp phần gây ra những phản ứng tự miễn và gây viêm trong cơ thể. Điều này có thể kích hoạt một số bệnh ngoài da như mề đay mẩn ngứa, bệnh chàm, viêm da cơ địa hoặc bệnh vẩy nến. Các loại thuốc phổ biến có thể gây viêm da cơ địa thường bao gồm:

  • Thuốc chống sốt rét, chẳng hạn như Hydroxychloroquine hoặc Chloroquine.
  • Inderal được sử dụng để điều trị huyết áp cao.
  • Indomethacin là một loại thuốc chống viêm không Steroid và được sử dụng để điều trị viêm khớp.
  • Lithium được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần, chống trầm cảm.

Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng bao gồm thuốc kê toa, không kê đơn hoặc bất cứ sản phẩm bổ sung nào khác. Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc phù hợp hơn hoặc thay đổi liều lượng sử dụng nếu nghi ngờ thuốc này có thể gây ra bệnh vảy nến.

Bên cạnh đó, không nên ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị mà không thông báo với bác sĩ điều trị.

Hạn chế các vết thương ngoài da

Các chấn thương da có thể kích hoạt bệnh vẩy nến ở một số người. Các chấn thương phổ biến bao gồm trầy xước và cháy nắng.

Để hạn chế các chấn thương có thể gây ảnh hưởng đến làn da, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Sử dụng kem chống nắng và đội mũ khi cần làm việc ngoài trời.
  • Mặc quần áo dài và mang găng tay khi làm việc để tránh trầy xước da.
  • Thận trọng khi tham gia các hoạt động dã ngoại, vận động hoặc chơi thể thao.
  • Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh vảy nến tái phát, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tránh nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây viêm và góp phần dẫn đến bệnh vẩy nến. Viêm họng liên cầu khuẩn có tình trạng nhiễm trùng phổ biến có thể gây vảy nến thể giọt, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài ra, viêm tai giữa, viêm amidan hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng có thể góp phần kích hoạt bệnh vảy nến.

Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần có biện pháp khắc phục và điều trị các trường hợp nhiễm trùng. Nếu có một vết thương ngoài da, chẳng hạn như vết cắt da, hãy vệ sinh vùng da bệnh thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

Một số biện pháp tránh nhiễm trùng khác bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế tái phát vảy nến hoặc các bệnh lý ngoài da khác như chàm hoặc viêm da cơ địa ở tay
  • Tránh chia sẻ thức ăn, đồ uống hoặc dụng cụ ăn uống với người khác
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bệnh, đặc biệt là trẻ em.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Thừa cân, béo phì có thể khiến các triệu chứng vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, điều quan trọng là kiểm soát cân nặng và duy trì cân nặng khoa học.

Người bệnh vảy nến có thể thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và thường xuyên luyện tập thể dục để cải thiện cân nặng. Nếu gặp khó khăn trong việc ăn kiêng, hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Một số loại thực phẩm có thể gây viêm trong cơ thể mà người bệnh vảy nến cần tráng bao gồm:

  • Các loại thịt đỏ
  • Các sản phẩm bơ sữa
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Đường tinh chế
  • Cà chua, khoai tây và ớt
  • Các loại trái cây có múi

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giảm viêm bao gồm:

  • Cá béo chẳng hạn như cà hồi, cá ngừ
  • Các loại hạt, chẳng hạn như hạt lanh, hạt bí ngô, óc chó và hạnh nhân
  • Các loại rau lá xanh như rau bina và cải xoăn

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung vitamin hoặc các chất bổ sung khác vào chế độ ăn uống. Điều này có thể hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Sử dụng thảo dược Đông y đẩy lùi ngứa ngáy, NGĂN TÁI PHÁT hiệu quả

Y học cổ truyền gọi các bệnh vảy nến là tùng bì tiễn, bạch xác sang hay ngân tiêu bệnh, là một bệnh ngoài da mãn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Nguyên nhân khiến vảy nến khởi phát là do huyết nhiệt lại cảm phải phong hàn mà hình thành. Tình trạng này để lâu gây ra huyết táo, không dinh dưỡng được cho da nên vảy nến bùng phát.

Từ cơ chế bệnh sinh đó, Y học cổ truyền xác định nguyên tắc trị bệnh vảy nến móng tay là thanh nhiệt, thải độc, điều hòa khí huyết, từ đó giải trừ mầm mống hình thành bệnh. Phương pháp chữa vẩy nến bằng Đông Y được biết đến với những ưu điểm như:

  • Sử dụng 100% thảo dược tự nhiên nên an toàn – không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như kết quả điều trị.
  • Thuốc Đông dược có thể được áp dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi đối tượng mà các vị thuốc sẽ được cân đối phù hợp.
  • YHCT kết hợp điều trị vẩy nến và thải độc tốc từ sâu trong cơ thể, thuốc Đông Y luôn có hiệu quả trong việc thanh lọc cơ thể, mát gan, giải nhiệt.
Cập nhật lúc: 12:59 Sáng , 26/04/2023

Tin liên quan

Mối Nguy Khi Bị Vảy Nến Thể Giọt Và Cách Chữa Dứt Điểm

Bệnh vảy nến thể giọt là một tình trạng da trong đó các mảng nhỏ, hình giọt nước, màu đỏ xuất hiện trên cánh tay, chân, da đầu và thân....

Vảy Nến Có Ngứa Không? Làm Sao Để Hết Ngứa Ngáy Khó Chịu?

Bị vảy nến có ngứa không là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, căn bệnh vảy nến là một bệnh da liễu, có triệu chứng là: da phát sinh...

10+ Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Thuốc Nam HIỆU QUẢ – TIẾT KIỆM Nhất

Chữa vảy nến bằng các cây thuốc Nam dễ kiếm quanh nhà là phương pháp được khá nhiều người dùng để cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra....

Bị Vảy Nến Nên Bôi Thuốc Gì? 6+ Gợi Ý Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì luôn được nhiều người quan tâm. Bởi việc sử dụng kem, thuốc bôi điều trị vảy nến giúp cải thiện các triệu chứng...

dầu gội trị vẩy nến da đầu

Top 5 Dầu Gội Trị Vẩy Nến Da Đầu [Hiệu Quả Nhất] Và Lưu Ý

Để điều trị bệnh vẩy nến da đầu đạt hiệu quả tốt, bác sĩ thường kê thêm dầu gội đặc trị vẩy nến. Điểm chung của các loại dầu gội...

62 comments

  1. Tôi phát hiện vảy nến cũng mấy năm nay, đầu tiên ở tay ở chân sau lan sang lưng giờ xuất hiện trên đầu.Tôi cũng có đi khám và điều trị thuốc tây y nhưng chỉ đỡ được thời gian rồi tái phát, mà những lần tái phát sau còn nặng hơn lần đầu. Hôm nay tôi đọc được bài thuốc này có phương pháp điều trị bằng đông y khá hay, rất muốn chuyển qua điều trị xin bác sĩ tư vấn giúp tôi.

    1. Bình thường đi khám bác sĩ sẽ dặn dò hết mà bạn, bạn đi khám bác sĩ không nói gì với bạn à. Bạn nên gọi điện hỏi lại bác sĩ điều trị cho bạn xem sao, chứ bạn hỏi trên này bác sĩ không biết bạn hỏi mà trả lời đâu. Còn mỗi người triệu chứng khác nhau kiêng khem cũng khác nhau nên mọi người cũng không biết để trả lời cho bạn đâu.

  2. Vảy nến da đầu điều trị bằng lá trầu không có dứt điểm được không mọi người, mẹ cháu bị vảy nến da đầu hơn 1 năm nay, đầu xuất hiện nhiều vảy trắng dễ bong trên nền dát đỏ, tóc rụng rất nhiều cũng khá ngứa, hôm nào mồ hôi ra nhiều thì ngứa nhiều hơn. mẹ cháu có đi khám tại viện da liễu lấy thuốc tây về điều trị nhưng chỉ được thời gian rồi tái phát, nay cháu thấy điều trị bằng lá trầu không khá là hay mà không biết hiệu quả thế nào.

  3. Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang có dạng gì có khó uống lắm không ạ, trước em có đi bắt mạch cắt thuốc nhưng uống được ngụm thứ 1 sang ngụm thứ 2 là nôn hết ra rồi nên rất sợ thuốc sắc.

    1. Thuốc được bào chế dạng cao viên khá là dễ uống chị nhé, bản thân em cũng không uống được thuốc sắc, khi được bà chị giới thiệu thuốc này cũng hoang mang nhưng được bà chị bảo thuốc này dạng cao viên khá dễ uống, mùi thơm nên em cũng đến tận nơi thăm khám lấy thuốc. Quả thật thuốc khá dễ uống mùi rất thơm, giờ em đang điều trị tháng thứ 2 rồi cũng đỡ được 7-8 phần rồi. Chị cũng thử qua thăm khám thử xem sao.

    2. Thuốc không đắng lắm đâu chị, thuốc được bào chế sẵn dạng cao viên bao mật nên sẽ hơi có vị ngọt 1 chút rất dễ uống nhé, nếu thấy vẫn đằng thì chị có thể hòa thêm chút đường hoặc mật ong vào ngọt ngọt cho dễ uống cũng được nên chị không phải lo đâu.

  4. Tôi bị vảy nến da đầu cũng khá lâu, điều trị nhiều thuốc không khỏi, đợt này tóc tôi rụn nhiểu, vảy trắng nhiều hơn, đầu rất ngứa. Hôm trước tôi có đọc được bài viết này: https://thuocdantoc.vn/benh/bai-thuoc-chua-vay-nen
    Trong nội dung bài thấy nói về bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang khá hay, mà không biết hiệu quả điều trị có đúng như bài viết không, mọi người có ai đã điều trị bằng bài thuốc này chưa ạ, có khỏi hoàn toàn được không ạ.

    1. Con gái tôi năm nay 18 tuổi cũng bị vảy nến da đầu, điều trị nhiều nơi không khỏi, tìm hiểu trên mạng thấy bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang khá là hay, mọi người phản hồi rất tốt, chắc cuối tuần này cũng sắp xếp đưa bé đi khám.

    2. Thuốc này hiệu quả lắm bác ơi, cách đây 2 năm em cũng đã từng điều trị vảy nến da đầu tại Trung tâm thuốc dân tộc này rồi, cũng là dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang này, khỏi luôn đến giờ cũng không bị tái phát. Em bị vảy nến da đầu từ năm 2015, lúc mới đầu bị chỉ thấy những dát đỏ vùng gáy, sau xuất hiện vảy bong trắng, tóc rụng ít, đợt đó em cũng không điều trị gì, chỉ ra hiệu thuốc lấy thuốc dưỡng ẩm về bôi thôi cũng được thời gian. sau đấy các tổn thương này lan rộng hơn, lan ra những vùng khác nữa, ngứa bắt đầu xuất hiện, hôm nào trời nóng bức ra nhiều mồ hôi ngứa râm ran. Em có đi khám tại viện da liễu bác sĩ chẩn đoán em bị vảy nến da đầu ,em có lấy thuốc điều trị nhưng không khỏi, những lần tái phát sau em có dùng lại đơn thuốc cũ nhưng hiệu quả không được tốt. Về nhà em cũng có áp dụng các bài thuốc dân gian, ai mách đâu em đi đấy nhưng cũng chỉ đỡ đuọc 4-5 phần không khỏi hẳn được. Khoảng cuối năm 2018, em có lên mạng xem báo thì có tìn cờ biết được bài thuốc của Trung tâm thuốc dân tộc thấy mọi người phản hồi rất tốt nên cũng thử lần nữa cho biết. Đến nơi thăm khám em được các bạn lễ tân hướng dẫn gặp bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan để điều trị. Sau khi được bác sĩ hỏi bệnh thăm khám tổn thương và bắt mạch 1 cách kĩ lưỡng cẩn thận thì bác sĩ có kê cho em liệu trình điều trị trong 1 tháng trước để xem đáp ứng với thuốc có tốt không. Đúng như những gì bác sĩ dặn mấy ngày đầu ngứa tăng lên, từ ngày thứ 10 bắt đầu giảm dần. Uống hết tháng thuốc đầu em cũng đỡ được 5-6 phần ngứa giảm, vảy trắng ít hơn, tổn thương da đang thu nhỏ lại, tóc ít rụng hơn. Hết thuốc em có đi tái khám bác sĩ có bảo cơ thể em đáp ứng thuốc tốt, kê thêm cho em 1 tháng nữa để dứt điểm hoàn toàn và tăng sức đề kháng chống tái phát. Thây tình trạng tiến triển khá tốt nên em cũng nghe theo bác sĩ lấy 1 tháng nữa để điều trị. Hiện tại tính đến nay em hết thuốc cũng gần 2 năm các triệu chứng của em không xuất hiện lại, ăn ngon ngủ ngon hơn rất nhiều. Em muốn chia sẻ để mọi người có thêm thông tin để tham khảo điều trị nhé.

    3. Cảm ơn Nguyên Hồng 0809 nhé, thấy bài thuốc được các bài báo viết khá nhiều mà không biết hiệu quả thế nào. Nay đọc được phản hồi của em chị cũng yên tâm để qua thăm khám điều trị rồi. Mong sao lần này sẽ khỏi hẳn không bị tái phát nữa.

    4. Trung tâm hiện có cơ sở ở cả HN vs HCM:
      Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định
      Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận
      Trung tâm làm tất cả các ngày trong tuần, sáng 8h đến 12h, chiều 13h30 đến 17h30. Bạn thấy cơ sở nào gần nhất bạn có thể qua đó thăm khám nhé.

  5. Bệnh này chỉ cần dùng thuốc bôi, ngâm rửa có khỏi được không bác sĩ, thuốc bôi nào hiện tại là tốt nhất ạ, em mới phát hiện vảy nến cách đây 1 tháng chỉ bôi dưỡng ẩm thôi ạ.

    1. Trung tâm hiện tại có cơ sở Ở Hà Nội, Tp HCM, bạn ở Đồng Tháp mà có điều kiện thì có thể qua thăm khám trực tiếp tại Tp HCM: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận vào các ngày trong tuần vào giờ làm việc từ 8h đến 17h30, bác sĩ sẽ thăm khám kê đơn thuốc cho bạn điều trị bạn nhé. Nếu bạn không sắp xếp đến khám trực tiếp được thì hiện tại Trung tâm có hỗ trợ thăm khám online cho những bệnh nhân ở xa đấy, bạn gọi vào số này này (024)7109 6699 để các bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc gửi thuốc về cho bạn.

    2. Thuốc được gửi qua đường bưu điện à bạn, ngoài tiền thuốc ra có mất thêm chi phí gì không, có được kiểm tra thuốc khi nhận không bạn.

    3. Thuốc gửi qua đường bưu điện, bạn nhận thuốc nếu thấy cần có thể bóc mở kiểm tra. Tiền thuốc bạn nhận thuốc xong thanh toán cho người giao thuốc cũng được, ngoài tiền thuốc ra bạn sẽ mất thêm tiền phí thu hộ còn tiền phí vận chuyển trung tâm hỗ trợ bạn rồi nhé, Có vấn đề gì bạn gọi vào số hotline nhé trung tâm sẽ giải đáp giúp bạn.

    4. Cảm ơn bạn nhiều nhé, mình mới gọi điện cho bác sĩ và được thăm khám rồi, bác sĩ bảo sẽ kê đơn thuốc bào chế và gửi thuốc về khoảng mấy hôm nữa là nhận được thuốc rồi.

  6. Bác sĩ tư vấn giúp tôi với, tôi bị vảy nến mấy năm nay điều trị nhiều nơi không khỏi, đây là số điện thoại của tôi: 0975***987 xin bác sĩ tư vấn giúp tôi với ạ.

  7. Con sinh viên năm 2, hơn 1 tuần nay con thấy trên da đầu xuất hiện những mảng trắng vảy dễ bong, rất ngứa, con nghĩ do dầu gội đầu nhưng con thay dầu gội vẫn bị, bác sĩ cho con hỏi với tình trạng của con có phải bị vảy nến da đầu không ạ, nếu bị thật thì con nên điều trị như thế nào ạ.

  8. Mẹ cháu bị vảy nến 2 năm nay, lúc mới đầu cũng chỉ ngứa thôi, sau đấy bong vảy trắng rất nhiều, mẹ cháu có dùng lá muồng trâu để tắm, rửa nhưng không hết. Sau đấy mẹ cháu có ra hiệu thuốc tây y họ bán cho típ thuốc bôi nhưng được thời gian thôi rồi cũng tái phát. Gần nhất thì mẹ cháu có đi khám tại viện da liễu, cũng dùng thuốc nhưng được tháng 2 tháng thì lại tái phát. Hôm trước cháu đọc được bài viết này khá hay nên rất muốn đưa mẹ cháu đến thăm khám, cháu ở tận Sài Gòn, nghe nói cơ sở của trung tâm trong này có bác sĩ Phương Mai điều trị bệnh về da hay lắm. Cô chú có ai biết ngày làm việc của bác sĩ Phương hay số điện thoại cũng được cho cháu xin với ạ.

  9. Có ai bị như mình không, đọc thấy bài thuốc khá hay, mọi người phản hồi thuốc rất tốt nên cũng lấy về sử dụng, không hiểu sao mới có mấy ngày đã không giảm còn ngứa tăng lên, đây có phải là tác dụng phụ không mọi người, có nên dừng thuốc không??

    1. sao bạn không gọi điện cho bác sĩ, bác sĩ cũng không dặn bạn trước à. Hôm trước mình đi khám bác sĩ bảo mấy ngày đầu thuốc đông y có tác dụng công thuốc nên sẽ có tác dụng ngứa tăng lên, đây không phải là tác dụng phụ của thuốc đâu, bác sĩ bảo mấy ngày sau triệu chứng sẽ giảm dần. Mìh dùng cũng bị vậy mà, qua tầm chục hôm nó mới bắt đầu đỡ. Bạn cứ dùng tiếp thêm mấy ngày xem sao. Còn mà bạn chưa yên tâm thì có thể gọi lại cho bác sĩ khám cho bạn ấy để bác sĩ giải thích cho

    2. Vậy à, mình lại tưởng mình bị dị ứng hay tác dụng phụ gì rồi nên hoang mang quá, cảm ơn bạn nhé, vậy mình dùng thêm vài hôm nữa xem sao, nếu triệu chứng không giảm có khi phải qua trung tâm thăm khám lại xem sao.

  10. Mẹ tôi bị ngứa, vảy nến mấy năm điều trị bằng thuốc tây y chỉ giảm được ít rồi tái phát, chưa điều trị thuốc đông y bao giờ. Hôm trước tôi có đọc được bài này thấy điều trị bằng lá lốt khá hay cũng có bảo mẹ tôi áp dụng. Mẹ tôi dùng rất đều, hiện tại cũng áp dụng cách này được hơn 2 tuần thấy bắt đầu có tác dụng, vảy trắng bong ít hơn, bớt ngứa, tóc rụng ít hơn, hy vong cách này cũng sẽ có hiệu quả. Mọi người áp dụng thử xem, có bệnh thì vái tứ phương thôi biết đâu gặp may lại khỏi.

  11. tôi bị vảy nến đã lâu mà bản thân còn bị đái tháo đường typ 2 nữa thì điều trị như thế nào bác sĩ, có thuốc nào điều trị mà không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường không ạ.

  12. Mọi người cho mình chút kinh nghiệm với, con mình 10 tuổi, bị vaỷ nến vừa rồi cho con đi kiểm tra vì con vẫn đi tái đi tái lại. Mình đã cho con thử lá trầu không để đun tắm hàng ngày nhưng vẫn không hiệu quả. Giờ mình phải làm sao

    1. mẹ cho con khám dinh dưỡng thêm nữa xem sao vì minh được biết nếu thiếu 1 số vtm a, c thì da cũng yếu ớt hơn nên cung xkhos trong việc điều trị dứt điểm nữa đấy

    2. Còn nhỏ như vậy đã bị rồi à chị? Bé nhà em nó lên mấy vẩy như cứt trâu ấy nhưng nó lại là màu trắng, hay con em cũng bị mà em không biết nhỉ

    3. Giờ mẹ tập cho con thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh nữa ăn uống nên kiêng khem đồ tanh đi nữa. Nếu đang trong quá trình dùng thuốc thì càng tuyệt đối kiêng nha mẹ nó

  13. Em bị ngứa da đầu kinh khủng, nhiều vảy gàu trắng lắm thế là mọi ng khuyên đi khám xem thế nào. Sau đó em đi khám thì bác sỹ bảo em bị vẩy nến da đầu. Bác sỹ cho em đơn thuốc vê dùng uống hết thuốc cũng thấy đỡ hơn chút thôi nhưng vài tuần sau em lại thấy đầu lên nhiều vẩy trắng, phía sau gáy cũng có.mà em mua lại đơn thuốc trước đó uống nhưng xong cũng không xi nhê gì. Em đành chuyển qua phương pháp dân gian là mỗi lần gội đầu xong mình đều xoa dầu dừa lên, tuy hơi khó chịu nhưng em cũng đang cố dùng xem thế nào. Có ai dùng cách này rồi có hiệu quả không vậy mọi người, chứ bôi dầu dừa lên làm tóc nó cứ bết bết làm sao ấy

    1. Không ăn thua đâu em à, vì dầu dừa củng chỉ là cách để mình dưỡng ẩm cho da bớt khô thôi chứ không phải là thuốc chữa bệnh. Nhưng nói đi phải nói lại cũng do em chưa điềut rị dứt điểm thì mới bị lại nhanh như thế tốt nhất em nên đi điều trị theo phương pháp đông y ý thì mới mong khỏi được, chứ dùng dầu dừa chị nghĩ không khỏi được đâu.

    2. Uống thuốc tây không khỏi hẳn đc đâu em, cách này chỉ có tác dụng lúc uống thuốc thôi, dừng là nhanh bị lại lắm, vì bản chất thuốc tây y chỉ tập trung điều trị triệu chứng biểu hiện bên ngoài thôi, chứ không điều trị cho hết nguyên nhânn gây bệnh từ bên trong cơ thể. Muốn dứt điểm được thì em nên dùng thuốc đông y ấy. Trung tâm thuốc dân tộccó bài thuốc tahnh bì dưỡng can thang nổi tiếng vè bệnh vẩy nến da đầu này lắm,rất nhiều ng điều trị khỏi rồi đó, trong đó có bản thân anh luôn này, đã khỏi sau đièu trị 3m đấy, chứ đừng nên dùng phương pháp tại nhà vừa khó khỏi đc lắm, lại mất nhiều công sức, cũng không có cái gì gọi là chắc chắn về chuyên môn cả, tốt nhất qua đó mà khám đi nha. Đây là bài anh đọc đc trên báo lúc anh tìm hiểu thuốc vẫn còn lưu lại cho đến giờ, e tìm hiểu thêm xem https://www.vpeg.vn/vtv2-dua-tin-da-co-bai-thuoc-dieu-tri-vay-nen-viem-da-co-dia-hieu-qua/

    3. Tôi mới thấy trên đầu bị ngứa và lên nhiều vẩy như vẩy cá là tôi biết mình bị vẩy nến rồi nên cũng chỉ dùng các loại như trầu không, lá bàng cũng dễ chịu lắm, bạn thử gội đầu hàng ngày xem sao, chứ dầu dừa sao chịu được cả ngày

    4. Mà chỉ điều chỉnh chế độ ăn không đủ để khỏi được bệnh đâu, bạn phải tìm phương pháp điều trị tận gốc đi, tránh tái phát cho đi nha, chứ để lâu khổ lắm

    1. Nói chung có dùng thì càng tốt đấy nhưng mà rất khó có thể điều trị dứt điểm. Mình chie nên dùng kết hợp thôi, thôi thì 1 tý góp phần dần vào chứ trông chờ 1 loại chắc không có đâu

    2. Là người bệnh bị vẩy nến da đầu lâu năm và hiện tại bệnh đã ổn định, tôi biết rằng nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của mọi người không được tốt, không hợp lý. Sau khi sử dụng các loại thuốc uống không hiệu quả tôi đã sử dụng mỗi dầu gội chuyên trị cho bệnh này và kèm theo sinh hoạt, kiêng khem nghiêm ngặt tôi thấy khá hiệu quả nhờ có nó mà bệnh của tôi đã duy trì ổn định

  14. Có ai uống thuốc thanh bì dưỡng can thang chỗ trung tâm thuốc dân tộc mà chữa khỏi được vẩy nến rồi không, chia sẻ em ít kinh nghiệm với, em đi khám thì kết luận bị vẩy nến, rất ngứa và mất thẩm mỹ vô cùng. Tìm hiểu thuốc chữa vẩy nến thì em thấy bài thuốc thanh bì dưỡng can thang là thấy được phản hồi tốt nhất, em tính mua thuốc này về dùng nên em muốn hỏi mọi người ai dùng rồi giúp em với ạ

    1. Thấy thuốc thanh bì dưỡng can thang này giờ được nhiều người chia sẻ lắm thấy bảo cả chuyên gia cũng khuyên dùng không biết thế nào. Tôi cũng đang tìm hiểu thêm xem thế nào

    2. Tôi cũng đang điều trị bệnh này tại Trung Tâm thuốc Dân Tộc bằng bài thuốc Thanh bì. Uống thuốc tại trung tâm và làm theo các chỉ định của bác sĩ thì tình trạng ngứa da đầu cũng với những lớp vẩy của vẩy nến của tôi đã giảm được đáng kể rồi, không còn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi đổ mồ hôi hay đội mũ nữa, kiên trì sau 4 tháng uống thuốc người tôi lại khỏe hơn, các lớp da đang dần hồi phục lại, không thấy lên nốt mới nữa. Và có vẻ cũng nhờ uống thuốc giúp tăng sức khỏe với sức đề kháng hơn nên ngoài việc chưa hề thấy vảy nến có dấu hiệu bị lại, tôi còn thấy bản thân ít bị ốm vặt hẳn so với trước kia. Tôi chia sẻ ở đây để mọi người biết thêm 1 nơi uy tín để điều trị bệnh, không phải hoang mang và chịu khổ như tôi lúc trước nữa.

  15. Dạo gần đây mẹ tôi bị vẩy nến, nó lên liên tục, mẹ tôi thì đang bị điều trị thuốc tây bệnh khác rồi nên giờ tôi tính liệu dùng thuốc đông y có chữa được không ạ? Vì tôi nghĩ mấy bệnh ngoài da này dùng đông y tốt hơn

    1. Đúng rồi bạn ạ, mình chuyển qua Đông y giờ ổn hơn rất nhiều rồi, thuốc tây thì điều trị bệnh khác rất tốt còn riêng quan điểm cá nhân mình thấy bệnh vẩy nến này dùng đông y thì hợp lý hơn. Điều trị bệnh này cần lâu dài mà dùng đông y không sợ ảnh hưởng gì hết mà cứ ngấm dần để điều trị được gốc của bệnh để sau không tái phát nữa

    2. Không cần sắc đâu bạn ơi. Trung tâm Thuốc dân tộc có thuốc dạng viên hoàn rồi. tiện lắm. Lần đầu mình cũng nghĩ giống bạn là phải sắc nên có hỏi bác sĩ thì bác ĩ bảo thuốc của mình dạng viên với dạng cao. Nhưng trong trường hợp có bệnh nhân muốn dùng dạng sắc thì bên trung tâm có dịch vụ sắc sẵn rồi đóng thành túi từng lần uống cho mình luôn, mình về chỉ việc uống luôn nên bạn cứ yên tâm. Còn thuốc ngâm rửa và thuốc bôi thì đi lm về mình đun tắm luôn thuốc ngâm rửa xong bôi thuốc luôn, tiện lắm mà thơm thơm mùi thuốc bắc khá dễ chịu nữa

    3. Giờ thời buổi hiện đại rồi với lại ai cũng bận nên nói thật mua thuốc thang thì không biết lấy đâu ra thời gian mà sắc may ở đây các bác sĩ hỗ trợ bào chế thuốc dạng tiện dùng luôn

    4. Mình đã từng mua thuốc của Trung tâm nhưng do ở xa nên mình toàn đặt online thôi, tiện lắm. Chỉ liên hệ qua điện thoại cho bác sĩ biết bệnh như nào là thuốc sẽ được gửi về tận nhà, nói chung ưng dịch vụ bên này lắm

    5. Tính chi phí 1 tháng khoảng 1,5-2 triệu. Nhớ mang máng thế, không biết giờ có thay đổi không, với cả tiền thuốc tùy xem bệnh nặg nhẹ thế nào nên giá sẽ khác nhau đó. Chả biết mọi người thấy sao chớ tôi thấy điều trị ở đây chi phí như thế khá là đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra. Dùng 3 thng mà đã khỏi hẳn 1 năm nay không bị lại. Chứ tôi trước cũng chữa nhiều nơi rồi, toàn hơn chục triệu 1 liệu trình mà chả đâu vào đâu.

  16. Mình muốn hỏi bệnh này thực chất có lây mà đúng không mọi người, sao cả bố mẹ mình đều bị luôn ấy, nên mình hoang mang quá

    1. không có chuyện lây đâu bạn ơi, chắc bố mẹ bạn vô tình bị cùng nhau thôi, kiểu cùng sống trong 1 môi trường nên thời tiết, nhiệt độ, khí hậu,… giống nhau nên vậy, chứ lấy thế thì có mà cả xã hội lây rồi. Về bố mẹ cứ chịu khó vệ sinh sạch sẽ, thay ga gối thường xuyên kết hợp dùng thuốc đặc trị nữa là khỏi nha. Cần thì Inbox cho tớ nhé

    2. Uh đấy mình thấy trong gia đình có người bị là kiểu gì cũng có người khác bị theo. Thế nên chị gái biết bị phát em phải cho đic hữa trị ngay chứ không củ quan được

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *