TOP 5 Thuốc trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, dứt điểm

Thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có rất nhiều loại. Dưới đây là 5 thuốc chữa nấm lưỡi cho trẻ hiệu quả nhất và cách sử dụng an toàn mẹ cần lưu ý.

1. Nhận biết nấm lưỡi ở trẻ trước khi dùng thuốc

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là bệnh do nấm candida phát triển, lây lan quá mức gây ra. Nó có thể xuất hiện ở miệng hoặc một số cơ quan khác trong cơ thể.

Mẹ có thể quan sát và nhận biết các dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, trẻ em như:

  • Lưỡi bé có các đốm trắng, mảng trắng, hơi dày, thường ở lưỡi, má trong, vòm miệng, nướu, amidan hoặc sau cổ họng. Các mảng trắng này bám chắc, khó lấy sạch đi. Có thể chảy máu khi cạo chúng hoặc đánh răng.
  • Nhìn trông giống cặn sữa, miếng phomat trên lưỡi bé. Các mảng trắng đôi khi trông khá bông xốp.
  • Bé bị nứt và đỏ ở khóe miệng (viêm môi góc cạnh)
  • Mất vị giác, bé ăn không được ngon miệng, bỏ ăn, bỏ bú.Trong trường hợp bệnh tưa miệng tiến triển nặng hơn và có thể lan vào thực quản gây:
  • Trẻ đau khi nuốt hoặc khó nuốt
  • Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc ở giữa ngực
  • Bé có thể bị sốt nhẹ nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản

Bệnh nấm miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều  trị | Vinmec

2. 5 Thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn nhất

Cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em không phức tạp, nhưng nấm lưỡi rất dễ tái phát nếu không dùng đúng thuốc và đủ liệu trình. Vậy nên làm sao để chữa dứt điểm hoàn toàn cho bé mới là vấn đề khó, đặc biệt là ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu. (Để hiểu thêm về mức độ nguy hiểm của nấm lưỡi , bạn có thể xem chi tiết bài viết của chúng tôi tại đây)

Liệu trình sử dụng thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

  • Các thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh được chỉ định dùng đường uống, rơ lưỡi, hoặc thuốc ngậm tùy vào tình trạng nhiễm nấm của trẻ.
  • Biện pháp điều trị được sử dụng là dùng thuốc chống nấm. Các đợt thuốc thường được kê trong thời gian 10-14 ngày cho một đợt điều trị. Nếu dùng quá lâu có thể gây một số tác dụng không mong muốn cũng như tình trạng kháng thuốc.

Điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em | Vinmec

5 loại thuốc là cách trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh được dùng phổ biến nhất hiện nay gồm:

Thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh Đường dùng
Nystatin Chủ yếu đường uống
Miconazole Đường bôi
Fluconazol Đường bôi và đường uống
Clotrimazole Đường bôi và đường uống
Amphotericin B Chủ yếu đường uống

Chi tiết về từng loại thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, trẻ em sẽ được chúng tôi phân tích ngay dưới đây.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

2.1. Thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ em Nystatin

Nhóm thuốc: Nystatin thuộc nhóm thuốc chống nấm nhóm polyen có tác dụng kìm khuẩn, diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt nấm ở niêm mạc miệng, lưỡi. Vì vậy thường được dùng để chữa nấm lưỡi cho trẻ.

Thuốc điều trị nấm lưỡi cho trẻ em

Tác dụng: Thuốc có tác dụng tại chỗ, tác dụng bề mặt nên được dùng trong điều trị nấm lưỡi , nấm ngoài da khi bôi. Tuy nhiên, nấm lại có khả năng lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trong cơ thể. Vậy nên, khi sử dụng nystatin điều trị nấm tại những vị trí nhất định, tỉ lệ tái phát  khá cao.

Cách dùng: Mẹ pha thuốc với khoảng 4 thìa nước sôi để nguội, dùng gạc rơ lưỡi thấm thuốc và rơ cho bé. Sau khi rơ 20 phút mới cho bé ăn hoặc bú lại để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất.

Liều dùng:

  • Trẻ sơ sinh: ½ gói 1g mỗi lần, ngày 2 lần.
  • Trẻ em: 1 lần 1 gói 1g, ngày rơ 2 lần.

( Trong trường hợp nhiễm nấm nặng, mẹ có thể rơ cho bé ngày 3-4 lần)

Tác dụng không mong muốn: Thuốc có thể gây dị ứng với thành phần của thuốc sẽ gây nổi bạn, ngứa… cho bé, mẹ cần lưu ý.

2.2. Thuốc bôi nấm miệng trẻ em Miconazole

Nhóm thuốc: Miconazole là thuốc chống nấm lưỡi thuộc nhóm imidazole.Có hoạt tính kháng nấm mạnh hơn và phổ tác dụng rộng hơn nystatin.

Cơ chế tác dụng: Miconazole có tác dụng ức chế enzyme tham gia tổng hợp ergosterol – thành phần của màng tế bào vi nấm. Ngăn được nấm phát triển và tiêu diệt nấm.

Chỉ định: Nấm miệng, nấm niêm mạc, nấm bề mặt da, nấm đường tiêu hóa. Một số đường dùng khác như tiêm truyền tĩnh mạch còn được dùng để điều trị nấm toàn thân.

Kem Axcel Miconazole tuýp 15Gm trị nấm ngoài da - Nhà thuốc Long Châu

Liều dùng đối với nấm lưỡi:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Bôi ngày 2 lần, tiếp tục bôi 1 tuần sau khi khỏi để tránh tái phát.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: Tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng không mong muốn: Có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…Thuốc gây cảm ứng enzyme gan nên một vài trường hợp cần tăng liều để đạt điều trị tốt nhất.

Lưu ý: Dùng tại chỗ có thể gây kích ứng nhẹ. Khi thấy kích ứng mẹ nên dừng ngay việc dùng thuốc cho bé. Nếu triệu chứng nặng hơn cần đến gặp bác sĩ ngay

2.3. Thuốc chữa nấm miệng trẻ em Fluconazol

Nhóm thuốc: Thuốc trị nấm lưỡi cho trẻ Fluconazole là thuốc thuộc nhóm triazole.

Cơ chế tác dụng: Fluconazol ức chế enzyme phụ thuộc Cytochrom P450, phá hủy màng tế bào nấm, ngăn chặn nấm tăng sinh. Vì thế tiêu diệt được những loại nấm nhạy với nó.

Chỉ định: Fluconazol được sử dụng để điều trị nhiễm nấm miệng Candida hầu miệng, thực quản, âm đạo và ngoài da. Được dùng để điều trị nấm miệng bằng được uống nếu rơ lưỡi bằng hai thuốc trên mà không hiệu quả

Fluconazol Stada 150 mg

Liều dùng trên trẻ bị nấm lưỡi:

  • Trẻ trên 4 tuổi: 3mg/kg/ngày
  • Trẻ 2-4 tuổi: liều như trên sau mỗi 48 giờ.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: liều như trẻ trên 4 tuổi nhưng dùng sau mỗi 72 giờ.

Tác dụng không mong muốn: Có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Mẹ cần lưu ý khi bé được chỉ định dùng thuốc này.

Lưu ý: 

  • Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng liều. Khi gặp bất kỳ sự khác thường nào nên báo ngay cho bác sĩ .
  • Không cho bé dùng thuốc này khi đang sử dụng một số thuốc sau:  Terfenadin, cisapride, astemizole, pimozide.

Phương pháp điều trị nấm lưỡi Chuyên sâu Đa cấp độ tại Vidental

Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Công Nghệ Nha Khoa Việt Nam – Vidental đặc biệt là Trung tâm Điều Trị Vidental Care tiếp nhận khá nhiều ca nấm lưỡi ở cả người lớn và trẻ nhỏ trong thời gian vừa qua.

Với mức độ nhẹ, có thể dùng thuốc xịt chống nấm và thuốc súc miệng, thuốc bôi ngoài để giảm tình trạng nhiễm trùng do nấm gây ra. Hiện tại các trường hợp nấm lưỡi nhẹ được các bác sĩ tại Viện khuyến cáo sử dụng sản phẩm chăm sóc Nha Chu Tán với ưu điểm lành tính, an toàn, phù hợp với mọi cơ địa nhằm loại bỏ nhanh các yếu tố gây nấm và ngăn chặn quá trình phát triển mạnh của nấm.

Hội tụ tinh hoa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, Nha Chu Tán được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc nghiên cứu với cảm hứng từ bài thuốc của người dân tộc Lự Lai Châu, là sự kết hợp của hơn 30 vị thuốc quý hiếm, có dược tính cao, nuôi trồng theo quy trình đạt chuẩn GACP – WHO.

Một bộ sản phẩm Nha Chu Tán bao gồm một nước súc miệng, một thuốc dạng bôi, này giúp tác động sâu – toàn diện từ trong ra ngoài theo cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG:

  • Thuốc thẩm thấu ngấm sâu vào niêm mạc bao phủ trong khoang miệng, loại bỏ các mảng trắng đục, loang lổ trên mặt lưỡi, mặt trong má.
  • Tấn công vi khuẩn gây bệnh, phục hồi niêm mạc da bị sưng, đỏ.
  • Hạn chế vi khuẩn phát triển, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Nhờ hiệu quả trên, Nha Chu Tán đã giúp cho hàng nghìn khách hàng loại bỏ tình trạng nấm lưỡi, nấm miệng sau 7 ngày. Bài thuốc đã được kiểm nghiệm, điều trị thực tế và nhận kết quả rất tích cực, tỷ lệ khỏi bệnh cao, không xảy ra biến chứng hay tác dụng phụ.

Hiện tại, bài thuốc đã được Thuốc dân tộc chuyển giao thành công cho Viện nha khoa Vidental, nhằm tối ưu quy trình điều trị bệnh lý nấm lưỡi tại nha khoa, đảm bảo hiệu quả mà vẫn an toàn, lành tính, hạn chế tối thiểu việc dùng thuốc tây y.

Với mức độ nặng và việc dùng thuốc xịt, thuốc bôi chống nấm tại chỗ không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm toàn thân, liều dùng từ 1 – 2 tuần. Nếu bệnh nặng hơn và ở nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch, thời gian điều trị bệnh nấm lưỡi có thể dài hơn, lên đến vài tháng. Một số loại thuốc chống nấm bác sĩ có thể chỉ định như amphotericin B, Clotrimazol, Fluconazol, Miconazol, Nystatin…

Bác sĩ khám và trực tiếp kê đơn thuốc điều trị cho những tình trạng nặng

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn thêm các biện pháp điều trị hỗ trợ nấm miệng ở người lớn như: Tăng cường lợi khuẩn, bổ sung dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh,…

Chia sẻ về trải nghiệm chữa khỏi nấm lưỡi tại Vidental, chị Bình (29 tuổi) cho biết: “Mình bị nấm không phải quá nặng nhưng tái đi tái lại thường xuyên. Thông thường như cứ dăm bữa nửa tháng lại thấy rát lưỡi, nấm trắng xuất hiện, nhất là vào mùa hè khiến việc ăn uống không được ngon miệng.

Cho đến khi mình đi khám tại Viện Nha Khoa Vidental, các bác sĩ bảo trường hợp của mình không cần dùng thuốc trị gì quá mạnh vì bệnh cũng không quá nghiêm trọng. Hơn nữa mình cũng rất ngại dùng thuốc tây do cơ địa cũng hay bị dị ứng thuốc. Các bác sĩ khuyên mình dùng Nha Chu Tán, ban đầu bôi thuốc cũng hơi sợ nuốt phải nhưng các bác bảo nuốt không gây hại nên mình cũng yên tâm dùng. 

Đúng là nấm lưỡi giảm hẳn, nếu trước đây phải 3 – 4 ngày mới đỡ thì sau khi dùng thuốc bôi với súc miệng hôm sau mình đã thấy hết rát, thêm 2 ngày là không còn vết nấm nữa. Mình hoàn toàn hài lòng với sản phẩm này. Có thể một vài bạn dùng sẽ thấy có mùi hơi thảo dược nhưng mình lại thích mùi này mới ghê. Cảm ơn các bác sĩ Vidental vì giúp mình tìm ra được chân ái.”

XEM THÊM: REVIEW hiệu quả bài thuốc Nha Chu Tán qua lời kể của khách hàng [CHI TIẾT] 

Còn rất nhiều khách hàng khác cũng đã có những đánh giá rất khả quan về phương pháp trị nấm lưỡi chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:

Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

2.4. Thuốc trị nấm lưỡi trẻ em Clotrimazole

Chỉ định: Thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ em Clotrimazole là thuốc điều trị nấm tại chỗ như nấm lưỡi, nấm ngoài da, nấm móng.

Cách dùng: Clotrimazole được dùng đường miệng để điều trị tại chỗ bằng cách:

  • Ngậm viên thuốc trong miệng đến khi tan hoàn toàn, thời gian khoảng 15-30 phút.
  • Trong quá trình ngậm nên nuốt nước bọt để tác dụng đạt được tốt nhất
  • Không nhai hoặc nuốt cả viên.

Thuốc Clotrimazole: Chỉ định, Liều dùng và Lưu ý khi sử dụng

Liều lượng: 5 viên/ngày.

Thời gian điều trị: Điều trị cho bé trong khoảng 14 ngày để trị nấm lưỡi.

Tác dụng không mong muốn: Cách điều trị nấm lưỡi ở trẻ em bằng thuốc Clotrimazole có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: khó thở, chóng mặt, buồn nôn, ban da…

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng Clotrimazole cho bé mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu thấy bé có bất cứ triệu chứng bất thường nào, đưa bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra bởi bác sĩ.
  • Nếu dùng thuốc trên 7 ngày mà các triệu chứng không khỏi, hãy báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị tiếp.

2.5. Cách chữa nấm lưỡi ở trẻ em bằng thuốc Amphotericin B

Thuốc Amphotericin B kháng nấm: Chỉ định, Tác dụng và Chống chỉ định
Chỉ dùng thuốc trị nấm Amfotericina B cho trẻ em trong trường hợp nhiễm nấm nặng
  • Thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh Amphotericin B là thuốc dùng để trị nấm toàn thân hoặc nhiễm nấm nặng.
  • Một số tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc này cho bé bao gồm: nôn, buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau ngực… Nếu mẹ thấy bé có bất kể bất thường nào xuất hiện trong quá trình dùng thuốc hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
  • Do hấp thu kém trên đường tiêu hóa nên thường dùng đường tiêm truyền, có thể là đường bôi tại chỗ trong điều trị
  • Thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ em Amphotericin B có nhiều tác dụng phụ, cần thận trọng khi sử dụng. Phải được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ, mẹ không tự ý dùng cho bé tránh để lại hậu quả nặng nề.

3. Lời khuyên khi dùng thuốc trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số lưu ý mẹ bỉm sữa phải nhớ khi bé bị nấm lưỡi:

  • Mẹ không tự ý dùng thuốc bừa bãi mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
  • Tuyệt đối không “cậy” các chấm trắng, mảng nấm trắng lên. Bởi vì nếu dùng lực mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc nơi nấm kí sinh ở miệng bé. Gây
  • Mẹ nên hạn chế cho trẻ bú bình, dùng ti giả vì núm vú có thể là nơi cư trú của vi nấm, gây tình trạng nấm tái đi tái lại không khỏi.
  • Sau khi điều trị khỏi, không nên ngừng thuốc ngay mà mẹ cho bé dùng thêm 2 ngày tránh tình trạng nấm tái phát.
  • Việc chỉ sử dụng thuốc là chưa đủ trong quá trình trị nấm. Mẹ cần kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Sau 1 – 2 tuần điều trị, nếu tình trạng nấm không khỏi, các triệu chứng vẫn còn, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để đưa ra lời khuyên và hướng điều trị phù hợp nhất.
Cập nhật lúc: 11:51 Sáng , 14/03/2023

Tin liên quan

Viêm nướu bọc sứ | Biến chứng và biện pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời

Viêm nướu răng sứ là tính trạng nướu bị sưng đỏ thậm chí có ổ mủ hình thành gây đau nhức âm ỉ cho người bệnh. Nếu không được xử...

Tại sao răng ê buốt sau khi bọc sứ và nên làm gì khi răng đau nhức?

Bọc răng sứ là phương pháp răng thẩm mỹ được rất nhiều người tin  dùng khi muốn khắc hàm răng khuyết điểm trở nên đều đẹp hơn. Sau khi bọc...

Bật mí TOP 5 thuốc chữa viêm lợi cho phụ nữ cho con bú hiệu quả nhất

Sử dụng thuốc chữa viêm lợi cho phụ nữ cho con bú nào tốt, an toàn là câu hỏi của nhiều bà mẹ. Bởi ở giai đoạn này, các vấn...