5+ Thuốc Trị Chàm Khô Tốt Nhất, Được Người Bệnh Tin Dùng

Sử dụng thuốc trị chàm khô có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng da bong tróc, nứt nẻ và dày sừng. Tham khảo bài viết để tìm hiểu về 5+ nhóm thuốc được sử dụng phổ biến và một số vấn đề quan trọng cần lưu ý khi dùng.

XEM THÊM: Bài thuốc quý chữa bệnh chàm chặn đứng mọi nguy cơ tái phát

5+ loại thuốc trị chàm khô được đánh giá tốt

Chàm khô là bệnh da liễu mãn tính đặc trưng bởi tình trạng da khô ráp, đỏ, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh có thể xảy ra do tiếp xúc thường xuyên với xà phòng, chất tẩy rửa hoặc sinh sống trong điều kiện thời tiết khô hanh, độ ẩm thấp. Chàm khô thường xuất hiện ở những vùng da không được che phủ và có tần suất tiếp xúc cao như da mặt, da tay và bàn chân.

Để giảm tổn thương da và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc uống và thuốc bôi. Bên cạnh tác dụng giảm triệu chứng, sử dụng thuốc còn giúp dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát.

Các loại kem bôi dưỡng ẩm, phục hồi da

Bệnh chàm khô thường chỉ ảnh hưởng đến những người bị thiếu hụt filaggrin – một loại protein có chức năng duy trì hàng rào bảo vệ da. Khi thiếu hụt filaggrin, khả năng đề kháng của da sẽ suy giảm đáng kể.

Tình trạng này khiến cho chất dị ứng và kích ứng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, kích thích phản ứng miễn dịch và gây tổn thương da có màu đỏ, khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Điều này lý giải vì sao chàm khô chỉ ảnh hưởng đến một số cá thể nhất định mặc dù cùng chung sống trong điều kiện khí hậu và có chế độ sinh hoạt tương tự.

Chính vì vậy, điều trị ưu tiên đối với bệnh chàm khô là sử dụng các loại kem bôi có khả năng dưỡng ẩm và phục hồi da. Khi da được dưỡng ẩm đầy đủ, hàng rào bảo vệ sẽ dần được tái tạo và hồi phục. Ngoài ra, sử dụng kem dưỡng còn giúp da mềm mịn, cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy đáng kể.

Kem dưỡng ẩm được dùng cho bệnh nhân chàm khô đều có công thức lành tính, an toàn và có thể sử dụng lâu dài. Ngay khi bệnh thuyên giảm, bệnh nhân vẫn nên duy trì dùng kem dưỡng để cải thiện hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các loại kem dưỡng ẩm dùng cho bệnh chàm khô thường chứa các thành phần sau:

  • Glycerin: Glycerin là thành phần dưỡng ẩm “kinh điển” với khả năng cung cấp độ ẩm sâu cho da, hỗ trợ giảm nhanh tình trạng khô ráp và bong tróc. Ngoài ra, thành phần này còn giúp tạo lớp màng mỏng trên bề mặt nhằm ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước. Bên cạnh đó, Glycerin còn bảo vệ vùng da bị chàm khô khỏi nứt nẻ và chảy máu.
  • Mineral Oil (dầu khoáng): Dầu khoáng là thành phần khóa ẩm hiệu quả được sử dụng khi chàm khô gây nứt nẻ, chảy máu và ngứa ngáy nhiều. Thành phần này còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn tình trạng mất nước và hạn chế sự xâm nhập của dị nguyên vào bên trong cấu trúc da.
  • Zinc oxide (kẽm): Kẽm oxide là thành phần quen thuộc trong các sản phẩm dưỡng ẩm dành cho bệnh nhân bị chàm khô, viêm da tiếp xúc, mề đay,… Thành phần này có tác dụng giảm kích ứng, làm dịu da và sát trùng nhẹ.
  • Các thành phần khác: Bên cạnh đó, các sản phẩm dưỡng ẩm và phục hồi dành cho bệnh nhân bị chàm khô còn chứa một số thành phần như sáp ong, vitamin B3, B5, vitamin E, nước khoáng tự nhiên, chiết xuất yến mạch, rau má, đồng sulfate, Acid hyaluronic,…

Một số sản phẩm kem dưỡng ẩm thích hợp cho người bị chàm khô được ưa chuộng trên thị trường:

  • Kem trị chàm khô, chàm sữa Dexeryl
  • Kem dưỡng phục hồi da A-Derma Dermalibour +
  • Kem dưỡng Cicabio của Bioderma
  • Kem dưỡng Cicaflate của Avène
  • Kem phục hồi da Cicaplast Baume B5 của La Roche-Posay

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

NHẬN TƯ VẤN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ, AN TOÀN NHẤT

[mrec_form id=”58045″]

Thuốc bôi corticoid trị chàm khô

Thuốc bôi corticoid được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý da liễu – đặc biệt là các bệnh viêm da mãn tính có những biểu hiện như da ngứa ngáy, đỏ rát, bong tróc và khô ráp. Do đó trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc bôi chứa corticoid để giảm ngứa ngáy và kiểm soát tổn thương da.

Corticoid dạng bôi có tác dụng chống viêm và kháng dị ứng. Do đó, thuốc có thể giảm ngứa ngáy do hiện tượng phóng thích histamine của da. Đồng thời cải thiện tình trạng da khô ráp, đỏ, nứt nẻ và bong tróc. Đây là nhóm thuốc cho hiệu quả nhanh và được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình điều trị bệnh chàm khô. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc bôi corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Viêm nang lông
  • Rạn da
  • Giảm sắc tố (da có màu sáng hơn các vùng da xung quanh)
  • Rậm lông
  • Nổi mụn trứng cá ồ ạt
  • Giãn mao mạch

Trường hợp nặng có thể bị đục thủy tinh thể, nhiễm nấm và nhiễm khuẩn do khả năng miễn dịch của da bị suy giảm. Do đó, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc bôi corticoid khi có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng, liều lượng và thời gian dùng thuốc.

ĐỪNG BỎ LỠ: Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang và 4 cái “NHẤT” trong điều trị bệnh chàm – eczema

Một số loại thuốc bôi chứa corticoid trị chàm khô thông dụng:

  • Thuốc bôi Fucicort
  • Thuốc bôi Gentrisone
  • Thuốc bôi Beprosone
  • Eumovate cream

Khi sử dụng thuốc bôi corticoid, cần tránh dùng lên vùng da xung quanh mắt, các vùng da mỏng, có vết thương hở và tuyệt đối không băng kín vùng da dùng thuốc. Các tình trạng này đều làm tăng lượng thuốc được hấp thu vào tuần hoàn máu và có thể gây ra các triệu chứng toàn thân.

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG, CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH CHỈ CÁCH TRỊ DỨT BỆNH

[mrec_form id=”58020″]

Sử dụng thuốc bôi chứa axit salicylic

Axit salicylic là một loại BHA (beta hydroxy acid) có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm sạch lớp da bong tróc và giảm tình trạng dày sừng ở bệnh nhân bị chàm khô. Khi thoa lên da, axit salicylic nhanh chóng làm mềm và phá hủy các tế bào thượng bì. Sau đó, các tế bào này nhanh chóng bong tróc và rơi ra khỏi cấu trúc da.

Thuốc bôi chứa axit salicylic được sử dụng để làm giảm hiện tượng dày sừng, nứt nẻ và bong tróc ở bệnh nhân chàm khô. Ngoài ra với cơ chế loại bỏ tế bào sừng, thuốc còn giúp da hấp thu tốt thành phần từ các loại kem dưỡng và phục hồi.

Hiện nay, axit salicylic hiếm khi được sử dụng đơn lẻ trong điều trị chàm khô và các bệnh viêm da mãn tính. Thành phần này được phối hợp với corticoid + kháng sinh (thường là hoạt chất kháng khuẩn hoặc kháng nấm). Việc kết hợp cả 3 thành phần này giúp loại bỏ lớp da dày sừng, tạo điều kiện cho corticoid thẩm thấu, từ đó giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và làm sạch tổn thương da. Đồng thời giúp ngăn ngừa và điều trị bội nhiễm (nếu có).

Một số loại thuốc bôi chứa axit salicylic được sử dụng trong điều trị chàm khô, bao gồm:

  • Thuốc mỡ bôi da Benzosali
  • Thuốc mỡ Axit salicylic 5%
  • Thuốc mỡ Lotusalic
  • Thuốc bôi Beprosalic
  • Diprosalic ointment
  • Kem bôi da Betacyclic

Tránh sử dụng thuốc bôi chứa axit salicylic trong trường hợp có tiền sử quá mẫn với các chế phẩm chứa BHA hoặc thuốc uống chứa Aspirin. Ngoài ra, thuốc không được dùng trong trường hợp bị nứt nẻ nặng và tổn thương da xảy ra trên diện rộng. Những điều kiện này đều làm tăng hấp thu axit salicylic vào máu và có nguy cơ gây ra các phản ứng toàn thân.

Thuốc ức chế calcineurin

Thuốc ức chế calcineurin là một trong những loại thuốc trị chàm khô được sử dụng phổ biến. Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như corticoid nhưng không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như da mỏng, giãn mao mạch, rậm lông và nổi mụn trứng cá ồ ạt. Do đó, thuốc ức chế calcineurin thường được dùng xen kẽ với thuốc bôi corticoid để giảm các tác dụng không mong muốn.

Như tên gọi, nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế chất hóa học calcineurin – thành phần hoạt hóa hiện tượng viêm ở da, dẫn đến tình trạng da đỏ, phù nề, bong tróc và ngứa ngáy. Hiện tại, thuốc ức chế calcineurin ở dạng bôi có 2 loại chính, bao gồm:

  • Tacrolimus: Tacrolimus được tạo ra từ vi khuẩn Streptomyces Tsukubaensis. Thuốc thường được sử dụng với hàm lượng 0.03% và 0.1%.
  • Pimecrolimus: Dẫn xuất của Ascomycin – có cấu tạo tương tự như Tacrolimus nhưng được bào chế từ vi khuẩn Streptomyces. Thuốc được sử dụng với hàm lượng 1%.

Thuốc ức chế calcineurin được chứng minh không gây teo da như corticoid. Tuy nhiên, vì thuốc có giá thành khá cao nên thường được khuyến khích dùng xen kẽ thay vì sử dụng dài hạn. Tác dụng phụ thường gặp thuốc là nổi ban đỏ, đau, dị cảm, nóng rát, ngứa ngáy,…

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

[mrec_form id=”58062″]

Thuốc kháng histamine H1 giảm ngứa do chàm khô

Histamine là chất trung gian gây ra phản ứng viêm và ngứa ngáy. Ở bệnh nhân bị chàm khô, cơ thể có xu hướng phóng thích histamine vào da gây ra tình trạng ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Trong trường hợp ngứa nhiều, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng histamine H1 để cải thiện.

Thuốc Promethazine - Tác dụng, cách dùng và lưu ý cần biết

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế đặc hiệu histamine ở thụ thể H1, từ đó giúp giảm ngứa ngáy ở vùng da tổn thương. Thuốc có 2 nhóm chính là thuốc thế hệ 1 (Promethazin, Clorpheniramin, Diphenhydramin,…) và thuốc thế hệ 2 (Fexofenadin, Cetirizin, Loratadin,…). Trong đó, thuốc kháng histamine H1 thế hệ 2 ít gây buồn ngủ hơn so với các loại thuốc thế hệ 1.

Thuốc kháng histamine H1 chỉ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, không hỗ trợ giảm tổn thương da và một số triệu chứng đi kèm. Do đó, nhóm thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn (khoảng 3 – 5 ngày).

⚠️⚠️LƯU Ý: Các nhóm thuốc kể trên bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa đối với bệnh lý chàm khô. Mặc dù có thể giúp cải thiện triệu chứng ngoài da nhưng thuốc không thể điều trị được căn nguyên sinh bệnh nên dễ tái phát. Xu hướng tái phát bệnh chàm thường là lần sau nặng hơn lần trước. Nhiều trường hợp người bệnh gặp tác dụng phụ do dùng thuốc trong thời gian dài dẫn đến da bị bào mòn, nhiễm độc corticoid, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Vì vậy, thay vì sử dụng thuốc Tây, người bệnh có xu hướng chuyển sang thuốc y học cổ truyền.

Các bài thuốc cổ truyền có nguồn gốc thảo dược được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng giúp điều trị chàm khô từ căn nguyên bên trong, loại bỏ triệu chứng kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể. Từ đó, bệnh chàm khô được loại bỏ từ trong ra ngoài, da được tái tạo, liền sẹo và hạn chế nguy cơ tái phát. Dưới đây là bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người bệnh tin dùng và khỏi bệnh hiện nay.

Chấm dứt bệnh chàm khô dai dẳng với bài thuốc Nam bí truyền Thanh bì Dưỡng can thang

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là thành quả của công trình nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị các bệnh viêm da”. Chủ nhiệm đề tài là thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương. Kế thừa bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và công thức thuốc bí truyền của người Tày, Thanh bì Dưỡng can thang được làm mới, trở thành giải pháp điều trị chàm – eczema hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe

[NGUỒN GỐC BÀI THUỐC]

Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn các bệnh viêm da cơ địa hàng đầu hiện nay, trong đó có bệnh chàm.

Thanh bì dưỡng can thang được giới thiệu trên VTV2

Thanh bì dưỡng can thang – Cơ chế TÁC ĐỘNG KÉP hiệu quả chữa bệnh gấp 3 lần

Bài thuốc là giải pháp trị chàm toàn diện nhất hiện nay khi kết hợp đồng thời 3 nhóm thuốc nhỏ gồm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA, tạo thành 3 mũi nhọn tấn công trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh chàm. Cụ thể: 

  • Thuốc ngâm rửa: Giúp sát khuẩn vùng da tổn thương, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
  • Thuốc bôi ngoài da: Hỗ trợ làm mềm da, loại bỏ vùng da có triệu chứng bệnh, phục hồi da từ sâu bên trong, dưỡng da mịn màng, không để lại sẹo.
  • Thuốc uống: Giúp tiêu viêm, giải độc, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong cơ thể, cải thiện chức năng gan và thận, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, phòng tránh bệnh tái phát trong thời gian dài.

Thành phần thảo dược sạch cam kết an toàn

Bài thuốc kết hợp hàng chục vị thuốc quý như Kim ngân hoa, Bồ công anh, Đơn đỏ, Phục linh, Ô liên rô, Tang bạch bì, Mò trắng, Trầu không… Tất cả được bào chế từ thảo dược sạch, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ. Bài thuốc sử dụng được với cả trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.

Tỷ lệ điều trị thành công cao, nhanh chóng

Trải qua thời gian dài điều trị thực tế, Thanh bì Dưỡng can thang đã chứng minh được công dụng vượt trội. Đông đảo các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao bài thuốc. Hàng ngàn bệnh nhân chàm – eczema đã tin dùng và khỏi bệnh nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh sau 2-3 tháng dùng thuốc trên 95%, số bệnh nhân còn lại cần nhiều thời gian hơn do chưa kiêng khem theo hướng dẫn của bác sĩ. Không ghi nhận trường hợp gặp tác dụng phụ, bệnh nhân không tái phát bệnh từ 1-5 năm nếu tuân thủ phác đồ dự phòng.

CHI TIẾT: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa chàm da được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao

thanh-bi-duong-can-thang-phan-hoi-cham
Phản hồi tích cực của người bệnh

Đặc biệt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang còn được nhiều đơn vị báo chí uy tín như Soha, 24h.com, VTC News đưa tin là giải pháp an toàn đánh bay bệnh chàm và các bệnh viêm da tự miễn nói chung.

LƯU Ý: Bài thuốc được kê đơn độc quyền bởi các bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Trung tâm để được bác sĩ đầu ngành tư vấn, điều trị và đồng hành cho đến khi khỏi bệnh theo thông tin dưới đây

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
  • Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ CHUYÊN GIA DA LIỄU

XEM THÊM: Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị chàm khô

Thuốc trị chàm khô được sử dụng để giảm khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc và phục hồi vùng da tổn thương. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngoài trừ kem dưỡng ẩm, các loại thuốc trị chàm khô đều chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định. Lạm dụng hoặc dùng thuốc quá liều đều gây ra các rủi ro và tác dụng không mong muốn.
  • Ngoài thuốc tây, bệnh nhân cũng có thể chữa bệnh chàm bằng đông y và thuốc Nam. Tuy nhiên để tránh những rủi ro đáng tiếc, nên lựa chọn phòng khám uy tín và đáng tin cậy.
  • Tổn thương do chàm khô gây ra có thể bị bội nhiễm nếu chăm sóc – điều trị không đúng cách. Trong trường hợp da nóng rát, đau nhức và ứ mủ, nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời. Nếu chủ quan, bội nhiễm da có thể tiến triển nặng thành viêm mô tế bào hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.

Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng.

Tin bài nên đọc: Bài thuốc bí truyền điều trị bệnh chàm được nhiều người tin dùng

Cập nhật lúc: 12:00 Sáng , 26/04/2023

Tin liên quan

Thực Hư Mẹo Chữa Bệnh Chàm Bằng Dầu Dừa Và Gợi Ý Từ Chuyên Gia

Chữa bệnh chàm bằng dầu dừa dừa có tác dụng cấp ẩm cho da, làm chắc chắn hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa sự tấn công của tác...

bệnh chàm khô

Bệnh Chàm Khô Là Gì? Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Trị Tận Gốc

Bệnh chàm khô đặc trưng bởi tình trạng vùng da ảnh hưởng bị khô, bong tróc, sần sùi và ngứa ngáy. Ngón tay, ngón chân và vùng da mặt là...

TOP KEM TRỊ MỤN TUỔI DẬY THÌ Ở NỮ GIỚI

Chàm Ngứa Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Tận Gốc

Chàm ngứa là bệnh da liễu không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Việc...

Bệnh Chàm Có Lây Không? Làm Sao Trị Dứt Điểm Không Để Lại Sẹo?

Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, bệnh eczema (chàm da) hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm - ngay cả...

Bé Bị Chàm Cơ Địa Có Sao Không? 3+ Cách Giúp Con Mau Khỏi Bệnh

Bệnh chàm cơ địa ở trẻ em là vấn đề rất nhiều cha mẹ có con nhỏ quan tâm. Vậy bệnh chàm là gì? Nguyên nhân nào khiến bé bị...

3 Cách Chữa Bệnh Chàm (Eczema) Hiệu Quả Nhất [Ngăn Tái Phát]

Chàm (eczema) là tình trạng da liễu phổ biến, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, thậm chí là tự ti khi giao tiếp. Nhiều trường hợp...

66 comments

  1. Thấy bải bài thuốc thanh bì dưỡng can thang này có hẳn 3 loại thuốc mà em thì sợ uống thuốc sắc lắm mà lại không có thời gian nữa chứ, liệu em dùng 2 loại thuốc bôi và thuốc ngâm rửa được không vậy?

    1. bạn ơi mình dùng thuốc này rồi, dùng thuốc ngâm rửa và thuốc bôi thì chắc không đủ bạn nên qua trung tâm hoặc gọi điện đến trung tâm để bác sỹ tư vấn cho chứ không dùng linh tinh được đâu, sđt trung tâm này: 0983 059 582

    2. Bạn dùng thuốc phải theo liệu trình của bác sĩ chứ không phải thích dùng loại nào thì dùng đâu, không thì mất công bào chế ra bài thuốc đâu bạn,tốt nhất mình đã dùng thì phải dùng theo đúng liệu trình bác sỹ cho thì mới có hiệu quả được, chứ không tiền mất lại không có hiệu quả lại phí công ra.

    3. Ui bạn lo gì thuốc bên trung tâm này họ sắc sẵn cho rồi không cần phải mất công đun nấu gì đâu, cũng dễ uống lắm không khó uống đâu nên phải dùng cả 3 loại thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất được nha, vì thuốc uống là điều trị bên trong mà bỏ làm sao được, có gì cứ qua trung tam bác sĩ giaỉ thích cho nhe hoặc vào link này mà tìm hiểu về thuốc:
      https://thuocdantoc.vn/benh/thanh-phan-bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang

    4. Tớ đang dùng dạng viên đây thấy hiệu quả lắm nè, trước cũng nghĩ dùng đông y thì phải dùng dạng sắc tốt hơn nhưng từ khi được bs tư vấn cho dùng dạng viên hoàn này thấy tiện lợi vô cùng, không mất thời gian mà lại dễ sử dụng, công dụng thì lại như nhau nữa nên tội gì mà không dùng, còn đâu ai thích dùng dạng thang vân có nhé, trung tâm họ sắc sẵn luôn cho rồi, qua đó mà dùng thuốc đi nha.

  2. Bé con nhà mình năm nay 4 tuổi chẳng hiểu sao bị bong tróc từng đám trên người , da sần lên khô ngứa lắm khó chịu cả đêm quấy khóc không ngủ được, chẳng hiểu sao mà đi khám bác sỹ bảo bị chàm khô xong cho thuốc tây về bôi cả tuần nay chưa thấy tiến triển gì mà trên da con cứ đỏ lên mình không yên tâm lắm, không biết có mẹ nào có con bị giống như vậy chưa à, thì chỉ giúp mình các điều trị với

    1. Trẻ con bị bệnh chàm này thì chỉ cần cho tắm nước mướp đắng với 1 tuần 2-3 lần là vừa lành tính mà làm mát da nữa, nhưng tắm ít thôi chứ đừng pha đặc quá thì cái gì nhiều quá cũng không tốt đâu, mà cách làm đơn giản lắm, chỉ cần lấy quả 1 -2 quả mướp đắng xanh bỏ hat đi xay lấy nước pha với nước ấm tắm cho bé là được nha chị, mùa hè rất nhiều người làm cho con tắm cái đấy đó.

    2. Tôi dùng đủ các mẹo dân gian như là tắm lá trầu không rồi bôi dầu dừa rồi mà cũng chả thấy hiệu quả gì cả, dùng mấy tháng rồi chứ có phải ít đâu, giờ nản quá dùng thuốc tây thì sợ ảnh hưởng không dám cho con dùng, chắc phải chuyển qua dùng nốt đông y xem sao mới được.

    3. Con trai mình sau 1 đợt điều trị thuốc kháng sinh mà toàn thân phát ban dưới dạng những đốm nhỏ màu hồng trên cổ tay chân, bụng , lưng sinh ra ngứa ngáy bong tróc nứt nẻ da mà may thay được bác hàng xóm giới thiệu sang trung tâm thuốc dân tộc kiểm tra và dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang mà con mình đã khỏi hẳn không còn thấy các nốt phát ban cũng không còn thấy ngứa ngáy bong tróc da nữa, thuốc của trung tâm này đúng là hiệu quả thật ý.

    4. Ui may quá tui cũng đang tìm hiểu bài thuốc này cho tui nì, tui cũng đang bị phát ban, ngứa ngáy khắp người sau 1 đợt dùng thuốc ks kéo dài đây, mà quảng cáo viết hay quá nên còn chưa tin lăm, mà không biết có điều trị được cho những lứa tuổi nào không nhỉ, không biết con bạn điều trị ở đó thì điều trị như nào thuốc uống hay thuốc bôi mà dùng bao lâu thì khỏi được vậy bạn.

    5. Thanh bì dưỡng can thang này tốt và hiệu quả đó, dùng được cho mọi lứa tuổi nha, bạn nên đến tận nơi bác sỹ khám kỹ càng hơn đó, mình đã đến tận nơi đây khám có bác sỹ tuyết lan khám và kê đơn thuốc này gồm có cả thuốc uống và cao bôi ngoài da còn có thêm cả thuốc để tắm rửa hoặc ngâm đó, bác sỹ còn dặn dò kỹ lưỡng về cách dùng cho bé nữa đó, dùng trong khoảng hơn 3 tháng thôi là khỏi hẳn các triệu chứng ngứa ngáy mẩn ửng đỏ đó, đến giờ hơn 1 năm rồi mà mình cũng không thấy bị tái lại bệnh nữa đó. bạn cứ thử đến nơi mà khám xem sao.

    6. Đây là thuốc đông y làm sao mà nhanh được như tây y thông thường cứ phải tầm 2-4 tháng tùy tình trạng bệnh, đã xác định dùng đông y thì phải chịu khó kiên trì mà dùng sẽ có hiệu quả đó, điều trị tận gốc được bệnh nên cứ kiên trì dùng đi nha, chi phí cũng tùy từng người nên cứ qua đó mà khám thì mới biết cụ thể nha, hoặc gọi điện vào đây mà tư vấn nha: 0287109669

    7. Em thì bị mấy năm dùng thuốc tây chữa tốn kém lắm, mỗi 1 tháng điều trị dùng thuốc hết mấy triệu tiền thuốc , nghĩ nhiều lúc tiền lắm mà còn chả khỏi được bệnh nghĩ cũng nản nhưng từ kghi chuyển sang điều trị đông y 2 triệu rưỡi / tháng mà thấy ổn định đươc lâu dài thì quá rẻ ấy. Tiền như thế mà được thuốc tốt thì em cũng phải cố theo cho bằng được, chị vào đây mà tìm hiểu chi tiết gái cả thuôc này nha:https://drbacsi.com/thanh-bi-duong-can-thang/

    8. chi phí thuốc 2,5 triệu/ tháng / tháng so với tây y thì có vẻ hơi mắc nhỉ nhưng hiệu quả điều trị mà ổn định được lâu dài như thế thì cũng đáng ạ. Để em sắp xếp rồi cố gắng qua khám với theo thuốc xem sao, không biết dùng có khỏi được như chị không nữa. Cám ơn chị đã chia sẻ những kinh nghiệm

    9. Trung tâm này có 3 cơ sở đó bạn, ở Băc Giang thì không có cơ sở nào cả nhưng bạn có thể qua cơ sở ở HN cho gần nha, địa chỉ cụ thể đây bạn tiện đâu thì qua đó nhe:
      HÀ NỘI
      Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội
      Điện thoại: (024)7109 6699
      HỒ CHÍ MINH
      Số 145 Hoa Lan, Phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
      Điện thoại: (028)7109 6699

  3. Em muốn mua bài thuốc Thanh bị dưỡng can thang để cho chồng điều trị, nhưng mà ở xa quá biết làm thế nào đấy ạ, Trung tâm có thể gửi về tận nhà cho em được không.chồng em dùng nhiều thuốc rồi cũng muốn điều trị cho khỏi hẳn, đọc được mọi người chia sẻ về bài thuốc này nên đang hy vọng thuốc này chữa được

    1. Mua qua mạng làm gì có bệnh thì nên nghỉ 1 ngày mà đi khám tận nơi cho yên tâm chứ gửi về thế này biết thế nào mà dùng, lại không đảm bảo chất lương, tôi hay qua trực tiếp trung tâm ở đây này: : 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, HCM sđt: 0287109669

    2. Trung tâm người ta là trung tâm có uy tín mà thuốc do tự họ bào chế ra là thuốc độc quyền thì làm gì có ai mà có thuốc giống thế mà gửi hàng nhái cho bạn được chứ, bạn có thể liên hệ sđt hoặc app zalo sđt này 0983 059 582 sẽ có bác sỹ tư vấn kỹ càng về cách thức khám và gửi thuốc về cho bạn nha, mình đặt thuốc theo trung tâm này nhiều rồi mà mình cũng gửi đi cho các bạn mình dùng thuốc ở đây rất hiệu quả và an toàn đấy bạn nha, bac sỹ thì tư vấn nhiệt tình chu đáo nữa nên là yên tâm đi bạn,

    3. Có đấy họ làm tất cả các ngày trong tuần luôn, từ 8h – 17h30, mà cuối tuần thì thường đông đó nên gọi điện vào đây: 0983 059 582 mà đặt lịch trước cho đỡ phải chờ nha.

  4. năm nay cháu 28 tuổi rồi. Bị chàm khô gần 10 năm rồi ạ. Cháu không biết bệnh này có lấy không khi mà bố cháu bị rồi đến cháu lại bị. Có cách nào trị bệnh này triệt để cho hết lây được không ạ?

    1. Bệnh này theo như bác sĩ giải thích cho mình thì không có lây từ người này sang người khác đâu, nhưng có tính di truyền đó bạn, bác sĩ bảo tỷ lệ người mắc chàm khô khi có tiểu sử gia đình và người thân mắc bệnh cao gấp đôi người bình thường đó enen bố bạn mà bị thì bạn bị là phải thôi, nên bạn cũng đi mà điều trị sớm đi không sau này lại lây snag cho con cái thì khổ.

    2. Có đấy họ làm tất cả các ngày trong tuần luôn, từ 8h – 17h30, mà cuối tuần thì thường đông đó nên gọi điện vào đây: 0983 059 582 mà đặt lịch trước cho đỡ phải chờ nha.

    3. Cháu hỏi ở đay không có bac sĩ trả lời đâu cháu. Cháu muốn được bác sĩ tư vấn cháu inbox trực tiếp cho bác sĩ trên fanpage ý cháu ạ. Còn theo như bác biết thì bênh vảy nến này nó không có lây đâu, nhưng mà nó có yếu tố di truyền, vì kiểu bố con sẽ có thể trạng da dẻ giống nhau, nên bố bị rồi thì con cũng có nguy cơ bị bệnh, cháu vào bài này mà lấy số điện thoaị của bác sĩ mà gọi hỏi nhé
      https://vhea.org.vn/thanh-bi-duong-can-thang-chua-benh-cham-eczema-co-tot-khong-23344.html

    4. vậy cho cháu xin địa chỉ fb của trung tâm với ạ, để cháu hỏi bác sĩ. Cháu đi làm, bị tình trạng này cũng ngại lắm, nên muốn trị sớm cho mau khỏi bác ạ.

    5. Phải bị bệnh thì mới hiểu được ấy. Từng vùng da trên cơ thể cứ đỏ, bong tróc vảy liên tục. Ngồi đâu đi đâu là cũng thấy dấu vết bụi vảy khắp nơi. Mọi người né tránh tiếp xúc đụng chạm, nhiều lúc tủi thân tới phát khóc. May mà nhờ trung tâm mà tôi đã điều trị được ổn định rồi, da dẻ hiện tại như người bình thường, giờ đã có thê sinh hoạt giao tiếp như bình thường, không còn tự ti nữa. Bạn nên qua đó mà điều trị đi dứt điểm được bệnh đó, không lại để nặng hơn càng khó chữa nha.

  5. Mình bị chàm hóa do di truyền. Cả bố và chị gái mình đều bị. Nhưng chị gái mình từ hồi lấy chồng sinh con tự dưng không bị nữa còn mình không hiểu sao không thấy hết mà cứ bị mãi ở các đầu ngón tay cứ khô ráp nứt nẻ đến này là 7 năm rồi ngày càng nặng lên mà có lúc còn thấy mủ cơ. Mà đi viện dùng bao nhiêu thuốc cả uống, bôi, sữa tắm dành cho chàm khô rồi chứ có phải là gì đâu cơ chứ. Lo lắng quá không biết làm thế nào đây. hic

    1. Mình thấy tắm lá nước trà xanh hay lá ổi rất tốt luôn đấy . Tắm nước lá cũng điều trị khỏi nhé. Mình chính là minh chứng đấy đây

    2. chàm này điều trị bằng dầu dừa cũng khỏi đấy. dầu dừa thì là thần dược của da rồi. bạn nên thử dầu dừa nhé. trước thấy chị làm cùng mình cũng chữa chàm bằng dầu dừa đó.

    3. Nếu đã di truyền thế thì bạn nên điều trị thuốc triệt để chứ mẹo thì mình thấy chỉ đỡ chứ sẽ tái lại đấy nhé. Nhất là với con gái lại càng liên quan đến vấn đề thẩm mỹ nữa

    4. Em thấy mọi người bảo chàm ở tay chân chứ như em đợt này bị bong vảy đỏ da sần sùi ở chân tóc, mấy bác hàng xóm bảo chàm da đầu mà em nghĩ là không phải ấy, các anh chị đã bị rồi cho em hỏi liệu có phải là chàm da đầu không ạ. em lo lắng quá.

  6. Bé nhà mình gần tháng nay bị bong vẩy khô da nứt vùng đầu ngón tay với chân nhiều. Đi khám da liễu bác sỹ bảo chàm khô. Trong khi nhà mình đâu có ai bị đâu mà tự dưng con bé bị. Nghĩ đến mà sợ quá liệu có điều trị khỏi được không chứ thấy bác sỹ bảo chỉ khỏi theo đợt bao giờ bị lại phải uống thuốc. Có ai có cách nào khác không chỉ cho mình với chứ bệnh lâu dai dẳng thế này có ngày rồi sẽ nhờn thuốc mất.

    1. Bệnh này cũng có gì đâu mà lo. Trên mạng nhiều mẹo chữa tắm, tắm lá rồi đắp dưa leo này. Hoặc là dùng muối, trước con bé nhà mình bị dùng mẹo mấy lần là khỏi hẳn cần gì dùng thuốc đâu

    2. Chồng tôi hơn tuần nay thấy da ở chỗ cổ tay bị khô, bong vẩy và sần sùi, ngứa ngáy điên đảo xong còn nứt ra ấy, cũng có đọc qua mấy bài thấy bảo chàm khô mà không biết liệu có phải không vì thấy bảo bệnh này khó chữa ấy

    3. Tôi bị bệnh chàm khô kể từ khi dùng bài thuốc của trung tâm này bệnh của tôi đã lành dùng tháng đầu bệnh giảm ít thì cũng hơi sốt ruột nhưng càng về sau thấy da mềm dần, hết nứt da chảy máu và bong tróc. 3 năm nay bệnh không trở lại

  7. Có ai bị chàm hóa ở môi như mình mới biết cảm giác khó chịu đến nhường nào. Đi đâu cũng phải bịt kín vì mặc cảm. mà da vùng đó khô theo bản năng mà liếm thì xót thôi rồi. Đau rát mà da cứ nứt ra ý.

    1. Mình cứ tưởng tượng cái cảnh như mình bị lẻ vào mùa đông ấy. ăn mặn chút muối dính tí mắm thì xót không tả nổi nhưng mà mấy ngày bôi kem dưỡng ẩm là khỏi

    2. Cùng như bạn bị chàm khô ở môi đây, nói chung là ở chỗ khác còn đỡ đây trên mặt đã khó chịu xong còn mất thầm mỹ vô cùng ấy. Mình cũng đã đi điều trị mấy viện da liễu nhưng chỉ 1 đợt xong lại tái lại. Giờ mà có chỗ điều trị khỏi thì dùng có tốn bao tiền mình cũng phải điều trị.

  8. Tôi thấy tôi không giống mọi người cho lắm bỏi vì vết chàm của tôi ở bàn chân 2 bên mà mọc nhiều mủ nước. Bác sỹ bảo là tôi bị chàm tổ đỉa, do không điều trị dứt điểm nên nhiều khi mủ vỡ nước lại gây nhiễm trùng. Tôi thấy việc dùng thuốc không hiệu quả triệt để cho lắm. Mọi người cho tôi hỏi là có ai dùng thuốc mà điều trị khỏi bệnh chàm tổ đỉa này chưa?

    1. Tôi cũng như bạn đấy, dùng thuốc ở mấy viện tw rồi mà cũng có thấy ăn thua gì đâu. Nghĩ cảnh này có khi bỏ cuộc mất, tốn bao tiền của rồi mà bệnh thì vẫn còn đó không khỏi hẳn.

    2. Em dùng thuốc bao lâu quá trình dùng thế nào em chia sẻ giúp em rõ hơn 1 chút được không? Anh cũng đang tính đến dùng đông y mà chưa biết nên dùng thuốc nào đây.

    3. Em trước bị chàm tổ đỉa ở chân. Chân rất nhiều nốt mủ và ngứa. Dùng nhiều mẹo và thuốc tây cũng không ăn thua. Sau được bác hàng xóm chỉ cho bài thuốc thanh bì dưỡng can thang bên trung tâm thuốc dân tộc. Thuốc này có thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi. Tháng đầu dùng thuốc thì thấy tình hình cũng không cải thiện mấy ở đoạn thời gian này nhiều người hay nản lắm mà bỏ cuộc nhưng sang tháng thứ 2 thì thấy tình trạng các nốt tổ đỉa ít dần theo hàng tuần mà không ngứa nữa đâu ạ. Sang tháng thứ 3 thì còn ít nốt thôi đến hết tháng may mắn là cũng hết nốt luôn. em vẫn mua thêm thuốc ngâm thêm thôi chứ không cần uống hay bôi gì cả.

    4. Không phải đâu anh ạ vì còn tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh nữa không phải ai cũng như anh nên liệu trình dùng thuốc cũng sẽ khác nhau đấy.

    5. Họ có làm việc chủ nhật đấy nhưng thường đông nên tốt nhất là phải đặt lịch trước chứ không mình không chủ động được giờ chị ạ

    6. Tôi đã đi khám ở trung tâm rồi tôi thấy nên gọi điện đặt lịch trước bác sỹ hỗ trợ tốt hơn chứ không là đông lắm. Hôm tôi đi khám mấy lần ngày thứ đã đông chủ nhật càng đông hơn đấy.

  9. Chàm hóa ở đầu ngón tay là đau khổ nhất vì bàn tay thường xuyên tiếp xúc với nước, huhu, mình cũng bị, trước khi có bầu, đặc biệt đợt về bắc trong dịp tét, rét quá nức chảy máu luôn, và cũng ko có cách gì chữa khỏi cả. Chỉ thoa thuốc hy vọng là giảm thôi. Trong sinh hoạt thì mình phải luôn đeo găng tay để chế biến đồ ăn hay làm gì tiếp xúc với nước, găng tay xốp á, chứ mang găng tay cao su rửa chén thì ko được vì da tiếp xúc với găng tay cao su chỉ làm nặng thêm, hy vọng theo thời gian hết, mình đẻ đứa đầu tiên cũng chả hết đâu, sống chung với cái này mấy năm rồi, chỉ có thuyên giảm hoặc nặng lên thôi. Nghĩ mà chán vô cùng…

  10. Con mình 3 tuổi cũng bị bệnh này, mình đã làm đủ cả, ăn kiêng tôm cua gà, tắm bằng xà phòng chuyên dụng, thoa Cetaphil sau khi tắm để giữ ẩm da, không tắm nước quá nóng, không giặt đồ con bằng xà phòng đậm đặc, không dùng nước xả…mà bệnh của con mãi chẳng khỏi.
    Sau có người bày dùng thuốc nam rất hiệu nghiệm, mình thử cho con thì may mắn con hợp thuốc bệnh đỡ dần rồi hết, nhưng con mới khỏi chưa được 1 năm cũng chưa biết có tái lại không nữa

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *