Bệnh Vảy Nến – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến và có xu hướng tái phát thường xuyên. Các dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện cục bộ theo từng mảng nhỏ hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các chấn thương da vật lý có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh vảy nến là gì?

Vẩy nến (Psoriasis) là bệnh tự miễn mãn tính dẫn đến việc hình thành các mảng da bất thường. Ở các nước Âu – Mỹ, tỷ lệ vảy nến khoảng 1 – 2% dân số. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5 – 7% tình trạng bệnh da liễu có liên quan đến vảy nến.

Bệnh vảy nến thường xảy ra khi quá trình sản xuất da diễn ra nhanh hơn bình thường. Thông thường, các tế bào da phát triển sâu bên dưới da và từ từ thay thế các tế bào da chết. Da chết sẽ bong ra và được loại bỏ khỏi cơ thể. Vòng đời điển hình của một tế bào da là một tháng.

Ở những người bệnh vảy nến, vòng đời da thường diễn ra trong vài ngày. Do đó, các tế bào da chết không có thời gian để rơi ra bên ngoài cơ thể. Sản xuất da quá nhanh dẫn đến tích tụ các tế bào da, khiến da dày, khô và sần sùi.

Đặc trưng của bệnh vảy nến là tích tụ nhanh chóng các mảng tế bào da chết. Các mảng da này thường có màu đỏ (hoặc tím ở những người có làn da sạm màu), khô, ngứa và có vảy. Vảy da bệnh vảy nến thường có màu trắng bạc, đôi khi có thể nứt nẻ gây chảy máu và đau đớn.

Vảy nến thường ảnh hưởng đến các khớp như khuỷu tay và đầu gối. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm tay, chân, cổ, da đầu và khuôn mặt. Ngoài ra, các loại vảy nến ít phổ biến hơn các khu vực móng tay, miệng và xung quanh bộ phận sinh dục.

Các loại bệnh vảy nến phổ biến

Một số loại vảy nến phổ biến bao gồm vảy nến thể chấm giọt, vảy nến thể mảng, vảy nến thể đồng tiền, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến thể viêm khớp, vảy nến đảo ngược và vảy nến trẻ em. Dưới đây, là một số dạng vảy nến thường gặp.

1. Vẩy nến thể chấm giọt

Bệnh vảy nến thể chấm giọt đặc trưng bởi các chấm có đường kính từ 1 – 2 milimet, màu đỏ tươi, bên trên có phủ một lớp vảy mỏng màu trắng đục. Các chấm này xuất hiện rải rác toàn thân, đặc biệt là phần thân trên, dễ bong vảy, khi cạo vụn ra như bụi phấn.

Thể vảy nến này thường phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi. Bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột và có liên quan đến các bệnh viêm Amidan liên cầu khuẩn, viêm tai giữa, thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh.

Trong một số trường hợp, vảy nến thể chấm giọt có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh á vảy nến thể giọt (một dạng tổn thương da gây bong vảy tương tự như vảy nến) và bệnh giang mai phát ban dạng vảy nến.

2. Vảy nến thể mảng

Bệnh vảy nến thể mảng là dạng vảy nến phổ biến nhất, theo ước tính có thể gây ảnh hưởng đến 90% người bệnh. Đây là một dạng bệnh mãn tính đã phát triển trong vài năm và có tính chất dai dẳng, khó điều trị.

Các mảng bám của vảy nến thể mảng thường có kích thước lớn, đường kính khoảng 5 – 10 cm hoặc hơn. Bệnh có xu hướng khu trú ở khu vực da bị tì đè như lưng, ngực, khuỷu tay, đầu gối, phần trước của cẳng chân và xương cùng. Các mảng da đỏ cũng có giới hạn rõ ràng, nổi cộm và rất dễ phân biệt là vùng da xung quanh.

3. Vảy nến thể đồng tiền

Vảy nến thể đồng tiền là dạng bệnh vảy nến điển hình và phổ biến. Thể này dẫn đến các đốm da tổn thương các hình tròn như đồng tiền với đường kính từ 1 – 4 cm.

Bệnh vảy nến thể đồng tiền có thể phát triển thành vài chục đám hoặc nhiều hơn, rải rác khắp cơ thể. Ngoài ra bệnh thường có xu hướng phát triển thành mạn tính, dai dẳng và khó điều trị.

4. Vảy nến đỏ da toàn thân

Vảy nến đỏ da toàn thân là một thể bệnh vảy nến nghiêm trọng, hiếm khi gặp, chiếm khoảng 1% các trường hợp bệnh. Đặc điểm của thể vảy nến này bao gồm khiến da toàn thân chuyển thành màu đỏ tươi, căng bóng, phù nề, nổi cộm, rớm dịch và có thể phủ một lớp vảy mỡ ẩm ướt.

Ngoài ra, tình trạng này khiến toàn thân không có vùng da lành lặn, ngứa dữ dội và các nếp gấp da có thể bị lở loét, nứt nẻ, rò rỉ dịch mủ và đau đớn nghiêm trọng.

Các triệu chứng liên quan khác bao gồm:

  • Sốt cao
  • Rét run
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Suy nhược cơ thể

Thể bệnh vảy nến này thường phát triển từ vảy nến thể giọt. Ngoài ra, vảy nến không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách cũng có thể dẫn đến thể đỏ da toàn thân.Trong các trường hợp nghiêm trọng, vảy nến thể đỏ da toàn thân có thể dẫn đến tử vong do một bệnh nhiễm khuẩn nào đó.

5. Vảy nến thể viêm khớp

Vảy nến thể viêm khớp hay còn được gọi là viêm khớp vảy nến, thấp khớp vảy nến, vảy nến thể khớp. Đây là một thể vảy nến ít khi gặp và có thể dẫn đến các tổn thương khớp và da nghiêm trọng.

Hầu hết các trường hợp, vảy nến gây tổn thương da nghiêm trọng, lan rộng khắp cơ thể sau đó gây ảnh hưởng đến các khớp xương. Các tổn thương khớp phổ biến thường có triệu chứng như viêm đa khớp mạn tính, gây thấp khớp hoặc biến dạng khớp.

Vảy nến thể viêm khớp khiến các khớp sưng đau, dần dần dẫn đến biến dạng, hạn chế cử động. Một số ngón tay và ngón chân có thể bị bắt chéo, sau nhiều năm có thể gây tàn phế. Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể, gây tử vong do một số biến chứng có liên quan đến nội tạng.

6. Vảy nến thể đảo ngược

Thể bệnh vảy nến này thường xuất hiện ở khu vực nếp gấp da như nách, khu vực dưới ngực, rốn, kẽ mông và bẹn. Đặc trưng cơ bản của bệnh là hình thành các mảng da đỏ, giới hạn rõ ràng và có thể lan rộng ra các khu vực lân cận.

Tổn thương da do bệnh vảy nến thể đảo ngược có thể gây bong tróc da, xuất hiện vết nứt, khiến da ẩm. Điều này khiến bệnh thường bị chẩn đoán nhầm thành tình trạng hăm kẽ do liên cầu khuẩn hoặc nhiễm nấm Candida.

7. Vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ là một dạng bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng. Tình trạng này được phân thành hai loại phổ biến bao gồm:

  • Vảy nến thể mủ lòng bàn tay và bàn chân: Các biểu hiện phổ biến bao gồm xuất hiện mụn mủ nổi ở giữa vùng da dày sừng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mụn mủ có thể phát triển thành nhiều đợt, tái phát dai dẳng và thường xuất hiện ở ngón tay và ngón út. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm sốt cao, phù nề các chi, nổi hạch ở bẹn và có thể lan rộng ra toàn thân.
  • Vảy nến thể mủ toàn thân: Thường xuất hiện như một biến chứng của vảy nến thể đỏ da hoặc viêm khớp vảy nến, chiếm khoảng 20 – 40% các trường hợp. Triệu chứng lâm sàng bao gồm gây sốt cao đột ngột, mệt mỏi, xuất hiện các vùng da đỏ, nổi nhiều mụn mủ với đường kính khoảng 1 – 2 mm. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể bị rụng tóc, tổn thương móng, khi xét nghiệm máu có thể phát hiện nồng độ bạch cầu đa nhân trung tính cao và máu lắng tăng cao.

8. Vảy nến trẻ em

Bệnh vảy nến trẻ em thường phát triển ở trẻ mới lớn và trẻ ở tuổi dậy thì. Bệnh có xu hướng xuất hiện sau khi tiêm chủng hoặc sau khi nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp trên. Đặc trưng của bệnh thường xuất hiện đột ngột, có thể chấm giọt hoặc hình thành một lớp vảy mỏng rải rác khắp cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Người bệnh nên nắm rõ những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh vảy nến để có thể chủ động hơn trong việc phát hiện và nắm bắt các giai đoạn của bệnh. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến không giống nhau ở các đối tượng bệnh và phụ thuộc vào thể của bệnh.

Bệnh vảy nến thường biểu hiện với các mảng da tổn thương phân bố đối xứng, màu đỏ, có vảy với các đường ranh giới rõ ràng với vùng da lành lặn xung quanh. Vùng da bệnh thường có màu trắng bạc, ngoại trừ khu vực các nếp gấp da bệnh thường gây ra các mảng bám ẩm ướt.

Ngoài ra, một số dấu hiệu phổ biến khác của bệnh vảy nến thường bao gồm:

  • Xuất hiện các mảng da đỏ, viêm, nổi cộm
  • Da xuất hiện các vảy trắng hoặc các mảng bám màu đỏ
  • Da khô, nứt nẻ và có thể gây chảy máu, đau đớn
  • Đau nhức ở khu vực xung quanh vùng da bệnh
  • Ngứa hoặc cảm thấy nóng rát xung quanh các mảng da vảy nến
  • Móng tay dày hoặc xuất hiện rỗ loang lổ
  • Đau và sưng các khớp

Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh đều trải qua các triệu chứng này. Một số người có thể xuất hiện các triệu chứng hoàn toàn khác nếu mắc các thể bệnh vảy nến hiếm gặp.

Hầu hết tình trạng vảy nến đều xuất hiện theo chu kỳ. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng trong vài ngày hoặc vài tuần, sau đó các triệu chứng có thể tự cải thiện và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong một vài tuần sau đó, các dấu hiệu bệnh có thể tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng nếu bị tác động hoặc gặp điều kiện thích hợp.

Trong một số trường hợp, các triệu chứng vảy nến có thể biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh sẽ không tái phát trong tương lai.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN, NHẬN GIẢI PHÁP CHẶN ĐỨNG BIẾN CHỨNG VẢY NẾN [MIỄN PHÍ]

[mrec_form id=”58020″]

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh vảy nến bao gồm di truyền, rối loạn da do gen hoặc tác động bởi một số yếu tố như Stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học vật lý hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch. Bởi việc xác định nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng, quyết định đến thành công trong quá trình điều trị.

1. Rối loạn hệ thống miễn dịch

Vảy nến là bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu (còn được gọi là tế bào T) tấn công vào các tế bào da.

Trong các trường hợp bình thường, tế bào bạch cầu thường tấn công và tiêu diệt vi khuẩn để chống lại nhiễm trùng. Do đó, khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào da sẽ gây sản xuất tế bào da quá mức. Tình trạng này dẫn đến việc da phát triển quá nhanh, bị đẩy lên trên bề mặt da, khiến tế bào da chồng chất lên nhau và gây ra bệnh vảy nến.

Nguyên nhân này thường dẫn đến bệnh vảy nến thể mảng bám. Đặc trưng cơ bản bao gồm khiến da bị viêm, đỏ và có thể nứt nẻ, chảy máu.

2. Gen và di truyền

Một số người có thể thừa hưởng các gen di truyền gây bệnh vảy nến. Do đó, nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về da thì nguy cơ mắc bệnh vảy nến thường cao hơn, tỷ lệ khoảng 12.7 – 29.8% các trường hợp.

Bên cạnh đó, gen gây bệnh vảy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 và có liên quan đến DR7, B17, BW57, CW6, HLA. Các gen này có thể gây khởi phát bệnh vảy nến rất sớm và thường là bệnh vảy nến thể giọt.

3. Các nguyên nhân khác

Ngoại trừ rối loạn hệ thống miễn dịch, di truyền và gen, bệnh vảy nến có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Căng thẳng thần kinh: Có thể khiến bệnh vảy nến bùng phát hoặc khiến các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nhiễm khuẩn: Các ổ nhiễm khuẩn khu trú có thể liên quan đến việc phát sinh và hình thành bệnh vảy nến. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến thường liên quan đến bệnh vảy nến thường bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm Amidan và thường có liên quan đến liên cầu khuẩn.
  • Chấn thương cơ học vật lý: Có thể chiếm 14% các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm nến.
  • Rối loạn nội tiết tố: Có thể gây ra các triệu chứng bệnh vảy nến khi mang thai. Tuy nhiên, các triệu chứng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn và có xu hướng tái phát sau khi sinh.
  • Rối loạn chuyển hóa da: Chỉ số sử dụng oxy trên da ở người bệnh vảy nến thường cao rõ rệt, có thể lên đến 400% so với da thông thường. Điều này có thể gây sản sinh tế bào ở tầng đáy tăng lên 8 lần và dẫn đến việc tăng sinh tế bào thượng bì, tạo sừng trên da. Một chu kỳ chuyển hóa da bình thường mất khoảng 20 – 27 ngày, tuy nhiên ở bệnh nhân vảy nến chu kỳ chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày.
  • Các vấn đề tồn tại bên trong cơ thể theo cách nhìn của YHCT: Một số vấn đề tồn tại bên trong cơ thể bao gồm Huyết nhiệt, Thấp nhiệt, Huyết hư Phong táo, Hỏa độc thịnh,… cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra vảy nến kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp.

Chẩn đoán bệnh vảy nến

Chẩn đoán bệnh vảy nến thường được dựa trên sự thay đổi của da và đặc trưng của bệnh. Đặc điểm cơ bản của vảy nến thường là hình thành vảy, mảng da đỏ, nổi sẩn hoặc gây đau và ngứa.

1. Kiểm tra các dấu hiệu

Hầu hết các trường hợp vảy nến có thể được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu phổ biến. Các triệu chứng vảy nến thường rõ ràng và dễ phân biệt so với các điều kiện tương tự.

Trong quá trình kiểm tra, hãy đảm bảo thông báo cho bác sĩ về tình trạng da, lịch sử y tế hoặc bệnh án gia đình. Các thông tin này có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

2. Sinh thiết da

Nếu các triệu chứng vảy nến không rõ ràng hoặc nếu nghi ngờ các bệnh lý nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể lấy một mẫu da nhỏ và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Thử nghiệm này được gọi là sinh thiết da.

Sinh thiết da có thể chẩn đoán thể bệnh vảy nến cũng như các rối loạn da và nhiễm trùng khác.

Biện pháp điều trị bệnh vảy nến

Hiện tại, người bệnh có thể sử dụng nhiều loại thuốc và phương pháp trị vảy nến dân gian nhằm cải thiện các triệu chứng lâm sàng hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tùy thuộc vào loại vảy nến và mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc và phương pháp điều trị như:

1. Điều trị vảy nến tại chỗ bằng các loại thuốc bôi

– Thuốc bạt sừng và bong vảy:

Thuốc mỡ Salicylic (2%, 3%, 5%) có tác dụng chống lại hiện tượng á sừng và cải thiện tình trạng bong tróc da. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng điều trị đối với tình trạng viêm thâm nhiễm với nền da cứng.

– Goudron:

Goudron là một loại thuốc khử oxy bao gồm hai loại chính là Goudron có chiết xuất từ than đá và Goudron có nguồn gốc từ chưng cất các loại cây có nhựa (như gỗ thông).

Goudron là loại thuốc có màu nâu sẫm hoặc đen, mùi hắc ín, hơi nhớt, có tính axit và có khả năng hòa tan trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước. Được sử dụng làm thuốc điều trị vảy nến, viêm da cơ địa và một số loại bệnh chàm.

Goudron có tác dụng điều trị vảy nến tương đối tốt. Khi bôi vào có thể làm tan vảy, cải thiện vùng da dày sừng và hỗ trợ làm lành các tổn thương da. Tuy nhiên, thuốc có mùi hắc, dễ gây bẩn quần áo và sử dụng lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ viêm nang lông.

– Anthralin:

Anthralin là một loại thuốc khử oxy được chỉ định điều trị vảy nến trong thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài có thể gây kích thích da gây đỏ ửng hoặc ngứa.

Trong 2 tuần đầu tiên, bôi Anthralin bồng độ 0.1 – 0.3% trong 10 – 20 phút sau đó rửa thuốc đi. Trong các tuần tiếp theo sử dụng duy trì 2 lần mỗi tuần để ngăn ngừa bệnh tái phát.

– Thuốc mỡ Corticoid:

Thuốc có thể cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài hoặc trên diện rộng có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa, teo da, giãn tĩnh mạch, rạn da hoặc nổi mụn trứng cá.

Thuốc mỡ Corticoid được chỉ định theo từng đợt (khoảng 20 – 30 ngày), sau đó nghỉ một thời gian. Nếu cần thiết người bệnh có thể bôi thuốc duy trì theo chỉ định để hạn chế tái phát bệnh vảy nến.

– Thuốc mỡ Daivonex:

Thuốc có thể kích thích quá trình biệt hóa tế bào sừng, tác động vào tế bào lympho T và hỗ trợ ức chế các gen dẫn đến bệnh vảy nến. Daivonex thường được chỉ định bôi 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 1 – 2 tuần cho trường hợp vảy nến khu trú.

Chỉ bôi dưới 100g thuốc mỗi tuần, tương đương với 16% diện tích cơ thể. Không được bôi thuốc vào vùng mặt và cần vệ sinh tay sau khi thoa thuốc để tránh tình trạng tồn đọng canxi gây thâm da tại khu vực tiếp xúc.

Bên cạnh đó, thuốc mỡ Daivonex có giá thành tương đối cao.

2. Điều trị vảy nến toàn thân

Đối với trường hợp bệnh trung bình đến nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các loại thuốc bôi vảy nến, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đường uống hoặc tiêm. Nhiều loại thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó thường được kê trong một thời gian ngắn.

– Quang hoá trị liệu:

Quang trị liệu là phương pháp điều trị vảy nến toàn thân phổ biến ở nước ta hiện nay. Để tiến hành quang trị liệu, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các bước sau:

  • Uống thuốc cảm ứng ánh sáng quang trị liệu Psoralen
  • Sau 2 giờ tiến hành chiếu tia cực tím sóng A (UVA) với bước sóng khoảng 320 – 400 nm.

Tác dụng chính của liệu pháp quang hóa trị liệu là giảm số lượng và hoạt động của tế bào lympho T, ức chế tổng hợp ADN của tế bào lympho, giảm các yếu tố nguy cơ gây sừng hóa và bong tróc da.

Quang hoá trị liệu tương đối an toàn, dễ thực hiện, ít độc hại những cần thực hiện nhiều lần vào vài tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau một liệu trình bệnh có thể thuyên giảm 70 – 95%.

Tác dụng phụ phổ biến bao gồm buồn nôn, đỏ da, ngứa, nổi mụn nước.

– Retinoid:

Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng điều trị vảy nến và ít độc hại hơn vitamin A. Thuốc có đặc tính biệt hóa tế bào, tác động trực tiếp lên các gen của chất Keratin, làm chậm quá trình sản xuất biểu bì da và bình thường hóa quy trình tái tạo da.

Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Vảy nến trên diện rộng
  • Vảy nến thể viêm khớp
  • Vảy nến thể đỏ da toàn thân
  • Vảy nến thể mủ

– Methotrexate:

Methotrexate là một dạng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ở bệnh nhân vảy nến.

Tác dụng phụ phổ biến bao gồm ảnh hưởng đến chức năng gan và hệ thống tuần hoàn máu. Do đó, Methotrexate chỉ được chỉ định cho trường hợp vảy nến toàn thân (hơn 50% diện tích cơ thể) và chủ yếu được chỉ định cho người trên 50 tuổi khỏe mạnh.

– Cyclosporin A:

Cyclosporin A là một dạng Polypeptid vòng gồm 11 loại axit amin. Thuốc có thể ức chế miễn dịch chọn lọc thường được chỉ định sử dụng ở người ghép tạng để hạn chế biến chứng và cũng được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến.

Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Vảy nến nghiêm trọng đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không mang lại hiệu quả.
  • Vảy nến thể mủ.
  • Vảy nến thể khớp.

Ngoài da, những người bệnh ác tính (như ung thư), cao huyết áp không kiểm soát, đang thực hiện hóa trị, xạ trị và bệnh nhân chức năng lọc thận không bình thường không được sử dụng thuốc.

3. Một số loại thuốc khác

Một số loại thuốc khác có thể được chỉ định điều trị bệnh vảy nến bao gồm:

  • Thuốc an thần tác dụng lên hệ thống thần kinh trung ương.
  • Vitamin A, C, B12, Biotin và vitamin H3.
  • Các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, chống dị ứng, hạn chế mẫn cảm như thuốc kháng Histamine tổng hợp.

4. Điều trị vảy nến an toàn, hiệu quả ổn định với YHCT

Theo y học cổ truyền, bệnh vẩy nến còn được gọi là chứng trùng bì tiễn, tổn thương đặc trưng là tình trạng đỏ da, có vảy nổi cộm ít hoặc nhiều.

Bệnh vẩy nến thường xuyên tái phát vào mùa đông, khi thời tiết khô hanh. Vùng da dễ bị ảnh hưởng là bàn tay, bàn chân, da đầu, ở diễn biến nặng bệnh vẩy nến có thể gây đau nhức khớp tại vùng da tổn thương. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc Đông y chữa vẩy nến, từ việc khắc chế nguyên nhân gây bệnh do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà thành. Độc tụ lâu ngày làm huyết táo, da không được dinh dưỡng nên sinh vảy nến.

Mục đích điều trị vẩy nến theo Y học cổ truyền nhằm thanh nhiệt, thải độc, điều hòa khí huyết, từ đó giải trừ mầm mống hình thành bệnh. Phương pháp chữa vẩy nến bằng Đông Y được biết đến với những ưu điểm như:

  • Điều trị bằng thuốc Đông y hiếm khi gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu các phản ứng xảy ra, thường là những triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả điều trị.
  • Phương pháp điều trị vẩy nến bằng thuốc Đông dược có thể được áp dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên người bệnh vân nên tham khảo ý kiến điều trị từ lương y.
  • Kết hợp điều trị vẩy nến và thải độc tốc từ sâu trong cơ thể. Đa số những bài thuốc Đông Y đều có hiệu quả trong việc thanh lọc cơ thể, mát gan, giải nhiệt.

Tuy nhiên, hạn chế trong điều trị bệnh vảy nến bằng Đông y là thời gian phát huy hiệu quả của bài thuốc chậm hơn tân dược. Để bệnh lý chuyển biến tốt, người bệnh cần tiến hành điều trị trong lộ trình dài theo tuần hoặc vài tháng tùy thuộc vào từng đối tượng và từng mức độ bệnh lý.

Cập nhật lúc: 2:49 Chiều , 26/04/2023

Tin liên quan

Vảy Nến Ở Chân: Phân Loại, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy nến ở chân là bệnh da liễu không hiếm gặp và làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có những biểu hiện...

Hình ảnh vảy nến da đầu

Vảy Nến Da Đầu Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị TỐT NHẤT

Vảy nến da đầu là tình trạng tế bào da đầu tăng lên bất thường khiến cho người bệnh cảm nhận tình trạng ngứa ngáy khó chịu tại vùng da...

Vảy Nến Thể Mảng Dấu Hiệu Và Phác Đồ Điều Trị [MỚI NHẤT]

Vảy nến thể mảng là một trong những thể thường gặp của bệnh vảy nến (vẩy nến). Thể bệnh này điển hình bởi thương tổn có kích thước lớn, nổi...

TOP 10+ Loại Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Và Mới Nhất Hiện Nay

Các loại thuốc trị vảy nến được chia thành hai loại chính là thuốc bôi tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân. Các loại thuốc có tác dụng giảm...

Thuốc trị vảy nến da đầu theo đường uống

10+ Thuốc Trị Vảy Nến Da Đầu (Dạng Bôi + Uống) Và Cách Dùng

Thuốc trị vảy nến da đầu là lựa chọn của nhiều người bệnh. Tuy nhiên, để cải thiện bệnh nhanh chóng và an toàn nhất, người bệnh nên lựa chọn việc...

Vảy Nến Thể Mủ Là Gì, Nguy Hiểm Không? Cách Trị TỐT NHẤT

Vảy nến thể mủ là thể bệnh ít gặp và có mức độ nặng nề hơn so với các thể lâm sàng khác. Thể bệnh này không chỉ gây tổn...

145 comments

  1. Tinh hinh bac Nghia dung thuoc thay sao ? Vay nen co bot k bac ? Toi thay tien thuoc cao qua toi con phan van lam chi so tien mat tat mang .Mong nhung ng da dung thuoc chia se them de nhung nguoi nhu toi tham khao xin cam on rat nhieu

  2. nam thang thi tien thuoc het bao nhieu vay ? lieu khoi dc bao lau day …so rang chi duoc mot thoi gian ngan ? ai da chua vay nen bang bai thuoc cua trung tam thuoc dan toc toi mong bot chut thoi gian chia se them de moi nguoi co them thong tin xin cam on …

  3. vaj nam la cug ok r b ak.benh vay nen nay xdjnh k the chua khoj han dk.neu dtrj tot kem an kjeng thj cug kho taj phat.bsj o vjen thuoc dan toc cug noj thag k khoj dut djem dk b ak ho khuyen chu y gju jjn an uog kjeng cu va nen 1 nam dug nhac laj thuok 1 lan de phog benh do

  4. Tôi bị vảy nến khắp toàn bộ da đầu, khủy tay khiến tôi vô cùng tự ti ngại ra ngoài tiếp xúc với người lạ, tôi không bao giờ dám mặc áo cộc ra ngoài cả, tôi cũng đã theo điều trị tại viện da liễu trung ương suốt nhiều năm mà không khỏi được. Có ai đã dùng bài thuốc thanh bì dưỡng can thang mà khỏi được vẩy nến không? Xin cho tôi lời khuyên với.

    1. Bệnh vẩy nến là bệnh cơ địa mãn tính , khó có thể chữa khỏi , chỉ chữa để cho hạn chế bệnh nặng lên , bệnh này có thể hạn chế được , mình đã bị bệnh này 6 năm rồi khổ lắm , thiếu tự tin , mất thẩm mỹ, mình đang sử dụng thuốc thanh bì dưỡng can thang , nói chung là nó cũng đỡ , kết hợp ăn ngủ đúng giờ , tránh thức khuya nhé, vì mình học y nên hay phải trực thức khuya nên bệnh cũng khó khỏi lắm , nhưng mình vẫn hy vọng một ngày nào đó bênh vn của mình sẽ dc chữa khỏi

    2. Mình bị bệnh vẩy nến toàn thân, đã đi khám ở viện da liễu và bôi thuốc nhưng chỉ đỡ một thời gian ngắn rồi lại bị lại và nặng hơn lần trước. Mình cũng đã uống thuốc đông y nhưng cũng không thấy đỡ mấy bây giờ mình bị bong da khắp toàn thân rất khổ sở mà chẳng biết làm thế nào??

    3. Bạn ơi bạn dùng thử thuốc của trung tâm thuốc dân tộc đi bạn, anh xã nhà tớ cũng bị bệnh này, chữa mãi cũng không khỏi. Anh xã mình cũng đang chữa ở trung tâm đấy và theo chữa chỗ THS.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan nguyên trưởng khoa khám bệnh của BV YHCT trung ương. BS có kê cho anh xã nhà mình dùng thuốc uống kết hợp cả thuốc bôi và lá rửa viêm da dùng để ngâm tắm mà mình thấy AX mình dùng đỡ lắm sau 1 tháng là vùng da bị vẩy nến mềm lại, không đỏ tấy lên nữa và cũng bớt bong vẩy. Mình nghĩ có bệnh vái tứ phương nên mình mách cho bạn. Thuốc ở trung tâm này bạn của AX mình dùng khỏi vẩy nến 2 năm nay rồi và k thấy tái phát trở lại. Với bệnh này mình nghĩ 2 năm (có thể lâu hơn) là 1 khoảng thời gian quá tốt rồi

      1. Bạn ơi tôi ở SG, tôi có một mình trong nầy làm sao bây giờ, các loại thuốc tìm mãi chả có, có cách nào giúp tôi không? Con trai tôi bị bệnh vẩy nến đã gần 2 năm, từ khi 11t, đi hầu hết các thầy thuốc đông lẫn Tây y nhưng không hết. Bây giờ BS Da Liễu cho dùng thuốc có Corticoid thì bớt, nhưng sử dụng cả 2 tháng rồi, cứ ngưng thuốc là nặng nên tôi buồn quá.Các anh chị nào trong SG có thuốc thì cho tôi xin với

      2. Bác liên hệ Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc cơ sở HCM xem sao. Địa chỉ của nó là 145 Hoa Lan, p2 quận phú nhuận còn có cơ sở HN nữa. Cụ thể thông tin bác chủ động xem trên đây này nó có đầy đủ thông tin địa chỉ cả SĐT mọi người cũng đặt câu hỏi ở trên đây để các BS họ giải đáp bác có cần hỏi gì thì để câu hỏi ở đây https://www.thuocdantoc.org/benh-viem-da-co-dia.html

  5. Tôi thì bị vảy nến mảng giống như trong hình ấy cũng 3 năm rồi.Bị nhiều giừ đi xã giao bạn bè thấy bất tiện và rất ngại. Tôi cũng hi vọng tìm được nơi điều trị tốt để theo cho hiệu quả.

    1. Tôi 32 tuổi sống ở TP Vinh tôi bị bệnh này đã gần 8 năm chữa chạy nhiều kg khỏi nay đang dùng bài thuốc đông y của đơn vị thuốc dân tộc đã gần như hết vẩy nến sau hơn 4 tháng dùng thuốc kiên trì. Về lâu dài tôi không rõ nhưng thời điểm này hết bệnh là tôi mừng lắm xin chia sẻ đến anh như vậy

      1. Mình hiện cũng đang bị bệnh vẩy nến, đã đi khám và có bối thuốc nhưng chưa khỏi. Minh thấy bạn chia sẻ đã được chữa khỏi vẩy nến ở trung tâm thuốc dân tộc. Bạn có thể cho mình biết địa chỉ cụ thể trung tâm đó không và cho mình hỏi chi phí hết bn vậy bạn?

      2. Tôi bị cả người cả thân thể và cả trên đầu nên tiền thuốc của tôi hết nhiều gần 3 triệu một tháng. Để chữa khỏi bệnh tôi không tiếc tiền tôi chỉ cần hết bệnh thôi bây giờ dùng thuốc chỗ này có vẻ là hợp nên bệnh lui dần gần như đã khỏi trước tôi chữa nhiều thuốc lắm vái tứ phương mà , bây giờ tôi cần cố gắng duy trì phương án phòng bệnh để nó không tái lại nữa. Ở đây bác sĩ họ có chuyên môn và cũng nhiệt tình tôi tìm hiểu có bác sĩ đầu ngành ở bv trung ương nên mới tìm đến cảm thấy yên tâm và khác hẳn mấy chỗ cũng đông y mà trước tôi chữa

    1. Ở đấy cũng đông nhưng không tới mức sếp số lộn xộn nhốn nhào như trong BV. Tôi đến chờ chỉ 15p là đến lượt rồi còn cẩn thận không muốn phải chờ đợi thì bác gọi điện hẹn trước với người ta thì chắc được ưu tiên khám luôn. Tôi có số đây bác gọi hỏi người ta xem thé nào 0972 606 773

      1. Cháu bị vảy nến thể mủ, cháu rất ngại khi phải tiếp xúc nhiều với mọi người. Cháu có đọc được bài báo về cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả từ trung tâm thuốc dân tộc, nhưng cháu chưa điều trị bằng thuốc Đông Y bao giờ, không biết cháu có điều trị được không. và có cần qua khám trực tiếp không. Cháu ở HÀ Giang

      2. Thật ra là ở xa quá không nhất thiết là phải đến trực tiếp đâu, em được biết là ở trung tâm thuốc dân tộc họ có khám và tư vấn khám bệnh qua điện thoại nên em liên hệ. Em ở xa và emcó chụp hình gửi qua zalo để bac sĩ xem cho chính xác hơn, BS kê đơn rồi chuyển thuốc về tận nahf cho ấy. E dùng thuốc ngoài BS còn có nhân viên của Trung tâm gọi điện hỏi thăm tình hình nữa, nói chung là cũng thấy yên tâm lắm chị

      3. Em chưa khỏi mới dùng được có hơn tháng à, nhưng mà xem chừng cũng khả quan vì em thấy cũng các nốt vẩy nến cải thiện đỡ đỏ da và giảm tiết vẩy trắng,Em coi thông tin chia sẻ trên vtv2 em thấy có hy vọng lắm chị ak mấy người này đều khỏi trên trang sở y tế có chia sẻ này chị https://www.vpeg.vn/trung-tam-thuoc-dan-toc-chua-vay-nen-hieu-qua-bang-lieu-phap-tu-nhien/

      4. Chi phsi điều trị mỗi người 1 khác đấy như của tôi hết 2t3. Tôi mới nhận thuốc hôm qua nay bắt đầu dùng thuốc tôi được hỗ trợ phí vận chuyển do tôi thanh toán theo hình thức chuyển khoản trước cho họ. Còn nếu thanh toán sau thì mất thêm tiền phí thu hộ gì đó cái này các bác hỏi lại trung tâm cho chắc chứ tôi cũng không rõ ràng lắm vấn đề này

  6. Tinh hinh bac Nghia dung thuoc thay sao ? Vay nen co bot k bac ? Toi thay tien thuoc cao qua toi con phan van lam chi so tien mat tat mang .Mong nhung ng da dung thuoc chia se them de nhung nguoi nhu toi tham khao xin cam on rat nhieu

    1. khoảng 2 chục hôm đầu k bớt tí nào còn thấy lên nốt nhiều hơn ngứa tăng lên rất khó chịu tôi tưởng thuốc có vấn đề hoặc có khi tôi k hơp thuốc nhưng bác sĩ nói tôi bị công thuốc bác sĩ vẫn bảo tôi dùng thuốc tiếp tôi gnhe bác sĩ dùng thuốc thì tình trạng công thuốc kia giảm bớt bây giờ tôi dùng thuốc đc gần 2 tháng rồi bây giờ các nốt vẩy nến đã mờ đi dần k còn lan rộng như trước. 1 số nốt bé đã gần như bay hết. những nốt rộng thì đã mất gờ thu hẹp dần, chỉ còn đỏ ít thôi nhưng chắc tôi vẫn fai điều trị 1-2 tháng nữa bác sĩ bảo vậy chứ giờ mới chỉ gọi là gần hết triệu chứng thôi. Bạn tính chữa thì chữa xớm đi k nó lan thêm đến tận nơi mà khám

  7. Em đẻ xong đứa thứ 1 và thứ 2 đều bị bùng phát 1 đợt vảy nến, sau đó thi thoàng 6-8 tháng lại bị 1 đợt. Trước em cũng bị vảy nến nhưng thi thoảng lắm nó mới bị còn giờ thì bị nhiều quá. Hiện em lại đang bị nhưng còn cho con bú k biết có dùng được thuốc này khôg/

    1. Chía sẻ đến mn vì cùng hoàn cảnh con mọn lại mang trong mình căn bệnh vẩy nến quái ác. Tôi bị từ hồi sinh viên, tính đến bây giờ cũng đã gầnchục năm sống với bệnh và cũng đã chữa tới chữa lui vẫn fai mang bệnh đến khi chửa đẻ thay đổi nội tiết đề kháng kém nên nó bùng phát nặng, người mọc nhiều nốt VN bôi các loại coritcoit cũng chỉ giảm khoản 70% thực sự thấy mệt mỏi. Tôi giờ cũng đương dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang thấy có đỡ mà chậm quá, cũng chưa biết hết được không dùng thuốc hơn 1 tháng rồi mới chỉ thấy đỡ ngứa và giảm bong vẩy. Thôi thì có bệnh vẫn fai chữa thôi mn ah mn cứ liên hệ đến trung tâm để mà lấy thuốc, còn cẩn thận hơn thì có thể đến khám trực tiếp thfi càng tốt nhé.

      1. Tôi trị bệnh bằng thuốc của trung tâm thuôc dân tộc 5 tháng mơi hêt vây nến bạn mơi dung thuốc đươc 1 tháng thì cân kiên nhẫn thêm bệnh nây khó khỏi lăm . nản nhưng mà bỏ cuộc thi tốn công vô ích đo là chía se của tôi chúc ban sơm khỏi

      2. nam thang thi tien thuoc het bao nhieu vay ? lieu khoi dc bao lau day …so rang chi duoc mot thoi gian ngan ? ai da chua vay nen bang bai thuoc cua trung tam thuoc dan toc toi mong bot chut thoi gian chia se them de moi nguoi co them thong tin xin cam on …

      3. Phụ nữ trị bệnh kiêng khem còn dễ chúng tôi đàn ông vấn đề kiêng cữ khó thực hiện hơn. Bác sĩ bắt phải bỏ bia rượu thuốc lá ăn uống theo chế độ chuẩn nhưng cái này k thể bảo bỏ là bỏ được ngay mà còn công việc mọi thứ cũng k thể chuẩn được mà chỉ hạn chế bớt bớt đi thôi nói chung rất nhiều vấn đề chữa bệnh k hề đơn giản

  8. Hu hu, các bệnh ngoài da này chữa mệt mỏi lắm. Hôm nọ xem trên VTV2 chương trình về sức khỏe thấy có bác chia sẻ chữa khỏi VN ở trung tâm thuốc dân tộc thì mới biết. E định đến khám đây, k biết thời gian làm việc của trung tâm này thế nào? E chả dám mua online, cứ phải mắt thấy tai nghe mới yên tâm được

  9. Em 20 tuổi và em đang sống ở Bình Dương. Em bị bệnh vảy nến, đã đi khám ở bệnh viện da liễu và bây giờ đnag dùng thuốc duy trì. Bệnh cứ 1-2 tuần lại tái phát rồi em lại bôi thuốc. Tình trạng này đã kéo dài hơn 1 năm nay. Em muốn biết thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc có thể điều trị khỏi được không vậy?

    1. Mình cũng đnag nghiên cứu trên mạng thấy bài thuốc thanh bì dưỡng can thang này điều trị khỏi cho nhiều người, có bệnh thfi vái tứ phương nghe bài thuốc gi hay mình cũng phải thử thôi, chứ hiệu quả sao phải tự trải nghiệm mới biết được.
      Trên diễn đàn bác sĩ vẩy nến nhiều người khen thuốc này lắm bạn cũng cùng xem thêm thông tin để cân nhắc kỹ càng hơn này https://www.bacsivaynen.com/tuong-song-chung-voi-benh-a-sung-ca-doi-khong-ngo-khoi-benh-nho-bai-thuoc-don-gian-nay.html

      1. Em mới phát hiện bị vảy nến cách đây hơn 1 năm, tuy mới có k nhiều ở tay và gáy nhưng cũng rất sợ vì thấy bảo bệnh này lan ra, bac sĩ bảo bệnh này là bệnh tự miễn nên là k bao giờ chữa khỏi được, mà càng để lâu điều trị cnafg khó khăn, mà chữa theo thuốc tây này hạn chế là nhiều tác dụng phụ, dùng lâu dài tích độc ở gan thân, em cũng lo lắng và đang muốn điều trị lâu dài theo hướng đông y. cho lên e cũng muốn chữa sớm.mn cho e hỏi bây giờ nhà e xa trung tâm không biết trung tâm họ có hỗ trợ chuyển thuốc cho bệnh nhân không ạ?

      2. Trung tâm thuốc dân tộc họ có dịch vụ chuyển thuốc về tận nahf cho bệnh nhân đấy, còn tư vấn và kê đơn thì bạn gọi đến số hotline để gặp bác sĩ tư vấn kỹ càng hơn. Cũng tiện cho những ai ở xa k có Điều kiện đến khám.à mà bạn chụp hình gửi qua cho BS họ sẽ xem bệnh được chuẩn hơn đó. Mình chữa cách đây nửa năm thôi nói chung đến hiện tại thì bệnh đã được kiểm soát tốt rồi đấy b.cũng chưa biết có bị lại nữa k nhưng được lúc nào hay lúc đó vậy. B chữa đi chúc b mau khỏi

    1. Bạn tra thong tin lên google là có đủ mà bạn. đây bạn nhé
      Nó có cơ sở ở cả 2 miền
      HÀ NỘI
      Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội
      Điện thoại: (024)7109 6699
      HỒ CHÍ MINH
      Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
      Điện thoại: (028)7109 6699

    1. Con nhà e cũng đương bị vẩy nến mà lại bị ở da đầu khó chữa hơn, mỗi đợt chữa là lại phải cắt trọc tóc đi để bôi thuốc mà cũng chả khỏi cứ ngơi thuốc ra cái là tái lại. Nhưng mà e có tìm đọc được những thông tin rất hữu ích như này e share cho mẹ nó tham khảo thêm nhé https://camnangbenhdalieu.com/benh-vay-nen-o-tre-em-nhung-dieu-bo-me-can-biet-n3304.html

      1. Bé lớn nhà tôi 14 tuổi cũng mắc vẩy nến nhưng cháu chỉ bị ít nốt ở cánh tay, tôi cho bé đến khám ở BV Da liễu dùng 1 đợt thuốc thấy k khỏi là tôi cho bé đến trung tâm thuốc dân tộc mua thuốc, tôi cho bé dùng thuốc đến nay đã gần 2 tháng và tôi thấy các nốt trên tay cháu thu nhỏ lại và bớt dần, k còn đỏ như trước tuy nhiên cũng chưa nói được gì nhiều vì lần trước dùng thuốc của BV Da liễu vẩy nến của con hết nhanh mà rời thuốc ra là lại lên nhiều hơn ban đầu. Tôi sẽ cho con dùng hết lộ trình rồi đánh giá thêm để các mẹ nắm được

      2. Bẹnh này ăn vào máu, khó chữa lắm, con nhà mình cũng bị bệnh này.chữa vất vả lắm, đi bệnh viện da liễu k biết bn lần, bệnh này cứ rời thuốc ra là tái phát. Còn chỗ trung tâm thuốc dân tộc thì chưa biết thế nào, mẹ ở công ty mình cũng khen lắm mà mình nghĩ giỏi chắc được vài năm

      3. vaj nam la cug ok r b ak.benh vay nen nay xdjnh k the chua khoj han dk.neu dtrj tot kem an kjeng thj cug kho taj phat.bsj o vjen thuoc dan toc cug noj thag k khoj dut djem dk b ak ho khuyen chu y gju jjn an uog kjeng cu va nen 1 nam dug nhac laj thuok 1 lan de phog benh do

      4. Bệnh vảy nến thực chất là bệnh của cơ địa, đã mắc bệnh này gần như là ko thể chữa hết được.
        Nên nếu bác nào không may dính phải bệnh này, em khuyên khi đã chữa ổn định được bệnh rồi thì:
        – Cố gắng hoạt động dưới nắng mặt trời, dĩ nhiên, tránh các cung giờ nắng gay gắt
        – Nói không với thuốc lá, bia rượu, chất kích thích
        – Nói không với các loại sữa tắm, bánh sà bông, chất tẩy rửa…
        Nhà bác nào mà cẩn thận, thì nên đun lá để tắm gội. Việc tắm gội như nào cũng ảnh hưởng nhiều luôn. Còn e khuyên chân thành các bác đừng uống thuốc với bôi cream của tây y nhiều vừa mệt, mà ko có lợi cho sức khỏe chút nào, nó chỉ đem lại hiệu quả nhanh thôi nhưng mà phụ thuộc vào thuốc, ngưng cái tái lại ngay. Nhà e có bà cô làm trong viện da liễu bảo thẳng luôn là không nên điều trị bằng thuốc của viện nhiều vì thuốc chứa corticoit rất độc người lớn còn cần hạn chế dùng chứ đừng nới trẻ con. Thuốc của bên TT thuốc dân tộc thì thực sự rất tốt tuy nhiên em không dám nói bác nào dùng cũng sẽ có kq tốt vì nó cũng liên quan tới cơ địa từng người, chồng e bị bệnh này 20 năm nay nhưng đã kiểm soát tốt bệnh 6 năm nay nên e có một số chia sẻ vậy ak…

  10. Thuốc Thanh bì dưỡng can thang của trung tâm không bết đã có ai sử dụng mà thấy hiệu chưa ạ cho em xin ít thông tin với. Chứ e bị vảy nến 2 năm nay rồi, chữa đủ các loại thuốc mà không thấy khỏi. Khổ tâm quá

    1. Chị đã điều trị ở trung tâm TDT được 2 năm rồi em ạ, ngày trước chị bị vảy nến uống rồi bôi đủ các loại thuốc tây không khỏi, chị lên mạng tìm hiểu về các thuốc đông y thì thấy nhiều người khen thuốc Thanh bì dưỡng can này lắm, rồi còn có nhiều người chia sẻ bị lâu năm rồi mà cũng điều trị khỏi được nên chị mới quyết tâm đến đây khám, chị đã đến trung tâm gặp bác sĩ Lan để điều trị, bác sĩ cũng nói tình trạng của chị nặng nên chắc cũng cần điều trị lâu, bác sĩ Lan đã kê cho chị 3 loại thuốc, thuốc uống, thuốc rửa và thuốc bôi. Tuần đầu tiên chị sử dụng thì thấy ngứa nhiều hơn, như kiểu bị dị ứng thuốc vậy, nhưng bác sĩ bảo đây là thời gian đào thải không nên quá lo lắng, chị đã nghe theo và tiếp tục sử dụng thuốc, sau khi dùng hết 1 tháng đầu tiên thì chị lại thấy các triệu chứng có vẻ đỡ hơn rất nhiều, không còn ngứa ngáy khó chịu nữa, cả thiện rõ rệt luôn, sau khi kiên trì sử dụng 4 tháng thuốc giờ chị cảm thấy rất ổn, hiện tại 2 năm nay chị không bị tái phát nữa e ạ. Nhưng cùng với uống thuốc của trung tâm chị cũng ăn uống chế độ kiêng cữ rất kỹ, nên nếu em có sử dụng thuốc gì thì cũng nên ăn uống sao cho hợp lý để nhanh có hiệu quả em nhé

    2. Em cũng thế chị ạ, được bạn bè giới thiệu qua trung tâm để điều trị, thấy rất hợp thuốc ở đây, mới sử dụng 1 liệu trình thôi mà thấy bớt ngứa và bong chóc rất nhiều, rất hài lòng khi sử dụng thuốc của trung tâm

  11. Mọi người cho em hỏi bệnh vảy nến này có lây sang con được không ạ? Em đang trong thời gian nuôi con nhỏ mà lại bị vảy nến như thế này, chỉ sợ lây sang em bé ạ :((

    1. Tôi cũng đang bị giống bạn, bị ở đầu với mặt mà nhiều lúc ngại bạn bè rủ đi chơi cũng chẳng dám đi, bôi thuốc thì đỡ thôi chứ chẳng thấy khỏ gì cả. Giờ không biết làm sao để khỏi hẳn

    2. Trước cứ tưởng là do sử dụng dầu gội không hợp nên bị gàu, nhưng chuyển đủ các loại giàu gội khác vẫn thấy như thế thậm trí còn bị nặng hơn, tìm hiểu thì mới biết là bị vẩy nến ông ạ

    1. Mình cũng nghe nói bác sĩ Lan nổi tiếng lắm đấy bạn liên hệ với bác sĩ xem sao, thấy nhiều người điều trị bác khỏi hẳn lắm đó

    1. Em bị vậy thì giống y hệt chị rồi, khổ lắm ý, không làm được móng cho khách nhiều khi ăn cơm còn không muốn rửa bát với giặt quần áo luôn. Chị cũng đang muốn tìm thuốc nào hiệu quả để chữa cho hết bệnh, chứ cứ bị mãi như này thấy khổ quá

  12. Không biết mình đang mang thai như này có dùng được thuốc của trung tâm không nhỉ? Chứ giờ bầu bí đã mệt lại còn ngứa ngáy khó chịu, mệt mỏi quá

  13. Bé nhà mình mới có 5 tuổi thôi nhưng đã bị vảy nến rồi, cháu bé quá không muốn cho cháu sử dụng thuốc tây y, có ai biết thuốc đông y gì mà an toàn không ạ mách mẹ con cháu với. Mẹ con cháu cảm ơn ạ

    1. Khổ thân con, bé vậy mà đã bị vẩy nến. Chị thử gọi điện trực tiếp cho bác sĩ nhờ bác sĩ tư vấn cho chị ơi. Em cũng đã đưa bố em đến đây để điều trị bệnh vẩy nến rồi ạ, thuốc của trung tâm rất hiệu quả, bố em sử dụng liệu trình cả uống,bôi và tắm hiện giờ không thấy bị tái lại ạ

    2. Bé nhà mình dùng thuốc của trung tâm thấy hiệu quả ngay sau khi dùng được 10 ngày, không biết là do hợp thuốc hay gì nữa, nhưng bé nhà mình chớm bị mình đã cho con đến trung tâm để khám rồi. Nên mọi người có con mà bị thì phải đưa ngay đi khám nhé, đừng để lâu bị nặng vừa tội con lại vừa khó chữa

      1. Bạn @Thu Trang nói đúng đấy, như em gái của mình mới bắt đầu thấy có hiện tượng ngứa và nên nốt đỏ mình đã đưa em đến trung tâm để khám rồi, tại sợ lan rộng sau này xấu nên mình cũng sốt ruột đưa đi luôn, dùng thuốc khoảng 2 tháng là đã khỏi hẳn luôn rồi, chứ càng để lâu lại càng khó chữa

  14. Mình bị bệnh vẩy nến ở chân tay đã đi khám ở viện da liễu và bôi thuốc nhưng chỉ đỡ một thời gian ngắn rồi lại bị lại và nặng hơn lần trước. Mình cũng đã uống thuốc đông y nhưng cũng không thấy đỡ mấy bây giờ mình bị bong da khắp toàn thân rất khổ sở mà chẳng biết làm thế nào??

  15. Tôi ở SG, con trai tôi bị vẩy nên từ lúc 3t đến giờ cháu càng ngày càng bị nặng thêm. Bây giờ BS Da Liễu cho dùng thuốc có Corticoid thì bớt, nhưng sử dụng cả 2 tháng rồi, cứ ngưng thuốc là nặng nên tôi buồn quá.Các anh chị nào trong SG có thuốc thì cho tôi xin với

  16. Tôi đang sử dụng thuốc Thanh bì dưỡng can thang của trung tâm được 2 tháng rồi ạ, thuốc thấy rất hiệu quả, trước tôi bị vảy nến ở đầu và lan xuống cổ,lưng. Hiện tại thấy các triệu chứng ngứa không còn nữa, thuốc tốt thấy sứng đáng với đồng tiền mình bỏ ra

    1. Nhiều người khen ở trung tâm quá, mấy ông hàng xóm nhà mình chữa ở đây về ngồi chơi cờ với nhau thấy khen suốt, bác sĩ nhiệt tình chu đáo, thỉnh thoảng lại hỏi thăm tình trạng tiến triển như thế nào rồi làm mấy ông thấy rất thích

      1. Mình cũng đang dùng thuốc của trung tâm, nhưng sao sau khi uống được 1 tuần mình lại thấy cảm giác ngứa và khó chịu hơn bạn nhỉ? như vậy à do mình không hợp thuốc hay thế nào ạ?

    2. @Thu Cúc ơi đừng quá lo lắng nhé, trước mình cũng như bạn uống được khoảng 5 ngày thấy bắt đầu có triệu chứng ngứa hơn, lo lắng quá cứ gọi điện cho bác sĩ, thì bác sĩ bảo đây là tình trạng đào thải của bệnh nên cứ dùng thuốc bình thường không phải quá lo lắng, mình cũng nghe theo và đúng thật 1 tháng sau thì thấy da khác hẳn luôn

    1. Bạn ơi thuốc này dễ sử dụng lắm mà không cần phải đun sắc gì đâu nhé. Bên trung tâm người ta đã làm thành dạng viên nén rồi nên sử dụng và mang đi làm rất tiện lợi

  17. Em tìm hiểu thì thấy bệnh vẩy nén không lây qua đường tiếp xúc, nhưng liêu bệnh có yếu tố di truyền không mọi người? Túc là nếu bố mẹ bị thì liệu con sau này có bị không ạ?

  18. Mình bị vảy nến 5 năm nay rồi, nói chung bị cái gì là khổ cải đấy, khó chịu lắm cả nhà ạ. Tìm hiểu khắp nơi dùng không biết bao nhiêu loại thuốc nhưng không ăn thua gì.

    1. Chị Hậu ơi em cũng đã từng bị vảy nên đeo bám 7 năm, ban đầu e chỉ bị ở đầu ngón tay em nghĩ chỉ bị ngứa thông thường 1 vài ngày sẽ hết nên không để y đến, 1 thời gian nò lan rộng ra và sang cả các ngón bên cạnh nữa các đầu ngón tay đỏ ửng rồi các vảy cứ tầng lớp bong lên sau đi khám thì bác sĩ bảo bị vảy nến, em cũng đã diều trị không biết bao nhiêu đợt thuốc tây nhưng chỉ giảm bớt tiệu chứng thôi cứ ngưng thuốc là bị lại e cũng nản lắm, may đợt cuối năm 2018 chuyển công tác thế là chị đồng nghiệp mới mách đến Trung tâm thuốc dân tộc, ban đầu e cũng không tin đâu vì nghĩ đã điều trị khắp nơi cả viện da liễu trung ương rồi còn không khỏi thì liệu thuốc đông y có ăn thua gì không thế nhưng cơ quan mới gần trung tâm thuốc dân tộc, mà em cũng dùng đủ thuốc tây rồi không được, lại nghĩ biết đâu thuốc đông y dùng lại hơn nên e vẫn tranh thủ sang, sang đó được bác sỹ khám và kê thuốc e cũng tặc lưỡi mua thuốc về dùng thử, các bác sĩ ở đó cũng bảo vì e bị lâu nên thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn nên e lấy 1 lần thuốc dùng 3 tháng luôn. vì nó là bệnh kinh niên rồi nên về nhà e cứa uống, ngâm, rửa bôi thuốc hàng ngày theo lời dặn của bác sĩ đến khi dùng được khoảng 2 tháng thì không còn các vảy da bong tróc nữa mà các đầu ngón tay trở nên mềm hơn, lúc đó em mới thực sự thấy hiệu quả của thuốc. Em dùng hết 1 đợt 3 tháng đó và cho đến bây giờ gần 1 năm nay rồi e chưa bị lại. Cũng biết là bệnh này không thể khỏi được nhưng mà cứ được ngày nào hay ngày đấy chị ạ, chị đến Trung tâm thuốc dân tộc khám thử xem.

      1. Chị ơi, mình chủ yếu giữ gìn về sinh tốt, ăn nhiều hoa quả nữa, với kiêng mấy đồ dễ kích ứng kiểu hạn sản, cafe ấy chị, chị cứ đến đó bác sĩ sẽ kê thuốc và có hướng dẫn mình tất cả cách vệ sinh rồi ăn uống chị ạ.

  19. Dạ cháu năm nay 16 tuổi và bị vảy nến ạ 🙁 nó lan ra khắp người, mặt,chân,tay,đầu liệu có cách nào để kiểm soát không ạ? nếu cứ thế này chắc cháu tự ti và k dám đường với đi học ạ

    1. Càng stress tâm lý càng tự ti nó sẽ lan càng nhiều nè, nhất là lứa tuổi học sinh, hồi trc anh cũng vậy, chịu khó dưỡng ẩm cho da ăn uống khoa học kiêng hải sản bia rượu đồ ngọt v.v.. quan trọng là căng thẳng stress chỉ càng giúp bệnh nặng hơn, chúc em sớm kiểm soát đc bệnh ?

    2. Em dùng thử thuốc của trung tâm thuốc dân tộc đi, ngày trước anh cũng bị vảy nến, chữa mãi không khỏi. Bây giờ anh cũng đang chữa ở trung tâm đấy và Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan nguyên trưởng khoa khám bệnh của BV YHCT trung ương là bác sĩ khám cho anh. BS có kê cho anh dùng thuốc uống kết hợp cả thuốc uống, thuốc bôi và lá rửa viêm da dùng để ngâm tắm dùng đỡ lắm sau 1 tháng là vùng da bị vẩy nến mềm lại, không đỏ tấy lên nữa và cũng bớt bong vẩy. Anh nghĩ có bệnh vái tứ phương. Thuốc ở trung tâm này bạn của anh dùng khỏi vẩy nến 2 năm nay rồi và k thấy tái phát trở lại nên giới thiệu anh mới biết

  20. Tôi bị vảy nến 6 năm rồi không biết trung tâm có chữa khỏi được không ? Tôi ở Hà nam tôi đã dùng 3 liệu trình thuốc của viện da liễu nhưng chỉ khi dùng thuốc mới không tháy ngứa còn dừng thuốc khoảng 3 ngày đến 1 tuần là lại bị. Tôi muốn chuyển sang dùng đông y không biết có khỏi được không ?

    1. Cháu thấy nhiều người chữa đông y khỏi đấy chú. Trước mẹ cháu cũng khám và điều trị vảy nến ở trung tâm thuốc dân tộc, mẹ cháu bị hơn 1 năm uống giờ khỏi rồi đấy chú. Trung tâm này còn lên cả chương trình sức khỏe trên VTV2 đấy ạ, chú xem thêm bài viết này đi này https://thuocdantoc.vn/benh/vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang-chua-vay-nen-viem-da-co-dia/

  21. Mọi người ơi. Ai bị vảy nến và đã chữa được. Bệnh không nổi lên nữa thì chia sẻ giúp để những người đang bị bệnh chữa với. Thẩy nản quá

    1. Những người bị bệnh vảy nến lâu ngày đã chữa nhiều nơi, sử dụng nhiều loại thuốc mà chưa chữa khỏi đều có tư tưởng chán nản và cho rằng không còn có thuốc nào chữa được bệnh này nữa. Tâm lý đó là bình thường. Nhưng các bạn đừng mất niềm tin và buông xuôi. Vì bệnh vảy nến để lâu diễn biến bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh; Có thể ảnh hưởng đến khớp làm cho người bệnh khó hoạt động, có thể ảnh hưởng đến tim, đến cầu thận làm cho tính mạng nguy hiểm. Đối với bệnh vảy nến nếu ở giai đoạn đầu có thể trị khỏi. Nếu ở giai đoạn vảy thành từng mảng lên khắp cơ thể thì cực kỳ khó chữa và có thể không còn chữa được nữa. Với tinh thần giúp người khác là giúp mình. Các bạn bị bệnh vảy nến chưa đến mức bị nặng như mình nói có thể liên hệ Trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc các bác sĩ sẽ tư vấn cho các bạn liệu trình phù hợp. Nếu gần Hà Nội thì đến gặp trực tiếp bác sĩ Lan ở đó. Nếu ở xa các bạn có thể gọi điện để bác tư vấn theo số điện thoại 02471096699. Vì chị dâu mình đợt trước cũng bị và đã chưa khỏi ở đây rồi, sau chị mình có giới thiệu cho thêm mấy người nữa đến đây khám và đều khỏi hết nên nhà mình tin tưởng thuốc ở dấy lắm, mọi người nên nghiên cứu thuốc này và cần thì cứ liên hệ bên này nhờ bác sĩ tư vấn cho nhé, không mất phí mà bác sĩ tư vấn nhiệt tình lắm, chúc các bạn mau khỏi bệnh

    2. E cũng bị vảy nến trên người và cả da đầu nữa chữa hoài mà nó ko bgìơ khỏi.. Hết r lại tái phát… Cứ như nó có chu kì vậy???

  22. Em bị viêm da 5 năm, dùng không biết bao nhiêu loại thuốc bôi của viện da liễu nhưng cũng không khỏi, may mà biết đến thuốc dân tộc sau 2 tháng điều trị em đã khỏi 80%. Em vẫn đang điều trị để chữa hết bệnh này. Nghĩ lại những ngày tháng trước vẫn thấy sợ thời gian đấy em ngứa điên luôn, gãi nhiều còn chảy máu người đầy sẹo chán lắm nhưng dùng thuốc đến giờ da em dường như được tái tạo lại hoàn toàn ý, không còn khô nứt nữa rồi các vết sẹo trước cũng mờ dần.

  23. Đã có ai điều trị bệnh vảy nến ở trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc chưa ạ? ai điều trị khỏi rồi cho e xin ít động lực để đến đó khám với, vì e đi quá nhiều nơi rồi nhưng chưa dâu vào đâu cả 🙁

    1. Em bị vảy nến thể mủ, cũng đã đi khám và điểu trị nhiều nơi, thuốc tây thuốc nam đủ cả mà vẫn không khỏi, em cũng đọc được mấy bài báo nói về trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc chữa khỏi được bệnh vảy nến mà chưa có thời gian để đến vì em ở tận Yên bái.

    2. Em đang dùng thuốc Thanh dưỡng bì can của trung tâm thuốc dân tộc được nửa tháng e thấy cũng đỡ ngứa và da đã mềm hơn, bác sĩ nói em đang đáp ứng thuốc rát tốt đó, mới dùng được nửa tháng nhưng mà em tin tưởng là sẽ khỏi vì em tìm hiểu thấy có bài chia sẻ này, thấy mọi người bị bệnh nặng hơn em còn chữa khỏi được nữa, mọi người ai đang thấy nản thì có thể đọc bài viết này để có thêm động lực nhé https://www.vpeg.vn/trung-tam-thuoc-dan-toc-chua-vay-nen-hieu-qua-bang-lieu-phap-tu-nhien/

  24. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc làm việc đến mấy giờ các bạn nhỉ, không biết họ có làm vào cuối tuần không?

    1. Trung tâm họ làm việc từ 8h sáng đến 5h30 chiều tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 và chủ nhật đầy em. Nếu bận đi làm e có thể gọi điện đặt lịch trước theo số điện thoại 02471096699

      1. Thế à chị? nhưng em lại đi làm cả ngày không có thời gian đi khám trong giờ hành chính, không biết trung tâm có khám thêm ngoài giờ không chị nhỉ

  25. Thuốc Thanh dưỡng bì can của trung tâm thuốc dân tộc có dùng được cho trẻ em không các mẹ? con nhà em 9 tuổi dạo gần đây trên da đầu vùng mang tai của con bị đỏ, có các vẩy da bong lên con hay kêu ngứa, em tìm hiểu thì thấy giống biểu hiện của bệnh vảy nến, muốn đưa con đến trung tâm khám vì chị cùng cơ quan em bị vảy nến dùng thuốc thanh dưỡng bì can ở đó khỏi. Mẹ nào cho con điều trị ở đó rồi mách em với.

    1. Trẻ con bị vảy nên là khổ lắm vì ngứa các con không chịu được cứ gãi có khi chảy cả máu, trước con nhà em cũng bị nhưng bạn ấy bị ở vùng đùi, có đi khám bôi thuốc các thứ nhưng vẫn không khỏi, sau đến trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc khám và lấy thuốc , con dùng được khoảng hơn 1 thàng thì các đám trên da không còn đỏ, da không bị bong tróc như trước nữa, dùng hết 1 liệu trình là 3 tháng thì con hết hẳn đến bây giờ dduwwocj hơn 1 năm rồi chưa bị lại, Chị Tiên thử cho con đến khám xem thế nào, còn về phần thuốc owr đấy thì các bác sĩ dùng đều được bào chế từ các thảo dược nên rất lành tính không có tác dụng phụ gì luôn. Chúc bé nhà chị nhanh khỏi.

      1. Bệnh này ăn vào máu, khó chữa lắm, con nhà mình cũng bị bệnh này.chữa vất vả lắm, đi bệnh viện da liễu k biết bn lần, bệnh này cứ rời thuốc ra là tái phát. Còn chỗ trung tâm thuốc dân tộc thì chưa biết thế nào, mẹ ở công ty mình cũng khen lắm mà mình nghĩ giỏi chắc được vài năm

  26. Hôm nay mình được bác sĩ ở trung tâm nghiên cứu thuốc dân tộc gọi điện tư vấn rất nhiệt tình, chưa sử dụng nhưng thấy thái độ làm việc rất chuyên nghiệp như thế là mình thấy rất yên tâm rồi. Để mình dùng thử xem ntn rồi phản hồi lại nhé

  27. Anh xã em bị mấy năm nay rồi, bôi các loại thuốc tây nhưng chỉ đỡ không khỏi lâu được, bệnh này kéo dài liệu có biền chứng gì không các chị ơi?

    1. Em ơi đừng nghĩ bệnh chỉ ngòa da mà không có biến chứng gì nhé, vẩy nến đê lâu sẽ là bệnh mạn tính khó chữa, có thể ảnh hưởng đến khớp, tổn thương các khớp như gối, khuỷu đấy em.

  28. Cháu năm nay 23 tuổi, bị bệnh vẩy nến đã 3 năm. Bệnh này làm cháu ngại giao tiếp với mọi người.Cháu đi khám và cũng thay đổi thuốc rất nhiều lần, vậy cháu dùng các thuốc Tây y này với bà thuốc đông y của trung tâm có được không, có ảnh hưởng gì không?

    1. Với tình trạng của bạn đã kéo dài 3 năm rồi thì mình nên tuân thủ chạt chẽ theo hướng daanc của bác sỹ. Nhưng nếu sử dụng nhiều loại tây y mà không đỡ thì bạn thử tìm hiểu sag đông y xem sao. Mình chữa cách đây khoảng hơn 3 tháng đến hiện tại thì bệnh đã gần như hết rồi. Theo mình thì chỉ theo 1 loại thuốc thôi cho nó phát huy hết tác dụng của thuốc chứ đừng nên dùng song song bạn à

  29. Tôi xin chia sẻ cách dân gian mà trươc ông cha hay dùng và hay áp dụng nếu bị vảy nến bôi đắp, ngâm rửa bằng các loại nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, lá trầu không… tôi thấy khá hiệu quả đấy. Như tôi đang dùng lá trầu không hãm cùng 500ml nước và 1 ít muối thôi sau đấy nước thì để rửa bên goài còn bã tôi đắp luôn lên chỗ da bị vảy nến, mọi người thử xem thế nào

    1. Chú ơi, việc sử dụng các loại lá này để chữa viêm da vảy nến cũng khá an toàn, và dễ thực hiện nhưng mà bản thân cháu dùng qua rồi lúc đầu cũng giảm ngưa, giảm tạm thời được thời gian thôi ạ, sau đâu lại vào đấy. Không biết chú dùng những lá này thì có dùng thêm thuốc gì không ạ?

    2. Nói chung cháu cũng không thể phủ nhận được hiệu quả của việc dùng các phương pháp dân gian. Nhưng mà để điều trị bệnh thì cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và áp dụng các phương pháp điều trị chính thống để được điều trị vào nguyên nhân gây bệnh chứ cháu sợ nhất là bệnh cứ tái đi tái lại, vừa tốn tiền mà uống thuốc nhiều vào người lại không tốt

    3. Cảm ơn chia sẻ của bác Khương,cái đấy mình dùng thêm cũng tốt bác ạ nhưng mình cũng phải điều trị nữa bác ạ. Cháu thì thiên về đông y vì cháu thấy các bài thuốc Đông y chú trọng vào điều dưỡng cơ thể, tăng cường chức năng của gan thận, nâng cao thể trạng và sức đề kháng giúp bệnh nhân chống lại các tác nhân làm khởi phát bệnh, nhờ đó phòng ngừa tái phát hiệu quả và lâu dài.

    1. Cậu ơi bên trung tâm thuốc dân tộc làm giờ hành chính từ 8h đến 17h30 tất cả các ngày luôn đó. Nếu cậu đến sau 17h30 thì cậu cứ chủ động liên hệ đặt lịch trước nhé, để bác sỹ có thể sắp xếp để khám cho mình, mình đỡ phải chờ đợi lâu, nhất là mấy hôm cuối tuần ấy

    2. Bạn ơi bạn gọi điện vào số 0983059582 để xem lịch chính xác nhất nhé, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cụ thể cho bạn, cần thì đặt lịch khám trươc sluôn cho tiên

  30. Vợ tôi bị vẩy nến, trên da xuất hiện vẩy màu trắng, phía dưới màu hồng và rất ngứa. Ba tháng nay, tôi mua cho vợ tuýp thuốc có chứa thành phần corticoid, tôi cũng nghe mọi người nói thành phần đó không tốt nhưng vợ tôi bôi đến đâu thì đỡ đến đấy, các lớp vẩy ít dần đi. Xin hỏi, vợ tôi dùng lâu dài có bị tác dụng phụ gì không?

    1. Mình không nên lạm dụng thuốc có chứa corticoid đâu, về cơ bản nó chỉ khỏi bên ngoài thôi mà người bệnh cứ nghĩ mình khỏi chứ tận sâu căn nguyên là chưa khỏi đâu a mà bệnh này lại dễ tái phát lại, nếu không trị cho hết hẳn mà cứ sử dụng thuốc đó thì ko tốt đâu ạ mà lâu dài nó ảnh hưởng đến sức khỏe

    2. Chồng của Oanh: Đừng nên dùng bạn ạ, tuy có tác dụng nhanh nhưng tác dụng phụ nhiều lắm, dùng mấy thuốc này lâu dài, thuốc có thể gây suy tuyến thượng thận; tăng cân do giữ muối nước, mặt to, chân tay teo lại, da mỏng; tăng huyết áp; đái tháo đường; hạ kali trong máu; loét dạ dày tá tràng; làm giảm sức đề kháng của cơ thể; mọc nhiều trứng cá, rậm lông; teo cơ; đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp; ảnh hưởng đến thần kinh; loãng xương, làm trẻ chậm phát triển chiều cao… Đó, nhiều lắm ấy nên thôi khuyên bạn bảo vợ dừng đi nhé

  31. Mình thấy bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang được quảng cáo nhiều lắm. Không biết hiệu quả của bài thuốc có được như quảng cáo không vậy?

  32. Sao tôi dùng rất nhiều thuốc nhưng sau đấy 2 tháng nó lạ tái phát lại vậy? Bệnh này có tái phát hay do tôi dùng thuốc không đúng vậy? mọi người ai có kinh nghiệm gì không chia sẻ cho tôi.

    1. Theo cháu nghĩ thì chưa có phương pháp điều trị để hoàn toàn không tai sphát đâu ạ nhưng nếu bác tuân thủ đúng phương pháp điều trị, duy trì lối sống khoa học sẽ giảm được tối đa biến chứng và kéo dài thời gian chống tái phát bệnh,nếu bác cứ bị tái phát như vậy mà trong thời gian ngắn như thế bác phải đổi thuốc đi bác nhé

  33. Con trai tôi có các mảng da nổi đỏ, phù nề, và có những lớp vảy màu trắng bạc bao phủ, da của con rát khô và bị nứt nẻ, có chỗ còn bị chảy máu nữa, rất là ngứa. Tôi cho con đi khám thì được bác sỹ chẩn đoán bị vẩy nến. Con tôi mới được 8 tuổi, nhìn cháu khổ sở với mấy nốt này tôi thực sự rất khổ tâm. Trời mua hè nóng nực tôi càng không muốn con ra ngoài chơi vì về con lại ngứa hơn. Tôi đã thử dung thuốc tay nhưng không hiệu quả, vậy tôi có thể cho cháu sử dụng bài thuốc bên trung tâm được không? Liệu có dung cho trẻ nhỏ được không?

    1. Dùng được mẹ ơi. Con nhà mình cũng bị bệnh này,chữa vất vả lắm, vì trẻ con đâu có kiêng khem được như người lớn đâu chứ. Cứ dừng thuốc được vài bữa lại tái phát, mình cho con đến trung tâm thuốc dân tộc theo giưới thiệu của bà bạn., mình cho con dùng thuốc đến nay đã 2 tháng và mình thấy các nốt không còn đỏ, khô như trước, cũng mong con sẽ khỏi ko bị lại như mấy thuốc kia nữa.

    2. Ngoài dùng thuốc ra bạn còn phải kiêng khem cho con thật kỹ vào bạn ah. Nhiều khi chủ quan con cứ khỏi rồi là không quan tâm nữa nhưng như thế mới làm con bị lại đấy

    1. Đội ngũ bác sỹ toàn những người giàu kinh nghiệm thôi cô ạ. Có Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương, rồi bác Tuấn, bác Dương, bác Nhuần là những người đồng hành , sát cánh và cống hiện hết nhiệt huyết với bài thuốc này đó ạ

    2. Tớ thì khám ở trong Sài Gòn được bác sỹ Mai tư vấn và điều trị cho. Tớ không nghĩ đi khám bệnh mà bác sỹ lại tuyệt vời như thế đâu. Bác thân thiện lắm, tư vấn ân cần, giải thích cho mình từng chút một, đến khám mà cứ như đang nói chuyện tâm sự với mẹ thôi, hì

    1. Bài thuốc này kết hợp giữa bôi ngoài, ngâm rửa và uống cậu à mang lại hiệu quả toàn diện, điều trị song song cả trong lẫn ngoài mới cho hiệu quả tốt nhất chứ không phải chỉ có loại bôi thôi đâu. Mình thấy như thế mới triệt để không tái phát chứ bệnh ngoài da đã vốn dĩ khó điều trị rồi

    2. Bạn ơi t đang dùng phải dùng song song kết hợp giữa thuốc uống ở dạng cao mềm, khi m uống thì hòa với ít nước nóng rồi uống, thuốc ngâm thì bạn lấy thảo dược đun với nước rồi ngâm vùng da bị bệnh vào đó,t thì hay làm khi tắm sau đó dùng cao bôi ngoài da giữ vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh thôi bạn, tất cả đều đơn giản lắm chứ ko lích kích mất thời gian gì cả

    1. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em lắm nhưng yếu tố miễn dịch và di truyền cũng liên quan đấy. Ngoài ra, có một số nguyên nhân tăng nguy cơ kích hoạt bệnh vảy nến ở trẻ em như nhiễm trùng, kích ứng da, báo phì hay thời tiết lạnh cũng là một phần gây ra đấy bạn Không tên

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *