Bệnh Tổ Đỉa Ở Chân: Hình Ảnh, Dấu Hiệu Và Cách Trị Dứt Điểm

Bệnh tổ đỉa ở chân tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, đi lại không được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ là những chia sẻ về bệnh và cách chữa trị, giúp bạn đọc sớm thoát khỏi căn bệnh phiền toái này.

Các yếu tố gây bệnh tổ đỉa ở chân

Theo như nghiên cứu thì có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa nói chung và tổ đỉa ở chân nói riêng. Trong đó bao gồm những nguyên nhân chính như sau:

  • Do yếu tố di truyền từ bố, mẹ sang con. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá cao, nhất là khi trẻ có cả bố lẫn mẹ đều bị tổ đỉa.
  • Do tiếp xúc với nước, đất bẩn có chứa vi khuẩn gây bệnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám lên da và gây bệnh.

Tổ đỉa ở chân: Nguyên nhân và biến chứng cần biết - VIETSKIN

  • Tiếp xúc với các chất gây hại cho da như xăng dầu, chất tẩy rửa, xi măng,…
  • Tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn, nước ô nhiễm, phân bón tưới tiêu nhất là người nông dân.
  • Do thay đổi nội tiết: chửa đẻ, tiền mãn kinh, mãn kinh,…
  • Thời tiết khô hanh, thời điểm giao mùa cũng là thời điểm dễ mắc bệnh tổ đỉa.
  • Người có mồ hôi chân tiết ra nhiều, liên tục.

Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên cũng có nhiều nguyên nhân khác nữa có thể gây ra tổ đỉa ở chân. Tùy thuộc cơ địa, sức đề kháng của mỗi người mà khi gặp những nguyên nhân này bệnh có phát triển hay không? Nhưng cách tốt nhất để phòng trừ bệnh vẫn là nên tránh, hạn chế tới mức tối thiểu những nguyên nhân có thể gây ra bệnh đã nêu trên.

Các dấu hiệu nhận biết tổ đỉa ở chân

Vậy làm sao để nhận biết được mình hay những người xung quanh có bị mắc tổ đỉa ở da chân hay không? Dưới đây là một số các triệu chứng đặc trưng để nhận biết:

  • Người bệnh thấy xuất hiện các cơn đau, rát, thấy khó chịu ở vùng gan bàn chân, rìa các ngón chân hay ở vùng đầu ngón chân. Chân cũng tiết ra nhiều mồ hôi hơn nên bệnh nhân luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu ở bàn chân.
  • Xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti, kích thước khoảng 1-2 milimet, các mụn này nhìn trắng, trong. Các nốt mụn thường mọc ở vùng gan bàn chân, rìa các ngón chân. Mụn mọc thành từng đám, sờ có cảm giác dày, nổi sần sùi trên da. Các nốt mụn này rất khó vỡ, thường nó tự xẹp rồi da vùng đó chuyển sang màu vàng.
  • Ngứa nhiều ở vùng da mọc mụn, khiến bệnh nhân rất khó chịu, gãi nhiều, có thể gây tổn thương da.

Bệnh tổ đỉa ở chân: Hình ảnh nhận biết và cách điều trị

Dựa vào những đặc điểm này của bệnh tổ đỉa ở chân mà người bệnh có thể xác định xem mình có bị bệnh hay không? Nếu như thấy có những triệu chứng này, tốt nhất là tới khám bệnh tại cơ sở y tế để sớm được điều trị, tránh những biến chứng không tốt có thể xảy ra. Có một điều đáng lưu ý là tỷ lệ ở chân xảy ra khá nhiều với các trường hợp bệnh tổ đỉa ở trẻ em.

Biện pháp điều trị tổ đỉa ở bàn chân

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp chữa chân bị tổ đỉa. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, dưới đây là những gợi ý dành cho

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây

Khi tới khám bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc như:

  • Một số loại kem bôi, thuốc bôi trị tổ đỉa tại chỗ như: Dung dịch Jarish, Metylen, Eumovate, Dermovate, Flucinar,…
  • Thuốc điều trị sử dụng đường uống như: Oratadin, Citirizin, Telfast,…

Các loại thuốc Tây thường ít nhiều cũng mang lại tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, do đó người bệnh không nên tự ý mua về để sử dụng. Nên dùng khi có đơn thuốc kê của bác sĩ, dùng đúng liều, đúng hướng dẫn để không gây hậu quả không mong muốn.

GẠT NỖI LO TÁC DỤNG PHỤ CỦA CORTICOID VỚI GIẢI PHÁP TRỊ BỆNH AN TOÀN TỪ THẢO DƯỢC!

[mrec_form id=”58020″]

Dân gian chữa bệnh tổ đỉa ở chân

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây theo đơn của bác sĩ để chữa bệnh, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian như:

  • Lá đào: Chuẩn bị 1 nắm lá đào, đem rửa sạch sau đó giã nhỏ, đắp lên vùng da bị bệnh trong vòng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày khoảng 1-2 lần.
  • Rượu tỏi: Chuẩn bị 2 củ tỏi, thái lát vừa, ngâm với 200ml rượu trắng trong 1 tuần, sau đó dùng rượu này bôi lên vùng da bị bệnh. Thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.

Lá đào có tác dụng gì? Có nên tắm lá đào cho trẻ sơ sinh

Tuy các phương pháp trị bệnh dân gian này sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, dễ dàng thực hiện nhưng hiệu quả không cao. Nếu lạm dụng, sử dụng sai cách dễ bỏ qua giai đoạn vàng trị bệnh, tăng nguy cơ BỘI NHIỄM, khiến bệnh lâu lành hơn.

Đẩy lùi tổ đỉa ở chân AN TOÀN bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, tổ đỉa yếu tố độc tà, thấp tà hay phong tà xâm nhập vào cơ thể rồi tích tụ dưới lớp biểu bì ở bàn chân, bàn tay rồi gây nên mụn nước cùng triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Dựa trên căn nguyên bệnh, Đông y chú trọng khu phong, trừ nhiệt, trừ thấp và tăng cường đào thải độc tố cho cơ thể. Khi những yếu tố này được loại bỏ thì bệnh tổ đỉa cũng được đẩy lùi. Đặc biệt, Y học cổ truyền sử dụng hoàn toàn dược liệu thiên nhiên nên AN TOÀN – KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ, vừa giúp xử lý bệnh vừa bồi bổ cơ thể, củng cố chức năng miễn dịch và ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Hướng chăm sóc bệnh nhân ngăn tái phát

Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng nên chú ý tới một số vấn đề sau để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Không nên đi giày quá lâu, sẽ khiến chân bị bí, mồ hôi không thoát ra được làm chân bị ẩm ướt, tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để rửa chân, khi rửa cũng không chà xát quá mạnh, có thể làm cho da vùng bệnh tổn thương nặng nề hơn.
  • Giữ chân khô ráo, sạch sẽ, không nên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, phân bón,… nên dùng ủng cao su khi tiếp xúc.
  • Hạn chế ăn các thức ăn gây dị ứng: Đồ tanh, thủy hải sản đều chứa lượng lớn histamin có thể gây ngứa và nổi mụn nước. Cần nắm rõ bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì và nên ăn gì để tránh tình trạng tái phát.

Trên đây là một số những thông tin về bệnh tổ đỉa ở chân mà người bệnh có thể tham khảo. Khi thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn nên tới khám bệnh ở các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Cập nhật lúc: 7:05 Chiều , 28/09/2023

Tin liên quan

Tổ Đỉa Ở Tay Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Nhanh Khỏi

Tổ đỉa ở tay là bệnh mạn tính và hay tái phát theo chu kỳ. Chính vì vậy, bệnh thường gây khó khăn trong việc điều trị, làm ảnh hưởng...

Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì, Ăn Gì Nhanh Hết Mụn Nước, Ngứa Ngáy?

Việc xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học khi bị tổ đỉa sẽ giúp quá trình chữa bệnh mang lại hiệu quả tốt hơn, đồng...

5 Mẹo Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Hiệu Quả Nhất [ĐÃ KIỂM CHỨNG]

Muối là "vị thuốc dân gian" có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm ngứa ngáy, đồng thời giúp ức chế sự phát...

Bệnh Tổ Đỉa Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa [TỐI ƯU NHẤT]

Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước dày cứng, khó vỡ khu trú ở lòng bàn tay và...

10 Loại Thuốc Trị Tổ Đỉa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay [Mới Cập Nhật]

Thuốc trị tổ đỉa được sử dụng ở cả giai đoạn mới phát và giai đoạn tiến triển. Tuy nhiên để lựa chọn được loại thuốc phù hợp, cần xem...

TOP 10+ Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian Đơn Giản Tại Nhà

Chữa bệnh tổ đỉa theo các cách dân gian thường rất dễ thực hiện và có độ an toàn cao nên được rất nhiều người áp dụng tại nhà. Thành...

44 comments

      1. mới 5,6 năm,nhưng các loại thuốc rồi,nắng ấm dùng thuốc uống và bôi thì hết,thời tiết lạnh là lại phát

    1. t mới bắt đầu bị.
      cảm giác khó chịu. Mất thẩm mĩ. K biết lây từ ai. Mình cần một người chữa khỏi thật sự..ko bán thuốc vớ vẩn ạ

      1. Mình thấy có rất nhiều người Bị tổ đỉa, viêm da cơ địa sao Cứ vẫn dùng thuốc tây triền miên một số kem bôi hay dùng như kem daimovate, 7 màu …. rất có hại, Nếu cơ địa hợp Nó chỉ ức chế sạch tạm thời 1 thời Gian Ngắn thôi mà Nhiều tác dụng phụ, Nhưng khi Bị lại nó sẽ Nặng hơn rất Nhiều…. có nhìu người ban đàu chỉ bị 1 đến 2 ngón tay sau chuyển sang cả bàn tay, bàn chân…
        – Mình Khuyên các Bạn lên tập thể dục Kết Hợp đồng thời uống thuốc, mình uống thuốc bên trung tâm thuốc dân tộc ngoài thuốc bôi đặc trị nó còn có cả thuốc ngâm tắm với thuốc giải độc chống viêmn ( nó giúp mát gan, giải độc Gan , đào thải độc tố trong máu tăng sức đề kháng). Mà Nguyên tắc quan trọng Nhất trị viêm da cơ địa là Thải Độc từ Bên Trong.Nếu tập đúng chuẩn Và uống thuốc đúng theo chỉ dẫn Mình khẳng Định sau 3-5 tháng bệnh sẽ sạch 100%, người Nào bị nhẹ khi 2-3 tháng là sạch 100% rồi…… mà hoàn toàn lành tính.

      1. Mình đã khỏi. Nhưng nhất định phải tránh hoá chất, chất tẩy rửa, dưỡng ẩm txuyen để bệnh ko tái phát bn ạ

      2. @AnAn đúng rồi bạn, quan trọng là khỏi được lâu dài hay không? Mình thì mới khỏi được chừng 1,5 năm nay thôi nhưng nếu mà so với thuốc tây thì hiệu quả hơn mà bạn. K biết bạn thế nào chứ mình khám từ da liễu tw sang da liễu HN, mà cũng toàn đk khám BS theo yêu cầu thôi mà tóm lại thì vẫn cứ là thuốc bôi corticoit, bôi thì khỏi ngừng bôi là bị lại ngay mà mức độ ngày càng gia tăng nhá bạn nha, đấy cũng chính là tác dụng phụ đấy và rất nhiều tdp nữa tuy bản thân chưa gặp phải nhưng rất có thể sẽ gặp phải nếu tiếp tục dùng, mình có thông tin này muốn gửi đến bạn https://suckhoedoisong.vn/thuoc-boi-ngoai-da-chua-corticoid-khong-the-dung-bua-n140524.html

      3. thì nó cho hiệu quả nhanh, thuốc thì dễ mua lại rẻ bạn ak với lại trong trường hợp mụn nước và ngứa đang dữ dội chỉ muốn cào cấu da thịt thì nó là giải pháp tốt nhất đó bạn chứ dùng đông y tớ thấy bảo tác dụng châm mà sẽ phải dùng vài tháng mà chưa chắc đã khỏi nghe thấy nản

      4. Chuản rồi nhưng chính vì thuốc tay chỉ cho kết quả tạm thời trong thời gian ngắn nên đông y tuy sẽ phải điều trị kiên trì nhưng nó lại có khả năng giúp mình khỏi lâu dài hơn (mình không khẳng định khỏi hẳn nhé bạn vì bệnh này là bệnh cơ địa mà). Mình thì suy nghĩ có bệnh vái tứ phương, đông y cho dù có không khỏi thì nó vẫn an toàn hơn so với việc cứ dùng miết thuốc tây. Sẽ có thời điểm bạn dùng thuốc tây cũng không còn hiệu quả nữa. Đây là kinh nghiệm của rát nhiều người đã chia sẻ lại, bạn cứ tìm hiểu thêm mình chỉ xin ý kiến vậy thôi

    1. Bạn nên cho con đi khám để biết bệnh, xong mới có phương án dùng thuốc. Tránh dùng thuốc linh tinh “ tiền mất tật mang” bệnh ko khỏi

      1. Bạn nên hạn chế cho con ăn thịt gà.hải sản là nó sẽ hết. Nhưng ăn vào nó sẽ bị lại.còn cách chữa thì mình có bà chị đã chữa 20 năm rồi chưa khỏi.

    2. Thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc mà ở trên kia nhắc đến có ai dùng chưa ạ, không biết trẻ nhỏ có dùng được thuốc dấy không nhỉ

      1. Dùng thuốc nam thì nó an toàn hơn nhưng chắc sẽ khó uống thuốc đó. Mẹ nó gọi cho bên đấy hỏi thử xem thế nào

    3. Con nha nang may tuoi roi , thuoc ben thuoc dan toc thi ca tre con hay pn mang thai dung dc nhung la fai theo chi dinh cua bsi. Nang cho con qua day kham di

      1. Minh cung k nho chuan xac , tren website co het day nang , day nang oi
        HÀ NỘI
        Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội
        Điện thoại: (024)7109 6699
        HỒ CHÍ MINH
        Số 145 Hoa Lan, Phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
        Điện thoại: (028)7109 66999

      2. K den khám dc k chi? E muôn mua thuoc luon. E bi benh nay nhieu nam rôi. Di khám đau cũng bao la bênh tô đia nên e k muon khám nua , ma vi nha e cung xa may dia diem o tren ay chi ah

    4. Tôi bị tổ đỉa ở cả hai bàn tay và hai bàn chân từ tháng 10/2016 – 1/2017 thì khỏi. Tôi chữa ko mất quá nhiều tiền do tôi phát hiện bệnh tôi theo chữa bằng đông y luôn không chữa thuốc tây vì người nhà tôi đã chữa trị rất nhiều không khỏi. Tôi tìm hiểu thì cũng nhiều người nhận xét thuốc tay chỉ được một thời gian ngắn, nó chỉ khỏi tạm thời thôi nên tôi không dùng tôi được giới thiệu đến trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc qua tìm hiểu tôi thấy nhiều người khen nên tôi đến được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ lưởng .Tôi mua thuốc về nhà dùng thuốc gồm thuốc bôi thuốc uống và ngâm tắm thời gian đầu dùng thuốc cảm giác ngứa kinh khủng nhưng lúc sau đó hết ngứa ngay rất dễ chịu.Chừng nửa tháng sau các hạt tổ đỉa xẹp xuống và bong da. Tôi duy trì dùng thuốc 3 tháng mặc dù chỉ hơn 1 tháng là da tôi đã đỡ nhiều lắm rồi nhưng dùng để trị cho dứt bệnh, tăng cả đề kháng cơ thể lên. một điều rất quan trọng nữa là các bạn phải để ý xem khi ăn có món ăn nào làm tổ đỉa bị nặng hơn ko. Tôi thì ăn đồ tanh như trứng, tôm, cua, cá tổ đỉa lên rất nhiều và to. Thế nên tôi kiêng luôn ko ăn mấy thứ đó đến khi khỏi.
      – Tôi có tái phát ko? – Có. Hè năm sau 2018 tay chân tôi lại lên vài hạt, tôi vẫn chữa bằng thuốc đông y của thuốc dân tộc nhưng chỉ dùng thuốc 2 tháng là tịt hẳn đến giờ.
      – Bệnh tổ đỉa thường bị vào mùa hè, bạn nào bị thì nhớ chuẩn bị mấy đôi găng tay nhé, để giặt , rửa bát đeo vào tránh tiếp xúc hoá chất.
      – Bệnh này ko lây nha các bạn đừng lo.
      – Tôi may mắn vì chỉ mất tiền khám da liễu để biết chính xác bệnh gì sau đó theo đông y bác sĩ cũng nói bị tổ đỉa thì tôi tin là đúng rồi. Nhưng nói gì thì nói tôi cũng hên sao khi tìm được thuốc này dùng hợp bệnh khỏi luôn việc tái lại thì tôi nghĩ đã bệnh cơ địa thì khó tránh. Như người nhà tôi bị thì dừng thuốc cái là nó lên, mọc mụn ngứa khủng khiếp lắm, người tôi sau đó cũng chữa ở thuốc dân tộc nhưng mất tới 4 tháng mới xong lộ trình

  1. Cháu bi tổ đia 1 năm nay va co chữa ở Bv da liễu trung ương và chưa bằng thuốc đông y Nhung đều ko hiệu quả

    1. M cũng bị mười mấy năm rồi, cách đây vài tháng m có lấy cây vòi voi cộng lá lốt thêm vài hạt muối, đun ngâm vài lần jio ko còn ngứa nữa, jio nghĩ lại cái cảnh ngồi gãi cả tiếng rồi khêu mụn nước vẫn thấy ngán

    2. Mấy cách dân gian ngâm rửa này làm sao mà khỏi. Những bệnh ngoài da 1 trong những nguyên nhân là do hệ miễn dịch bị suy giảm, nên phát bệnh. Bệnh này phải chữa từ bên trong mới trị dứt điểm được

      1. Nguyên nhân chính là do:
        Thứ nhất:Di truyền: khi bố mẹ bị viêm da cơ địa, tỷ lệ di truyền sang con cái là rất cao.
        Thứ hai: Cơ địa mẫn cảm: người có cơ địa da nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài có thể bị viêm da cơ địa tấn công
        Thứ ba:Suy giảm hệ miễn dịch: những người có thể trạng yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tính chất công việc: tiếp xúc với khói bụi, hóa chất,nguồn nước…gây nên. Vì vậy bản thân là cơ địa dị ứng cần hạn chế một số đồ ăn như; thịt bò,thịt gà,hải sản ( tôm,cua,ghẹ) đồ uống có chất kích thích..tránh bệnh bùng phát nặng hơn

      2. Khi bị bùng phát thì dùng thuốc tây còn để chữa lâu dài thì phải đông y chứ dùng thuốc tây mãi làm sao được

  2. e bị bệnh tổ đỉa rất lâu rồi,e bị từ năm 2013 đến nay,đã dùng nhiều thuốc nhưng chưa khỏi..mong mọi người chỉ e cách chữa bệnh này vs ạ …đây là sdt của e 0336788789 .rất mong nhận dc sự tư vấn của mọi người

  3. Em có ngâm lá trầu không khá lâu rồi nhưng chỉ đỡ thôi, vẫn không thấy dứt điểm. Uống thuốc có khỏi hẳn được không ạ?

  4. em bị ngứa ở chân mà vó những cái lỗ sâu dưới da gây ngứa, cắt ra thì chảy nước,xin hỏi em bị bệnh gì

  5. Bé nhà mình bi viêm da tổ đĩa ăn mòn cả bàn tay và chân nhìn tội lắm mình đi từ tây y.đông y và thuốc nam nữa mà ko thấy thuyên giảm bạn nào biết cách gì hay thuốc gì chỉ mình với

Comments are closed.