Thuốc Ngủ: Các Loại Mạnh, Nhẹ Và Thông Tin Lưu Ý Cần Biết

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê các loại thuốc ngủ để cải thiện tình trạng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Thuốc ngủ có nhiều dạng bao gồm thuốc gây ngủ, thuốc an thần, thuốc kéo dài giấc ngủ và các loại khác. Do đó trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thuốc ngủ là gì?

Thuốc ngủ là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn được sử dụng để hỗ trợ giấc ngủ, kéo dài giấc ngủ, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đôi khi thuốc ngủ được gọi là thuốc an thần, là các loại thuốc có thể làm chậm hoạt động của não bộ, giúp não bộ thư giãn và dẫn đến các cơn buồn ngủ.

Các loại thuốc ngủ theo toa phổ biến nhất thường có tác dụng thôi miên, là các loại thuốc trong nhóm thuốc chủ vận thụ thể benzodiazepine hoặc benzodiazepine. Đây là các loại thuốc ngủ mạnh và có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi lợi dụng hoặc lạm dụng.

Do đó, nếu cảm thấy cần sử dụng các loại thuốc ngủ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại thuốc ngủ nhẹ phổ biến

Thuốc ngủ nhẹ có tác dụng hỗ trợ thư giãn và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp mất ngủ cấp tính hoặc khó ngủ. Thuốc thường có tác dụng liên tục trong 4 – 6 giờ, tuy nhiên cơn buồn ngủ có thể kéo dài hơn.

Mặc dù được xếp vào nhóm thuốc ngủ ít rủi ro nhưng người bệnh cần sử dụng thận trọng để tránh tình trạng ngủ ngày, nhầm lẫn, khó tiểu ở người lớn tuổi, đau đầu và một số tác dụng phụ khác.

1. Thuốc hỗ trợ giấc ngủ Diphenhydramine

Diphenhydramine là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng Histamine, được sử dụng để cải thiện các triệu chứng mề đay mẩn ngứa, dị ứng nói chung và cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, Diphenhydramine cũng được chỉ định để giúp não bộ thư giãn, gây ngủ và giúp người bệnh ngủ dễ dàng hơn.

KHUYẾN CÁO: Tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm: Chóng mặt, táo bón, Đau dạ dày, ảnh hưởng đến tầm nhìn, khô miệng, mũi, cổ họng. Đối với phụ nữ mang thai, thuốc chỉ được sử dụng khi cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, thuốc có thể đi vào sữa mẹ và dẫn đến một số ảnh hưởng không mong muốn ở trẻ sơ sinh. Vì vậy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

2. Thuốc hỗ trợ điều chỉnh giấc ngủ Rozerem

Rozerem là thuốc được sử dụng để điều trị mất ngủ, giúp người bệnh ngủ nhanh hơn, sâu hơn và hạn chế tình trạng thức dậy giữa đêm. Thuốc hoạt động giống như một chất tự nhiên gọi là melatonin được sản xuất bởi cơ thể. Hoạt chất này giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức (nhịp sinh học) để giúp người bệnh điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.

KHUYẾN CÁO: Mặc dù là thuốc ngủ nhẹ, ít tác dụng phụ và rủi ro nhưng liều dùng Rozerem phụ thuộc vào tình trạng y tế và sức khỏe của người bệnh. Không tự ý tăng hoặc giảm liều để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, nếu xuất hiện các dấu hiệu như thay đổi tâm trạng như cảm giác chán nản hoặc nếu tình trạng khó ngủ, mất ngủ không được cải thiện, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ kê đơn.

Thuốc không sử dụng cho bệnh nhân bệnh gan nặng, có tiền sử về bệnh hô hấp như viêm phế quản, khí phế thủng và ngưng thở khi ngủ. Bên cạnh đó, thuốc chỉ được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, mặc dù không rõ thuốc có đi vào sữa mẹ hay không, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh, phụ nữ đang cho con bú nên thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng Rozerem.

3. Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Thuốc chống trầm cảm ba vòng liên kết nhiều thụ thể não bao gồm acetylcholine nhằm mục đích an thần, gây ngủ và kéo dài thời gian ngủ. Thuốc được sử dụng ở liều thấp để điều trị tình trạng mất ngủ, khó ngủ và rối loạn giấc ngủ. Mặc dù nguy cơ tác dụng phụ thấp nhưng người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng Doxepin: Doxepin là thuốc chống trầm cảm sử dụng theo toa thuốc của bác sĩ để cải thiện các vấn đề về tinh thần, tâm trạng và giảm lo âu. Thuốc cũng được sử dụng để tăng cảm giác hạnh phúc, cắt giảm lo lắng, giúp người bệnh ngủ ngon hơn và tăng mức năng lượng khi thức dậy. Doxepin là thuốc hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến sự cân bằng một số hóa chất tự nhiên trong não. Thuốc được sử dụng 1 – 3 lần mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.

KHUYẾN CÁO: Thuốc này cần ít nhất 1 tuần để phát huy tác dụng và người bệnh có thể mất ít nhất 3 tuần để nhận thấy hiệu quả điều trị. Điều quan trọng là sử dụng thuốc ngay khi người bệnh cảm thấy các triệu chứng mất ngủ đã được cải thiện. Không nên ngưng thuốc nếu không nhận được sự đồng ý của bác sĩ để tránh các phản ứng nghiêm trọng hơn. Ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng, đau đầu, mệt mỏi.

Thuốc hỗ trợ cải thiện giấc ngủ Amitriptyline: Amitriptyline được sử dụng điều trị những vấn đề về tinh thần như trầm cảm. Thuốc có thể cải thiện tâm trạng, cảm giác, giảm lo lắng, căng thẳng và giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Thuốc thường được sử dụng 1 – 4 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, liều lượng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và điều kiện y tế của người dùng. Ngoài ra, thuốc có thể cần ít nhất 1 tuần để cải thiện các triệu chứng và có thể mất 4 tuần để nhận được hiệu quả tốt nhất.

KHUYẾN CÁO: Mặc dù hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện cảm giác buồn nã, có ý nghĩ tự tử hoặc nếu các dấu hiệu mất ngủ không được cải thiện.

Thuốc điều trị trầm cảm Trazodone: Trazodone hoạt động bằng cách giúp khôi phục sự cân bằng của một hóa chất tự nhiên (serotonin) trong não. Thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm, cải thiện tâm trạng, tăng mức năng lượng, giảm lo lắng và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ liên quan đến trầm cảm. Liều lượng sử dụng dựa trên tình trạng y tế và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Dùng thuốc chính xác theo liều lượng quy định để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, không tự ý ngừng thuốc, điều này có thể tăng lo lắng, kích động và khó ngủ.

KHUYẾN CÁO: Thuốc có thể mất 2 – 4 tuần để đạt hiệu quả cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. Các tác dụng phụ như: Run rẩy, ác mộng, ù tai, đi tiểu ra máu, có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đau bụng, đau họng dai dẳng, khó thở, đau dạ dày. Ngoài ra, thuốc có thể làm tăng serotonin, dẫn đến ngộ độc serotomin. Đối với nam giới, thuốc có thể gây cương cứng kéo dài từ 4 giờ trở lên, dẫn đến đau đớn.

Nhóm thuốc ngủ an thần có chọn lọc

Thuốc GABA chọn lọc là nhóm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh nhằm mục tiêu giảm sự kích thích thần kinh. Thuốc được sử dụng để cải thiện các vấn để về giấc ngủ ở người lớn và được sử dụng giới hạn trong 1 – 2 tuần hoặc ít hơn để tránh các rủi ro không mong muốn. Thuốc GABA chọn lọc là nhóm thuốc ngủ có tác dụng trung bình, tác dụng liên tục trong 6 – 8 giờ có thể gây nghiện (nhưng thường là thấp). Tuy nhiên, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để táng các rối loạn trí nhớ, ảo giác hoặc thay đổi hành vi nhận thức.

1. Thuốc an thần gây ngủ Zolpidem

Zolpidem được sử dụng để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ ở người lớn. Thuốc thường được chỉ định ở người khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, thường xuyên thức giấc về đêm. Sử dụng thuốc trước khi đi ngủ có thể tác động lên não bộ, hỗ trợ làm dịu não bộ, giúp người bệnh ngủ nhanh chóng hơn và sâu hơn.

Ngoài ra, Zolpidem được khuyến cáo sử dụng khi bụng đói và trước khi đi ngủ. Không dùng thuốc khi no hoặc dùng kèm bữa ăn, điều này có thể khiến thuốc hoạt động không đúng cách. Liều dùng thuốc phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và tình trạng y tế. Tuy nhiên, không sử dụng quá 10 miligam mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

KHUYẾN CÁO: Các tác hại nghiêm trọng của thuốc Zolpidem có thể bao gồm: Mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng, tăng nguy cơ trầm cảm, kích động, ảo giác, có hành vi hung hăng, lo lắng, bồn chồn Khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, cần thận trọng và chỉ sử dụng cho trường hợp cần thiết. Trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ sử dụng Zolpidem vào 3 tháng cuối thai kỳ có thể bị rối loạn giấc ngủ, khó thở, đi khập khiễng hoặc có các dấu hiệu nghiện thuốc.

2. Thuốc trị rối loạn giấc ngủ Eszopiclone

Eszopiclone là thuốc được sử dụng để điều trị một số vấn đề về giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ nhanh hơn, sâu hơn, lâu hơn và giảm tần suất thức dậy giữa đêm. Eszopiclone là nhóm thuốc ngủ an thần tác động lên não bộ và tạo ra hiệu ứng làm dịu não bộ.

Liều lượng Eszopiclone được chỉ định dựa trên tình trạng y tế của người bệnh, tuổi tác, chức năng gan, các loại thuốc đang sử dụng. Liều lượng cơ bản là 1 miligam trước khi đi ngủ và tối đa là 3 miligam mỗi ngày. Thuốc có thể gây mất tỉnh táo ở người lớn tuổi và người bệnh gan, do đó thận trọng khi sử dụng thuốc.

LƯU Ý: Tác dụng của thuốc có thuốc co thể kéo dài đến sáng hôm sau. Nếu người bệnh không ngủ đủ giấc, khoảng 7 – 8 tiếng, thuốc có thể gây mất trí nhớ, lú lẫn, gặp khó khăn khi thực hiện một số hoạt động và hành vi. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm: Chóng mặt, khô miệng, có mùi vị khó chịu trong miệng, tăng nguy cơ té ngã, gây tai nạn.

3. Thuốc ngủ Zaleplon

Zaleplon được xếp vào nhóm thuốc thôi miên, hoạt động trên một số trung tâm nhất định trong não bộ để giúp người bệnh thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn cho những người gặp khó khăn khi ngủ. Nếu người bệnh có vấn đề như không thể ngủ qua đêm hoặc thường xuyên thức dậy, thuốc có thể không phù hợp để sử dụng.

LƯU Ý: Zaleplon không được sử dụng cho các giấc ngủ ngắn. Nếu người dùng không ngủ đủ ít nhất 7 – 8 giờ, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, gặp khó khăn khi thực hiện một số hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo và mệt mỏi trong ngày. Thuốc này được kê đơn trong một thời gian ngắn. Người bệnh có thể cảm thấy lo lắng hoặc khó ngủ trong 1 – 2 ngày sau khi ngừng thuốc. Mặc dù là một loại thuốc ngủ có tác dụng trung bình nhưng Zaleplon có thể gây nghiện. Do đó, người bệnh không lạm dụng thuốc hoặc tự ý tăng liều.

Các loại thuốc ngủ mạnh sử dụng theo toa của bác sĩ

Thuốc ngủ mạnh có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn hoặc ngủ lâu hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.

Các loại thuốc theo toa thường có khả năng gây nghiện và lạm dụng cao. Do đó, không tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.

1. Thuốc ngủ mạnh Ativan

Ativan được sản xuất từ hoạt chất Lorazepam, thuộc nhóm thuốc thuộc chủ vận benzodiazepin. Thuốc tác động lên não và dây thần kinh (hệ thần kinh trung ương) để làm dịu não bộ, điều trị lo âu và gây ngủ. Thuốc có tác dụng kéo dài liên tục trong 4 – 12 giờ. 

KHUYẾN CÁO: Ativan là thuốc chữa mất ngủ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, bao gồm các rủi ro như lú lẫn, thiếu sự phối hợp, mệt mỏi, đau đầu, buồn chồn, trầm cảm, tăng nhãn áp… Ngoài ra, thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ativan là thuốc ngủ theo toa được chấp nhận sử dụng điều trị một số điều kiện y tế dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc để tránh các vấn đề về thể chất, tâm lý hoặc rối loạn hành vi nhận thức.

2. Thuốc bình thần Halcion

Halcion là thuốc được sản xuất từ hoạt chất triazolam thuộc nhóm thuốc benzodiazepin. Thuốc gây tác động lên não, làm dịu não bộ và được dùng để điều trị tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ nhanh hơn, lâu hơn và giảm tần suất thức dậy vào ban đêm. Halcion được sử dụng giới hạn trong thời gian ngắn, từ 1 – 2 tuần hoặc ít hơn.

KHUYẾN CÁO: Halcion có thể gây nghiện. Dừng sử dụng Halcion đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đỏ bừng mặt, co thắt dạ dày, hồi hộp, run rẩy. Một số tác dụng phụ phổ biến: Gây chóng mặt, khó khăn trong sự phối hợp dẫn đến té ngã, tai nạn, gây buồn ngủ trong ngày. Tác dụng phụ nghiêm trọng như mất trí nhớ, thay đổi tâm thần, hành vi, cảm xúc, xuất hiện ảo giác, kích động, hành vi hung hăng, có suy nghĩ tự tử. Ngoài ra, Halcion có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra.

3. Thuốc hỗ trợ giấc ngủ Diazepam

Diazepam là hoạt chất được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn lo âu, an thần, chống kích động, làm dịu não bộ và gây ngủ. Diazepam thuộc nhóm các thuốc benzodiazepin, có thể làm chậm hoạt động của não bộ và giúp não thư giãn.

KHUYẾN CÁO: Tác dụng phụ của thuốc ngủ Diazepam thường bao gồm lú lẫn, hay quên, trí nhớ kém, yếu cơ, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn nước bọt, phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, phát ban, rối loạn thị giác, khó nói, rối loạn tình dục, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu vàng, vàng da, tăng enzyme gan, hạ huyết áp, ngừng thở, đau và viêm… Đối với trẻ em, diazepam có thể dẫn đến các thay đổi bề tinh thần như kích động, ảo giác, bồn chồn. Người lớn tuổi có thể nhạy cảm với thuốc dẫn đến các thay đổi về tâm trạng và cảm xúc. Ngoài ra, thuốc không được khuyến cáo trong thai kỳ, sau sinh.

Tác dụng phụ của thuốc ngủ không thể xem thường

Các loại thuốc ngủ đều có thể có tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Do đó, các loại thuốc này đều được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tác dụng phụ có thể xuất hiện ở thuốc ngủ nhẹ và thuốc ngủ theo toa. Cụ thể, các tác dụng phụ bao gồm:

  • Đau đầu, chóng mặt, tăng nguy cơ té ngã
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy,  và buồn nôn
  • Buồn ngủ kéo dài, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Với một số loại thuốc ngủ theo toa, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoạt động trong vô thức, bao gồm các hành vi như đi bộ, lái xe, quan hệ tình dục. Ngoài ra, người bệnh có thể mất trí nhớ trong lúc hoạt động dưới sự tác động của thuốc.
  • Tác dụng phụ có thể nghiêm trọng hơn ở những người uống rượu, người cao tuổi và những người bị ngưng thở khi ngủ.

Ngoài ra, nếu sử dụng trong thời gian dài, người bệnh có thể bị phụ thuộc hoặc lạm dụng thuốc. Điều này có thể dẫn đến các hậu quả sức khỏe lâu dài bao gồm:

  • Mất trí nhớ
  • Rối loạn tâm thần và hành vi
  • Khiến các triệu chứng rối loạn giấc ngủ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không sử dụng thuốc

LỜI KHUYÊN: Để hạn chế tình trạng nhờn thuốc, nghiện thuốc, phụ thuộc vào thuốc và những tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc ngủ, xu hướng điều trị mất ngủ bằng thuốc y học cổ truyền được đông đảo người bệnh lựa chọn. Ưu điểm vượt trội của thuốc Y học cổ truyền là khả năng điều trị mất ngủ từ căn nguyên, mang lại giấc ngủ ngon tự nhiên, không tác dụng phụ, không phụ thuộc thuốc, không nhờn thuốc, hiệu quả lâu dài và chống tái phát.

Mất ngủ được gọi là chứng “thất miên” hay “bất mị” trong Y học cổ truyền. Nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm chức năng của ngũ tạng tâm (tim), can (gan), tỳ (tiêu hóa), phế (phổi), thận. Đồng thời tinh huyết không đủ, vinh vệ suy yếu, tà khí bên ngoài nhiễu động tâm trí mà dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay tỉnh giấc. Mất ngủ có nhiều thể như tâm tỳ lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, can uất, đàm nhiệt… Mỗi thể bệnh sẽ có các phép trị phù hợp. Một số phép trị nổi bật là dưỡng tâm, an thần, định chí, kiện tỳ, tư âm giáng hỏa, thanh nhiệt hóa đàm…

Lưu ý khi điều trị bệnh mất ngủ

Trong quá trình sử dụng thuốc và điều trị mất ngủ, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc ngủ để hạn chế các rủi ro không mong muốn.
  • Không uống thuốc ngủ cho đến lúc cần đi ngủ. Điều này có thể hạn chế các nguy cơ tai nạn, chấn thương, té ngã và các rủi ro khác.
  • Chỉ uống thuốc ngủ khi có thể đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc, 7 – 8 tiếng. Nếu thức dậy trước thời gian này, người bệnh có thể bị mất trí nhớ hoặc rối loạn hành vi.
  • Theo dõi các tác dụng phụ như chóng mặt hoặc buồn ngủ vào ban ngày. Thông báo với bác sĩ để thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Không uống rượu để tránh tăng tác dụng an thần. Đôi khi một lượng nhỏ rượu kết hợp với thuốc an thần có thể khiến người bệnh chóng mặt, thay đổi tâm trạng hoặc thậm chí là ngất xỉu.
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.
  • Ngừng thuốc thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc cần dừng dần dần để tránh các cơn nghiện thuốc và hành vi nguy hiểm.

Thuốc ngủ được chỉ định để cải thiện các vấn đề giấc ngủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc có thể dẫn đến nhiều rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, sử dụng thuốc điều trị mất ngủ Y học cổ truyền có nguồn gốc thảo dược là giải pháp hiệu quả và an toàn mà người bệnh nên lựa chọn. Thuốc Y học cổ truyền sẽ được kê đơn và gia giảm theo thể trạng, mức độ mất ngủ gặp phải để tối ưu hiệu quả điều trị. Người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị hiệu quả nhất.

LIÊN HỆ NGAY VỚI BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ HIỆU QUẢ NHẤT

Cập nhật lúc: 11:01 Sáng , 17/03/2023

Tin liên quan

Đau Nửa Đầu Bên Trái: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Chứng đau nửa đầu bên trái thường xảy ra do các nguyên nhân như chấn thương hoặc bệnh lý. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả các biến...

Nhụy Hoa Nghệ Tây Chữa Mất Ngủ Có Tốt Không? Sử Dụng Thế Nào?

Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài đang trở thành căn bệnh của “thời đại”. Thay vì tìm đến các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, nhiều người tiêu...

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

Hầu hết phụ nữ sau sinh đều có một giai đoạn rối loạn khí sắc, tính tình thay đổi, tâm trạng thường xuyên gắt gỏng và nhạy cảm hơn rất...

Rối loạn tiền đình là bệnh gì? | Vinmec

Rối Loạn Tiền Đình: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không điều trị rối loạn tiền đình sớm, bệnh có...

Đau đầu ở thái dương là tình trạng phổ biến nhưng không thể chủ quan.

Đau Đầu: Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh đau đầu là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài. Đây có thể là dấu hiệu...

Đau Đầu Buồn Nôn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Trong xã hội ngày nay, cuộc sống với guồng quay bận rộn, với những ganh đua… khiến cho con người ta dễ gặp áp lực. Sự áp lực kéo dài...

32 comments

  1. Em có bị mất ngủ thời gian dài do căng thẳng,stress kéo dài và có dùng thuốc an thần Doxepin được mấy tháng, lúc đầu em mới uống thuốc dễ đi vào giấc ngủ hơn nhưng càng lâu sau em càng khó ngủ, mà người em mệt mỏi, gầy gò. Em muốn thay đổi thuốc để an toàn và có thể dùng lâu dài đc, ai có cách gì giúp em ko?

    1. mình nghĩ tốt nhất bạn nên đi khám và nhờ bs tư vấn thuốc cẩn thận cho bạn chữ dùng nhiều thuốc tây y quá sợ nhờn thuốc sau này có điều trị khó lắm bạn. trước mình cũng bị mất ngủ mình có dùng thuốc Eszopiclone này có 4 tuần mình đã thấy khỏi tình trạng mất ngủ rồi, mình may thật hay mình bị nhẹ nhỉ

    2. Nếu dùng nhiều thuốc tây thì mn phải tìm xem loại thuốc nào phù hợp với mình thì hẵng uống, đôi khi mn chỉ bị mất ngủ nhẹ mà dùng thuốc mất ngủ loại nặng đô thì mn có thể ngủ dc luôn nhưng sau này mà mất ngủ không dùng thuốc đó nữa là ko ngủ đc

    3. Tốt nhất bạn nên vừa dùng thuốc vừa điều chỉnh chế độ ăn sinh hoạt của mình xem có dễ ngủ hơn không, mình thì hay uống trà tâm sen và kết hợp thêm cả thuốc Diphenhydramine này thấy hiểu quá đó. Mình cai dần thuốc chỉ dùng tâm trà thôi nên giờ mình không có thuốc mình vẫn ngủ ngon lành hay bạn thử cách của mình và thuốc của mình thì sao

    4. Mình thì nghĩ đã bị mất ngủ là bệnh lý rồi, không đi khám mà dùng thuốc linh tinh ko tốt đâu, mà tốt nhất ko nên dùng tây y vì nhiều tác dụng phụ nên dùng đông y vừa an toàn vừa hiệu quả sẽ tốt hơn, bạn thử tìm hiểu thuốc đông y xem sao

    5. Thế bạn nên đến trung tâm thuốc dân tộc điều trị mất ngủ bằng thuốc đông y định tâm an thần thang đi, thuốc đó rất tốt chỉ có điều thời gian dùng thuốc sẽ hơi lâu một chút, tôi cho bạn số của trung tâm đó bạn tìm hiểu thêm cần họ tư vấn gì thì điện nhé 024 7109 6699 BS sẽ tư vấn về tình trạng mất ngủ của bạn và kê đơn thuốc phù hợp, hoặc cẩn thận bạn đến khám tận nơi cho yên tâm

    6. Tôi cũng đang điều trị thuốc định tâm an thần thang của trung tâm đấy dc 2 tháng thấy giảm hẳn tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc, tôi ngủ ngon hơn, ăn ngon miệng. Trước tôi tìm hiểu đọc được bài viết này nên tôi mới biết đến thuốc và chỗ khám này bạn vào đây tìm hiểu thêm nhé bên này nhiều người khen thuốc và bác sĩ của họ lắm https://www.chuyenkhoadaday.com/thuoc-chua-mat-ngu-dinh-tam-thang-co-tot-khong.html

  2. Tôi bị mất ngủ hơn năm nay rồi, tôi đang dùng thuốc cải thiện giấc ngủ amitriptyline này tôi thấy cải thiện rất tốt, hôm tôi đi khám thấy bs kê cho thuốc này trong đơn tôi mua theo đơn dùng thì thấy khá ok nếu mn có ai bị mất ngủ thì có thể dùng thuốc này được đó

    1. tôi cũng thấy thuốc này ok phết đó, dùng thuốc vào ngủ ngon lành hơn, nhưng dùng nhiều quá tôi cũng thấy sợ sau này lạm dựng vào thuốc quá không có thuốc không ngủ đc thì chết

    2. Tui thì cũng đã thử nhiều loại rồi nhẹ có mạnh có nhưng tui rất sợ dùng nhiều thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến thần kinh. Mà thuốc này nó cũng là nhẹ chỉ dùng cho nhưng người mới bị mất ngủ thôi còn ai bị mất ngủ kinh niên rồi thì không có tác dụng đâu. Tui dùng nhiều thuốc quá giờ nhìn thấy thuốc là sợ, thôi cố gắng ngủ ít nhưng không bị lạm dụng thuốc ngủ

    3. Tôi suy nghĩ khác anh tôi thì chỉ muốn có 1 giấc ngủ ngon lành dù là 3-4 tiếng, trước tôi cũng có mua thuốc này dùng nhưng không hợp nên tôi đổi sang thuốc an thần gây ngủ zolpidem này lúc mới dùng thì thấy ngủ ngon thật nhưng dùng lâu lại nhờn thuốc rồi lại ngủ ít hơn mà sáng dậy tôi rất mệt mỏi, uể oải không muốn làm gì

  3. Con em năm nay 12 tuổi con ngủ rất ít, đêm con khó ngủ, nằm trằn trọc lắm và dậy rất sớm trong khi con đang tuổi ăn tuổi lớn. Tình trạng của con đã kéo dài hơn tháng nay em thấy con hay mệt mỏi, đầu óc không thể tập trung vào học hành nên bị sa sút, người mệt mỏi nên con bảo không muốn làm gì hết. Em đã cho con đi khám rồi, bác sĩ nói con bị mất ngủ, bs có kê cho con em loại thuốc Diphenhydramine thuộc nhóm thuốc kháng histamine có tác dụng an thần, gây ngủ nhẹ hỗ trợ cho con ngủ ngon hơn. Ở đây ko biết có mẹ nào có con bị mất ngủ như con em ko, đã dùng thuốc này bao giờ chưa, hay ai có cách gì khác an toàn thì chị em với?

    1. Con chị đang ít tuổi mà đã bị mất ngủ rồi ạ, sao chị không thủe dùng cho con các cách dân gian đã rồi hẵng áp dụngt huốc cho con, như chị thử dùng nụ tam thất và tâm sen cho con dùng xem, trước con em cũng bị tình trạng mất ngủ do áp lực học tập thi cử đó chị em làm vậy cho cháu thấy cũng giảm đó ạ

    2. mẹ nó xem thế nào chữ dùng thuốc tây y này không tốt đâu, dùng nhiều còn phụ thuốc vào thuốc nữa ảnh hưởng đến thần kinh của con lắm, trước em cũng chữa loại này rồi nhưng dùng thì có thể ngủ thêm ít nhưng ko dùng thì ko ngủ được đó. còn các mẹo dân gian thì chỉ nên áp dụng cho những người mới bị mất ngủ thôi chữ ai bị lâu rồi thì dùng cũng mất công ko khỏi dc đâu, trước em cũng dùng nhưng ko ổn nên em thôi. nếu chị muốn điều trị cho con khỏi bệnh mất ngủ an toàn mà khỏi hẳn thì chị nên dùng thuốc đông y định tâm an thần thang của trung tâm thuốc dân tộc đấy, qua đó khám xem tình trạng bệnh thế nào mua thuốc mà điều trị sớm cho nhanh khỏi, em cũng dùng thuốc đó mà khỏi hẳn đến nay hơn 2 năm nay em ko bị mất ngủ lại nữa, ăn đc ngủ dc nên tinh thần tâm trí thoải mái, tỉnh táo không như dạo bị mất ngủ. bé nhà chị mới bị mất ngủ chắc chỉ uống thuốc tầm 2 tháng thôi là lại ngủ ngon lành ấy mà

    3. Đúng rồi con nhà mình cái năm thi vào cấp 3 cũng dùng thuốc của trung tâm này sau con ăn được ngủ tốt, béo lên người khỏe mạnh hẳn, con nhà mình dùng thuốc cũng chỉ 2 tháng thôi. Mấy hôm con kêu ko ngủ được mình có theo dõi thời gian con ngủ thì con khó ngủ và đi vào gấc ngủ khó, ngủ hay tỉnh giấc, đêm chủ yếu ngủ dc hơn 3 tiếng thành ra cả ngày người lờ đờ, mệt mỏi, nhìn chán lắm ăn uống cũng chỉ được tí rồi đứng lên nên em lo cho con hỏi han bạn bè mách đến trung tâm thuốc dân tộc khám luôn lúc mới bị chắc do vậy mà con em điều trị thuốc khỏi nhanh. Các mẹ có con bị mất ngủ thì điều trị cho con sớm đi nha để lâu khó điều trị lắm. Chứ con nhỏ các mẹ đừng cho con dùng thuốc an thần hay thuốc ngủ nhiều tác dụng phụ vô cùng mình ko dám cho con dùng luôn

    4. Đúng rồi em cũng đồng ý với ý kiến của mẹ Liên, tốt nhất ko nên cho con dùng thuốc tây y gì, thuốc tây y tác dụng phụ nhiều mà dùng xong ko khỏi hẳn mà bị tái lại, mẹ nó cứ gọi số này 0983059155 đây là số của Bs Quyên trước bác sĩ kê thuốc cho thằng cu nhà em, nay em cho mẹ nó cần thì liên hệ qua bên trung tâm nhờ bs tư vấn cho tình trạng của con, nếu mẹ nó cân thêm thông tin thì mẹ nó nên vào đây tìm hiểu này https://thuocdantoc.vn/bai-thuoc-tu-dong-y-dinh-tam-an-than-thang-giup-loai-bo-chung-mat-ngu-cho-tinh-than-sang-khoai.html

    5. Ngày trước mình cho con mình đến khám và điều trị tại trung tâm ở nguyễn thị định, hà nội. Mình được biết trung tâm còn có 2 cơ sở ở Quảng Ninh và Tp HCM nữa đó đây là địa chỉ và số điện thoại đầy đủ này
      – Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội sđt (024)7109 6699 – 0962448569
      – TP HCM: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM sđt (028)7109 6699
      – Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long. Sđt 0904749145
      Bạn xem tiện gần chỗ nào thì đưa con đến đó khám nhé

  4. Từ lúc mình bị mất ngủ tới giờ da dẻ mình chán lắm, mụn nhọt nổi đầy mặt, tư tưởng ko thoải mái hay cáu gắt, hay do mình bị stress quá lâu gây ra tinh thần ko ổn định khiến mình bị mất ngủ, mình có sử dụng thuốc Ativan liều mạnh do bs khoa điều trị tâm thần bv kê cho về mình dùng thì thấy ngủ dc, nhưng người mệt ko chịu được hay do thuốc mạnh quá mà mình sức khỏe ko có nên ko chịu đc. Có ai bị tình trạng như mình ko, có pp gì hay để điều trị chỉ mình với?

    1. Bạn ko nên lạm dụng thuốc tây nhiều quá ko tốt cho sức khỏe đâu, uống vào nhiều tác dụng phụ mà bạn ko biết mà hiện tại bạn đang bị đó, da nổi mụn do nóng trong, người mệt mỏi do thuốc đó…bạn thử chuyển sang điều trị bằng đông y xem, mình thấy nhiều bệnh thuốc đông y điều trị hiểu quả hơn tây y đó. Tuy dùng đông y tốt nhưng thời gian điều trị lại dài nên bạn phải kiên trì cơ mới có hiệu quả tốt dc

    2. Giờ trên thị trường nhiều loại thuốc lắm biết gnuoonf gốc như thế nào mà dùng thuốc dông y, thấy trên tivi quản lý thị trường toàn bắt thuốc đông y có nguồn gốc thảo dược của trung quốc thôi, nên mình sợ ko yên tâm để dùng ấy

    3. bạn nói đùng hôm trước mình vừa xem tivi xong bắt thuốc đông y của trung quốc, mà thuốc toàn ngâm chất gì ấy, uống vào sợ bị ung thư chết trước bệnh đó, lo lắng

    4. Riêng thuốc của trung tâm thuốc dân tộc này thì bạn yên tâm đi, dược liệu đều tự trồng tại vườn dược liệu tại Hải Dương và Hòa Bình đó. Mình được biết trung tâm đc bộ y tế cấp phép về dược liệu đó nên bạn yên tâm đi, còn bạn muốn tìn hiếu chưa yên tâm vào đây mà tìm hiểu nhé https://vtc.vn/trung-tam-nghien-cuu-va-ung-dung-thuoc-dan-toc-uu-tien-phat-trien-duoc-lieu-sach-dat-chuan-gacp-vi-suc-khoe-nguoi-viet-ar451584.html

  5. Trời trong bài viết có nhiều loại thuốc chữa mất gnur thế kia giờ biết loại nào tốt hay hiệu quả bây giờ? Mà các loại thuốc này có dễ mua ko ở quầy thuốc nào cũng có ạ

    1. Giờ thuốc ngủ có nhiều loại lắm có nhẹ, có nặng nên tốt nhất bạn nên đi khám để bs nắm dc tình trạng mất ngủ của bạn đến mức nào rồi còn kê đơn thuốc

    1. Bệnh mất ngủ này thì tùy vào từng đối tượng điều trị có khi 2-3 tháng là khỏi, nhưng co người mất ngủ kinh niên, suy nhược cơ thể thì điều trị 3-4 tháng mới khỏi.Chi phí bao nhiêu thì cứ phải đến khám, bs họ dựa vào tình trạng bệnh kê đơn thuốc bạn ơi

    2. Trung tâm thuốc dân tộc làm giờ hành chính từ 8h đến 17h30 kể cả cuối tuần đấy, bạn điện trc đặt lịch thì đến khám đỡ cái công chờ đợi, mình có số đây 0247109 6699 – 0962 448 569

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *