Tinh Trùng Ít Là Như Thế Nào? Có Nguy Hiểm Đến Khả Năng Sinh Sản Không?

Số lượng tinh trùng ít khiến nam giới gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì nòi giống. Vậy, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tinh trùng ít là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ vấn đề này, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tinh trùng ít là như thế nào?

Nếu muốn xác định số lượng tinh trùng sau mỗi lần xuất tinh, bạn có thể tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ.

Thông thường, số lượng tinh trùng được phóng ra trong một lần xuất sẽ đạt từ 60 – 80 triệu con. Với 2 – 5 ml tinh dịch phóng ra thì mật độ tinh trùng sẽ đạt ít nhất là 15 triệu con/ml.

Vậy, tinh trùng ít là như thế nào? Tinh trùng được đánh giá là thấp hơn mức bình thường nếu sau mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch phóng ra chỉ đạt dưới 1.5ml và mật độ tinh trùng nằm dưới 15 triệu con/ml. Không chỉ vậy ở một số trường hợp còn không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch, hiện tượng này được gọi là vô tinh.

Số lượng tinh trùng ít sẽ làm giảm cơ hội thụ tinh thành công, dẫn đến nhiều khó khăn trong vấn đề con cái. Mặc dù vậy nhưng trong thực tế vẫn có nhiều nam giới có số lượng tinh trùng ít nhưng vẫn có con bình thường.

Cách nhận biết tinh trùng ít là như thế nào:

Để nhận biết tinh trùng ít là như thế nào, bạn có thể dựa vào những triệu chứng gợi ý sau:

  • Ham muốn tình dục suy giảm.
  • Xuất tinh sớm, bị rối loạn hoặc khó duy trì cương cứng.
  • Vùng tinh hoàn có biểu hiện sưng, đau hoặc có khối u bất thường.
  • Lông, tóc mọc thưa dần.
  • Xuất hiện những triệu chứng khác liên quan đến di truyền và nội tiết. Tuy nhiên, không phải nam giới nào có một trong các triệu chứng như trên thì đều có tinh trùng ít.

Đặc biệt, nếu vẫn chưa có con sau một thời gian dài không áp dụng các biện pháp tránh thai thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình.

2. Nguyên nhân dẫn đến tinh trùng ít

Quá trình sản xuất tinh trùng diễn ra vô cùng phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa tinh hoàn và tuyến yên. Nếu bất kỳ yếu tố nào trong hệ thống sản xuất gặp trục trặc thì tinh trùng tạo ra sẽ có hình dạng, di động bất thường.

Để nắm được nguyên nhân dẫn đến tinh trùng ít là như thế nào, bạn có thể tham khảo những thông tin sau:

Nguyên nhân bệnh lý:

Nếu mắc phải các bệnh lý dưới, bạn có thể mắc chứng tinh trùng ít:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tĩnh mạch dẫn máu về tinh hoàn bị sưng, gây suy giảm chất lượng tinh trùng và dẫn đến vô sinh ở nam giới.
  • Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn và các bệnh lây truyền qua đường tinh dục,… gây nhiễm trùng, tạo ra sẹo làm tắc ống dẫn tinh trùng. Khiến tinh trùng không thể di chuyển đến ống dẫn trứng để thụ tinh. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như tinh hoàn lạc chỗ, teo nhỏ tinh hoàn,…
  • Xuất tinh ngược, tinh dịch chảy ngược vào trong bàng quang, không thể xuất ra ngoài dương vật. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh tiểu đường, các tổn thương ở tủy sống, phẫu thuật bàng quang, niệu đạo hay tuyến tiền liệt,…
  • Việc sử dụng một số loại thuốc chẹn α (hạ huyết áp), Steroid tổng hợp, thuốc chống ung thư, kháng nấm và kháng sinh,… trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản.
  • Tiền sử phẫu thuật bìu, tinh hoàn, tiền liệt tuyến, thắt ống dẫn tinh,… khiến tinh dịch khi xuất ra không có tinh trùng.
  • Nồng độ hormon thay đổi có thể làm giảm quá trình sản xuất tinh trùng.

Tác động môi trường:

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và khả năng hoạt động của chúng. Số lượng tinh trùng ngày càng bị suy kiệt là do:

  • Tiếp xúc với các chất độc hại như: dung môi hữu cơ, benzen, xylene, thuốc diệt cỏ, trừ sâu bọ,…
  • Tiếp xúc với các tia bức xạ, kim loại nặng.
  • Nhiệt độ cao sản sinh ra do mặc quần quá chật, tắm nước nóng thường xuyên,…

Lối sống không lành mạnh:

Những thói quen sống không lành mạnh có thể khiến nam giới bị suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng:

  • Sử dụng chất kích thích, uống nhiều rượu bia làm giảm nồng độ Testosterone, giảm tinh trùng.
  • Béo phì, ăn uống không hợp lý làm mất cân bằng nội tiết.
  • Chịu nhiều áp lực công việc gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh tinh trùng ít?

Bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe của bạn và đồng thời đề nghị kiểm tra thêm sức khỏe của vợ/chồng bạn để xác định xem ít tinh trùng có phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn không thể thụ tinh được hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể quyết định xem bạn có cần các biện pháp hỗ trợ sinh sản hay không.

Cách kiểm tra tinh trùng và chẩn đoán có thể bao gồm những điều sau đây:

  • Khám tổng quát về thể chất và tiền sử y tế. Quy trình này bao gồm kiểm tra bộ phận sinh dục và hỏi về khiếm khuyết di truyền, các vấn đề sức khỏe mạn tính, bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật nào có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Bác sĩ cũng có thể hỏi về thói quen tình dục và sự phát triển tính dục;
  • Phân tích tinh dịch. Số lượng tinh trùng thường được xác định bằng cách kiểm tra tinh dịch dưới kính hiển vi để xem có bao nhiêu tinh trùng xuất hiện trong ô vuông trên một mô hình lưới. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng máy để đo số lượng tinh trùng.

Tùy thuộc vào những kết quả ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung để tìm nguyên nhân gây ra ít tinh trùng và các nguyên nhân khác có thể gây vô sinh nam, bao gồm:

  • Siêu âm bìu. Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để nhìn vào tinh hoàn và các cấu trúc hỗ trợ xung quanh;
  • Xét nghiệm hormone. Bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm máu để xác định mức độ hormone được sản xuất bởi tuyến yên và tinh hoàn;
  • Phân tích nước tiểu sau khi xuất tinh. Tinh trùng trong nước tiểu cho thấy tinh trùng đã đi ngược vào bàng quang thay vì xuất ra dương vật khi xuất tinh (xuất tinh ngược dòng);
  • Kiểm tra di truyền. Nồng độ tinh trùng thấp có thể do di truyền. Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem có sự thay đổi nào trong nhiễm sắc thể Y – dấu hiệu bất thường về di truyền hay không. Xét nghiệm di truyền cũng có thể được dùng để chẩn đoán các hội chứng khác do bẩm sinh hoặc di truyền;
  • Sinh thiết tinh hoàn. Bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết từ tinh hoàn bằng kim. Các kết quả của sinh thiết tinh hoàn có thể cho biết quá trình sản xuất tinh trùng có bình thường không. Nếu quá trình sản xuất tinh trùng có vấn đề thì có thể là do sự tắc nghẽn hoặc một vấn đề khác về vận chuyển tinh trùng. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường chỉ được sử dụng trong các tình huống nhất định và không thường được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây ra vô sinh;
  • Xét nghiệm kháng thể chống tinh trùng. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra các tế bào miễn dịch (kháng thể) tấn công tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tinh trùng, phương pháp này thường không phổ biến;
  • Xét nghiệm chức năng của tinh trùng. Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để kiểm tra tinh trùng sống sót như thế nào sau khi xuất tinh, chúng đi vào trứng như thế nào và có vấn đề trong lúc thụ tinh hay không. Phương pháp xét nghiệm này hiếm khi được sử dụng và không thay đổi đáng kể quá trình điều trị;
  • Siêu âm qua trực tràng. Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị hình đũa nhỏ có chứa chất bôi trơn vào trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt và kiểm tra xem ống mang tinh dịch (ống phóng tinh và túi tinh) có bị tắc nghẽn hay không.

[mrec_form id=”77667″]

Tinh trùng ít có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?

Tinh trùng ít có khả năng thụ thai được không là câu hỏi của nhiều nam giới khi mắc phải tình trạng này. Trên thực tế, bằng mắt thường rất khó để xác định tình trạng ít tinh trùng mà nam giới cần phải xét nghiệm tinh dịch đồ để xác định.

Khi lượng tinh trùng trong tinh dịch quá ít sẽ đồng nghĩa với việc khả năng thụ thai của nam giới rất thấp. Một số trường hợp xuất tinh ít vẫn có thể có con nếu như trong tinh dịch có tỉ lệ tinh trùng khỏe mạnh cao. Tuy nhiên, điều này thường hiếm khi xảy ra vì số lượng tinh trùng khỏe mạnh không nhiều.

Lượng tinh trùng ít đi làm giảm tỉ lệ gặp được trứng của tinh trùng để tiến hành quá trình thụ thai. Ngoài ra, khi nam giới có lượng tinh trùng ít sẽ có nhiều nguy cơ tinh trùng bị dị tật, kém di chuyển hơn…

Ngoài ra, tình trạng tinh trùng ít còn có những ảnh hưởng tới nam giới như:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý của nam giới: Tình trạng tinh dịch ít, xuất tinh ít có thể khiến nam giới khó đạt được khoái cảm, không cảm thấy thỏa mãn khi quan hệ tình dục. Điều này có thể khiến nam giới bị căng thẳng, áp lực và mất tự tin trước bạn tình.
  • Cảnh báo một số bệnh lý: Lượng tinh dịch xuất ra ít có thể cảnh báo một số bệnh lý nam khoa nguy hiểm đối với sức khỏe của nam giới. Đây có thể là triệu chứng của viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh và các viêm nhiễm nam khoa khác. Ngoài ra, tình trạng này còn phản ánh sức khỏe nam giới bị suy giảm, chất lượng tinh trùng yếu và là dấu hiệu của quá trình mãn dục.

Cách chữa tinh trùng ít để sớm có con

Việc điều trị tinh trùng ít cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, tăng tỉ lệ có con ở nam giới và phòng ngừa các biến chứng bệnh nguy hiểm.

Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa ít tinh trùng rất hiệu quả, được nhiều người áp dụng:

Sử dụng vừng đen

Vừng đen có vị ngọt, bổ máu và lợi khó, giúp bổ sung hàm lượng vitamin D, kẽm, magie, canxi, vitamin,… tăng cường testosterone làm tăng chất lượng tinh trùng.

Cách thực hiện: Lấy 100g vừng đen, rang chín rồi đem nghiền thành bột. Mỗi ngày, bạn lấy 2 thìa cafe bột vừng đen, hòa với 100ml sữa để uống.

Sử dụng gấc và gừng

Nguyên liệu: Gạo tẻ (50 gram); Gừng tươi (1 – 2 lát); Gấc bỏ hạt (100 gram)

Cách thực hiện như sau: Gạo đem vo sạch và cho gấc vào, nấu như nấu cháo bình thường. Sau khi cháo sôi, cho thêm gừng tươi vào rồi tắt bếp. Khi cháo chín, bệnh nhân nên ăn lúc còn nóng. Tốt nhất nên ăn trước và sau khi ngủ dậy. Sử dụng món cháo gấc gừng này ít nhất 3 tháng, bệnh nhân sẽ cảm nhận được tình trạng chất lượng tinh trùng của bản thân có sự thay đổi tốt.

Điều trị bằng thuốc Tây

Một trong những nguyên nhân khiến tinh trùng ít là do viêm nhiễm bộ phận sinh dục, viêm đường tiết niệu. Vì thế nam giới cần thăm khám và được bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp để chữa dứt điểm viêm nhiễm, cải thiện chất lượng tinh trùng. Các loại thuốc sử dụng phải được bác sĩ hướng dẫn dùng, không mua thuốc bên ngoài về điều trị.

  • Bổ sung thuốc tăng nội tiết: Giúp gia tăng chất lượng và số lượng tinh trùng
  • Viên bổ sung kẽm: Giúp tinh trùng khỏe và tăng khả năng di chuyển
  • Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp nam giới mắc những bệnh viêm nhiễm, tuyến tiền liệt thì bác sĩ sẽ có biện pháp dùng kháng sinh để điều trị
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra với từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định kèm theo một số loại thuốc khác như thuốc giảm đau, thuốc ức chế alpha, thuốc thư giãn cơ tuyến tiền liệt,…

Điều trị tinh trùng ít bằng thuốc Đông y

Áp dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị chứng tinh trùng ít là giải pháp an toàn được nhiều nam giới lựa chọn. Theo YHCT, bệnh xảy ra chủ yếu là bởi thận hư dẫn đến khí huyết ứ trệ và làm ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh.

Một số bài thuốc khắc phục tinh trùng ít mà nam giới có thể tham khảo đó là:

  • Bài thuốc cải thiện thận âm hư: Chuẩn bị nguyên liệu như phúc bồn tử, xa tiền tử, bạch linh, hoài sơn, dây tơ hồng, thục táo,… để sắc với nước và uống hàng ngày. 
  • Bài thuốc điều trị chứng khí huyết ứ trệ: Các nguyên liệu trong bài thuốc bao gồm đẳng sâm, hoàng kỳ, dây tơ hồng, đương quy, hoàng linh, mẫu đơn trắng,… Người bệnh sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang đến khi bệnh tinh trùng ít được cải thiện

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu hụt dinh dưỡng góp phần lớn vào tăng nguy cơ tinh trùng loãng yếu ở nam giới, đặc biệt là thiếu những dưỡng chất thiết yếu: kẽm, selen, các vitamin,…

Nam giới có thể bổ sung những dưỡng chất thiếu yếu bằng cách bổ sung vào thực đơn ăn uống để cải thiện tinh trùng ngay tại nhà giúp tăng chất lượng tinh trùng như:

  • Tăng lượng đạm: các loại thịt đỏ, thịt trắng, gan, trứng, hải sản: hàu, cá hồi…kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone sinh dục nam testosterone. Từ đó, số lượng, chất lượng tinh trùng tăng lên đồng thời kích thích ham muốn.
  • Nhóm rau xanh: giá đỗ, súp lơ xanh, rau bina, cà chua…. có hàm lượng vitamin C, Lycopene và chất chống oxy hóa rất cao giúp tăng cường khả năng di chuyển, cải thiện chất lượng tinh trùng.
  • Nhóm hoa quả: chuối, lựu, đu đủ, cam, bưởi,…
  • Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó,…

Ngoài ra cần tránh những loại thực phẩm:

  • Tránh những đồ ăn nhanh, thức ăn đông lạnh nhiều chất bảo quản
  • Hạn chế ăn những thực phẩm nội tạng động vật
  • Hạn chế dùng đồ ăn nóng đựng trong hộp xốp và túi bóng, thực phẩm đóng hộp, bao bì chứa BPA (do BPA “ngấm” vào thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến tinh trùng).

Lối sống sinh hoạt

Cần tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng tinh trùng:

  • Không nên uống nhiều đậu nành
  • Tránh xa các thói quen xấu như rượu, bia, cà phê vì nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng tinh trùng
  • Nên thể dục thể thao hợp lý, tuy nhiên không tập luyện, lao động quá sức, điều này sẽ làm nóng tinh hoàn – nhà máy sản xuất tinh binh, làm gián đoạn quá trình sinh tinh khiến tinh trùng bị giảm cả về số lượng và chất lượng.
  • Không nên mặc quần lót quá chật, không tắm nước quá nóng làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn
  • Tránh xa các hóa chất: Chất tẩy rửa, khí thải, chất dẻo,… là một trong những thủ phạm làm suy giảm số lượng, chất lượng tinh trùng. Từ đó gây ra tình trạng loãng tinh trùng. Nam giới cố gắng hạn chế đồ dùng, chất tẩy rửa, thực phẩm chứa nhiều chất hóa học. Thay vào đó, hãy sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Trên đây là những thông tin dành cho nam giới mong muốn tìm hiểu về bệnh lý tinh trùng ít. Người bệnh mỗi khi gặp phải tình trạng này không nên chủ quan mà cần điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo chức năng sinh lý và sức khỏe của bản thân luôn tốt.

Cập nhật lúc: 12:25 Chiều , 26/05/2023

Tin liên quan

Tinh Trùng Vón Cục Có Tự Khỏi Không? Cần Làm Gì Để Nâng Cao Chất Lượng “Tinh Binh”?

Tinh trùng vón cục có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều nam giới mắc phải tình trạng này. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở nam...

Tinh Trùng Vón Cục Như Thạch Có Sao Không? Cách Nhận Biết Chuẩn Nhất

Tinh trùng đông đặc như thạch sau khi xuất tinh là một dấu hiệu bất thường cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe của đàn ông. Nếu không được điều...

Nam Giới Bị Tinh Trùng Vón Cục Có Con Được Không? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

Những căn bệnh liên quan đến tinh trùng luôn có tác động trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Vậy nam giới bị tinh trùng vón cục có con được...

Tinh Trùng Vón Cục Là Gì? Có Con Được Không, Có Tự Khỏi Được Không?

Tinh trùng vón cục là một trong những tình trạng bất thường của tinh trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh dục, chất lượng và số lượng tinh trùng...

Mộng Tinh Ở Nam Giới Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mộng tinh được coi là một phản ứng tất yếu của sinh lý nam giới khi cơ quan sinh dục đã phát triển hoàn thiện. Đây có thể là dấu...

[Giải Đáp]: Tinh Trùng Loãng Có Phải Là Yếu Không? Làm Thế Nào Để Cải Thiện?

Tinh trùng loãng có phải là yếu không là vấn đề quan tâm của nhiều nam giới. Bởi tinh trùng yếu sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai,...