Hướng dẫn rơ lưỡi trị nấm lưỡi bằng mật ong cho trẻ an toàn, hiệu quả

Cách rơ lưỡi trị nấm lưỡi bằng mật ong cho bé là phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng để vệ sinh khoang miệng, phòng và điều trị tưa lưỡi, nấm miệng ở trẻ. Tuy nhiên, rơ lưỡi bằng mật ong có thật sự an toàn với mọi đối tượng trẻ em? Rơ lưỡi như thế nào để hiệu quả nhất? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây!

1. Rơ lưỡi trị nấm lưỡi bằng mật ong cho bé có tốt không?

Từ lâu trong dân gian, mật ong đã được coi là sản phẩm an toàn và hiệu quả trong phòng chống các bệnh răng miệng cho trẻ nhỏ như tưa lưỡi, nấm miệng. Sở dĩ như vậy vì:

  • Mật ong nguyên chất chỉ chứa 17% nước, phần còn lại là đường fructose và glucose. Với lượng đường cao và lượng nước thấp như vậy, vi khuẩn và vi nấm không thể xâm nhập và phát triển. Vì vậy, mật ong là 1 thực phẩm thiên nhiên an toàn.
  • Mật ong có tính axit yếu do loài ong thêm vào mật loại đường glucose được oxy hóa, có tác dụng ngăn vi khuẩn phát triển. Phân tử đường glucose này khi thủy phân tạo hydrogen peroxide có khả năng phá hủy thành tế bào vi khuẩn, vi nấm và tiêu diệt chúng.

Tuy nhiên theo nghiên cứu, 10% số mẫu mật ong được kiểm nghiệm có chứa vi khuẩn  clostridium botulinum – loại vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong mật ong. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi hệ miễn dịch còn non yếu, vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, không sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ dưới 1 tuổi. Với người lớn và trẻ trên 1 tuổi, hoàn toàn có thể sử dụng cách rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng mật ong.

Dùng mật ong để trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh – giúp con hay hại con? - ELEMIS  TẮM BÉ THẢO DƯỢC

2. Cách đánh tưa lưỡi trị nấm lưỡi bằng mật ong cho trẻ

Cách đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải mẹ nào cũng biết thực hiện đúng cách. Dưới đây là cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chi tiết cho trẻ bằng mật ong đơn giản và mang lại hiệu quả cao:

Bước 1: Lựa chọn mật ong

Mẹ cần lựa chọn mật ong tự nhiên nguyên chất 100% để đảm bảo an toàn cho trẻ. Mật ong có lẫn nhiều tạp hoặc bị pha loãng có khả năng bị nhiễm khuẩn cao.

3 mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn được mật ong nguyên chất:

  • Nhỏ 1 giọt mật ong vào cốc nước nguội: Mật ong nguyên chất sẽ không bị tan và chìm nhanh xuống đáy. Mật ong pha đường sẽ tan nhanh khi gặp nước.
  • Nhỏ mật ong lên 1 tấm vải trắng: Mật ong nguyên chất hầu như không thấm vào vải trong khi mật ong pha loãng sẽ thấm ngay vào vải.
  • Dùng đũa khuấy đều mật ong trong chai và để lắng: Mật ong nguyên chất sẽ đồng đều về màu sắc và trạng thái. Mật ong pha chế sẽ bị phân lớp, mật ong lắng xuống dưới, nước đường và hạt đường ở trên.

Bước 2: Lựa chọn gạc để rơ lưỡi

Gạc rơ lưỡi đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ cần có những đặc điểm sau:

  • Chất liệu an toàn: Chất liệu gạc phải mềm mại với niêm mạc miệng trẻ, không được khô ráp, thô cứng vì dễ gây tổn thương bề mặt lưỡi vốn mỏng và nhạy cảm của trẻ.
  • Không để lại sợi bông: Gạc không được chứa sợi bông vì dễ bị vương lại trong miệng khi rơ lưỡi, trẻ có thể vô tình hít phải sợi bông bay lơ lửng trong không khí, dẫn đến kích ứng đường hô hấp. Ưu tiên sử dụng gạc dệt từ sợi polyester.
  • Gạc phải vô trùng: Gạc phải đảm bảo vô trùng trước khi rơ lưỡi cho trẻ.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất | TCI Hospital

Bước 3: Đeo gạc và chuẩn bị rơ lưỡi cho trẻ

Trước khi đeo gạc, mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc cồn y tế sau đó đeo gạc và giữ trẻ theo hướng dẫn:

  • Đeo gạc vào ngón tay trỏ tay thuận. Chấm ngón tay vào mật ong nguyên chất (khoảng 1 thìa cà phê mật ong).
  • Cho trẻ ngả đầu vào tay còn lại và giữ cố định trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Bước 4: Rơ lưỡi cho trẻ

Để đảm bảo làm sạch toàn khoang miệng và tránh vi khuẩn, vi nấm lây lan, mẹ nên đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong theo thứ tự sau: 

  • Rơ 2 bên nướu, mát xa theo chuyển động tròn.
  • Rơ 2 bên má và vòm họng.
  • Rơ lưỡi từ trong ra ngoài, vuốt theo 1 hướng.

Lưu ý khi tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong:

  • Mỗi gạc chỉ được sử dụng 1 lần.
  • Không đưa ngón tay quá sâu vào trong miệng trẻ vì trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ.

Tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong tuy khá đơn giản và hiệu quả nhưng lại không áp dụng được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Tìm mua được mật ong nguyên chất cũng không dễ. Vì vậy, hiện nay nhiều mẹ có xu hướng sử dụng gạc rơ lưỡi có tẩm sẵn thành phần diệt khuẩn kháng nấm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong - Nên hay không nên?

Gạc rơ lưỡi được các chuyên gia Nhi khoa đầu ngành khuyên dùng để chăm sóc răng miệng cho trẻ em nhờ những đặc điểm ưu việt sau:

  • Sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Gạc được kháng khuẩn tuyệt đối, mềm mại, thành phần tự nhiên hoàn toàn an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Hiệu quả chăm sóc răng miệng vượt trội: Kết hợp 4 thành phần: nước muối sinh lí, NaHCO3, xylitol và dịch chiết lá hẹ giúp nâng cao hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị tưa lưỡi, nấm miệng. Đồng thời, gạc được thiết kế dạng sóng thông minh giúp loại bỏ triệt để mảng bám trong khoang miệng, giữ răng miệng luôn sạch sẽ.
  • Tiện lợi, tiết kiệm thời gian: Gạc được tẩm sẵn dịch có khả năng diệt khuẩn kháng nấm nên mẹ không tốn công và thời gian chuẩn bị dịch rơ lưỡi.

Phương pháp điều trị nấm lưỡi Chuyên sâu Đa cấp độ tại Vidental

Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Công Nghệ Nha Khoa Việt Nam – Vidental đặc biệt là Trung tâm Điều Trị Vidental Care tiếp nhận khá nhiều ca nấm lưỡi ở cả người lớn và trẻ nhỏ trong thời gian vừa qua.

Với mức độ nhẹ, có thể dùng thuốc xịt chống nấm và thuốc súc miệng, thuốc bôi ngoài để giảm tình trạng nhiễm trùng do nấm gây ra. Hiện tại các trường hợp nấm lưỡi nhẹ được các bác sĩ tại Viện khuyến cáo sử dụng sản phẩm chăm sóc Nha Chu Tán với ưu điểm lành tính, an toàn, phù hợp với mọi cơ địa nhằm loại bỏ nhanh các yếu tố gây nấm và ngăn chặn quá trình phát triển mạnh của nấm.

Hội tụ tinh hoa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, Nha Chu Tán được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc nghiên cứu với cảm hứng từ bài thuốc của người dân tộc Lự Lai Châu, là sự kết hợp của hơn 30 vị thuốc quý hiếm, có dược tính cao, nuôi trồng theo quy trình đạt chuẩn GACP – WHO.

Một bộ sản phẩm Nha Chu Tán bao gồm một nước súc miệng, một thuốc dạng bôi, này giúp tác động sâu – toàn diện từ trong ra ngoài theo cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG:

  • Thuốc thẩm thấu ngấm sâu vào niêm mạc bao phủ trong khoang miệng, loại bỏ các mảng trắng đục, loang lổ trên mặt lưỡi, mặt trong má.
  • Tấn công vi khuẩn gây bệnh, phục hồi niêm mạc da bị sưng, đỏ.
  • Hạn chế vi khuẩn phát triển, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Nhờ hiệu quả trên, Nha Chu Tán đã giúp cho hàng nghìn khách hàng loại bỏ tình trạng nấm lưỡi, nấm miệng sau 7 ngày. Bài thuốc đã được kiểm nghiệm, điều trị thực tế và nhận kết quả rất tích cực, tỷ lệ khỏi bệnh cao, không xảy ra biến chứng hay tác dụng phụ.

Hiện tại, bài thuốc trị nấm lưỡi đã được Thuốc dân tộc chuyển giao thành công cho Viện nha khoa Vidental, nhằm tối ưu quy trình điều trị bệnh lý nấm lưỡi tại nha khoa, đảm bảo hiệu quả mà vẫn an toàn, lành tính, hạn chế tối thiểu việc dùng thuốc tây y.

Với mức độ nặng và việc dùng thuốc xịt, thuốc bôi chống nấm tại chỗ không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm toàn thân, liều dùng từ 1 – 2 tuần. Nếu bệnh nặng hơn và ở nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch, thời gian điều trị bệnh nấm lưỡi có thể dài hơn, lên đến vài tháng. Một số loại thuốc chống nấm bác sĩ có thể chỉ định như amphotericin B, Clotrimazol, Fluconazol, Miconazol, Nystatin…

Bác sĩ khám và trực tiếp kê đơn thuốc điều trị cho những tình trạng nặng

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn thêm các biện pháp điều trị hỗ trợ nấm miệng ở người lớn như: Tăng cường lợi khuẩn, bổ sung dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh,…

Chia sẻ về trải nghiệm chữa khỏi nấm lưỡi tại Vidental, chị Bình (29 tuổi) cho biết: “Mình bị nấm không phải quá nặng nhưng tái đi tái lại thường xuyên. Thông thường như cứ dăm bữa nửa tháng lại thấy rát lưỡi, nấm trắng xuất hiện, nhất là vào mùa hè khiến việc ăn uống không được ngon miệng.

Cho đến khi mình đi khám tại Viện Nha Khoa Vidental, các bác sĩ bảo trường hợp của mình không cần dùng thuốc trị gì quá mạnh vì bệnh cũng không quá nghiêm trọng. Hơn nữa mình cũng rất ngại dùng thuốc tây do cơ địa cũng hay bị dị ứng thuốc. Các bác sĩ khuyên mình dùng Nha Chu Tán, ban đầu bôi thuốc cũng hơi sợ nuốt phải nhưng các bác bảo nuốt không gây hại nên mình cũng yên tâm dùng. 

Đúng là nấm lưỡi giảm hẳn, nếu trước đây phải 3 – 4 ngày mới đỡ thì sau khi dùng thuốc bôi với súc miệng hôm sau mình đã thấy hết rát, thêm 2 ngày là không còn vết nấm nữa. Mình hoàn toàn hài lòng với sản phẩm này. Có thể một vài bạn dùng sẽ thấy có mùi hơi thảo dược nhưng mình lại thích mùi này mới ghê. Cảm ơn các bác sĩ Vidental vì giúp mình tìm ra được chân ái.”

XEM THÊM: REVIEW hiệu quả bài thuốc Nha Chu Tán qua lời kể của khách hàng [CHI TIẾT] 

Còn rất nhiều khách hàng khác cũng đã có những đánh giá rất khả quan về phương pháp trị nấm lưỡi chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:

Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

3. Đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong bao lâu thì khỏi

Thông thường tình trạng nấm lưỡi của trẻ sẽ giảm sau 2 – 3 ngày rơ lưỡi bằng mật ong. Tình trạng nấm sẽ cải thiện rõ rết sau 4 – 5 ngày rơ lưỡi. Tuy vậy, mẹ vẫn nên duy trì rơ lưỡi 2 lần /ngày liên tục trong 1 tuần cho trẻ.

4. Lưu ý khi đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng mật ong

Mẹ lưu ý những điểm sau khi đánh tưa lưỡi bằng mật ong cho trẻ:

  • Số lần rơ lưỡi: Nếu trẻ bị nấm miệng, cần rơ lưỡi 2 lần/ ngày và đều đặn trong 1 – 2 tuần. Nếu rơ để vệ sinh răng miệng và phòng bệnh, cần thực hiện 2 ngày 1 lần.
  • Liều lượng mật ong: Chỉ rơ lưỡi cho trẻ với lượng nhỏ mật ong (khoảng 1 thìa cà phê) để đảm bảo an toàn. Nếu trẻ nuốt phải 1 lượng lớn có thể gây rối loạn tiêu hóa, nôn, tiêu chảy do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện.
  • Không nên cho trẻ ăn ngay: Sau khi rơ lưỡi xong, mẹ không nên cho trẻ ăn ngay lập tức. Cho trẻ ăn ít nhất sau khoảng 20 – 30 phút để dịch rơ lưỡi có thời gian phát huy tác dụng.
  • Không rơ lưỡi quá mạnh: Đối với trẻ đã bị nấm, chỉ được chấm nhẹ lên mảng trắng, tuyệt đối không lau mạnh, không cạy vảy trắng vì có thể khiến lưỡi tổn thương, chảy máu dẫn đến nhiễm trùng khiến bệnh nặng thêm.
  • Dỗ dành bé khi rơ lưỡi: Trẻ nhỏ thường hay vùng vằng, quấy khóc khi rơ lưỡi, vì vậy mẹ cần vỗ về, dỗ dành, giao tiếp với bé để bé tập trung và hợp tác hơn.

Cách chữa nấm lưỡi cho bé sơ sinh bằng mật ong là 1 cách khá hiệu quả để vệ sinh răng miệng, phòng và điều trị tưa lưỡi cho bé. Ngoài cách rơ lưỡi cho bé bằng mật ong, mẹ cần hướng dẫn bé súc miệng, đánh răng 2 lần/ ngày để đảm bảo vùng miệng sạch sẽ, phòng ngừa các bệnh nha khoa khác.

Cập nhật lúc: 8:42 Sáng , 20/06/2023

Tin liên quan

Nấm lưỡi HIV có những loại nào? Cách ngăn ngừa nấm lưỡi HIV ra sao?

Bệnh nấm lưỡi HIV là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở bệnh nhân mắc HIV. Đối tượng này thường có hệ miễn dịch suy yếu nên khi phát hiện...

Chữa Sâu Răng Bằng Lá Tía Tô Có Thực Sự Hiệu Quả?

Ngoài những cách chữa sâu răng dân gian mà chúng ta đã biết rõ thì lá tía tô cũng được cho rằng là một loại thuốc tự nhiên để chữa...

Răng Số 8 Bị Sâu Vỡ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tốt Nhất

Răng số 8 bị sâu vỡ là tình trạng phổ biến mà người bệnh hay gặp do răng số 8 nằm ở vị trí khuất, sâu cùng ở bên trong....

Booking Smile – Trải nghiệm nền tảng Nha khoa 4.0

Booking Smile là một nền tảng trực tuyến được thiết kế với mục tiêu kết nối các phòng khám nha khoa, bác sĩ, và doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm...

Booking Smile ký kết hợp tác chiến lược với Nha Khoa Vidental

Nha khoa Quốc tế ViDental chính là đơn vị nha khoa đầu tiên mà Booking Smile chính thức ký kết hợp tác chiến lược, đánh dấu dấu mốc quan trọng...