Thuốc Mofen là gì, liều lượng, cách dùng và tác dụng ra sao?

Thuốc Mofen 400 được sử dụng trong điều trị một số tình trạng đau, bao gồm cả đau bụng kinh và viêm khớp dạng thấp. Vậy thuốc Mofen 400 là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Thuốc Mofen 400 là thuốc gì?

Thuốc Mofen 400 là một loại thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Ibuprofen 400mg.

Ibuprofen là một chất dẫn xuất của acid propionic, nó thuộc nhóm chống viêm Non-steroid có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm.

Thuốc Mofen: Thành Phần, Công Dụng Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Cơ chế hoạt động của Ibuprofen là ức chế sự hoạt hóa Enzyme Prostaglandin Synthase. Do đó nó ngăn cản quá trình tạo thành Prostacyclin, làm giảm dòng máu đi tới thận và tăng nguy cơ gây ứ nước. Vì vậy cần phải chú ý theo dõi khi sử dụng thuốc Mofen 400 ở người mắc rối loạn thể tích huyết tương.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn Aspirin, nhưng không bằng Indomethacin. Thuốc Mofen 400 có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt, đặc biệt là trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Thuốc dùng Mofen 400 được sử dụng để giảm đau, chống viêm trong các trường hợp từ nhẹ đến trung bình, bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau răng
  • Viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp dạng thấp thiếu niên
  • Đau sau phẫu thuật hay đau do ung thư: Dùng Mofen 400 kết hợp để làm giảm liều thuốc giảm đau nhóm gây nghiện
  • Đau bụng kinh.

Thuốc Mofen 400 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người bị loét dạ dày tá tràng tiến triển
  • Người có tiền sử dị ứng với Aspirin hoặc các thuốc khác cũng thuộc nhóm Non-steroid
  • Người có các vấn đề như co thắt phế quản, hen, rối loạn chảy máu, có vấn đề về tim mạch, tiền sử loét dạ dày – tá tràng, suy gan, suy thận
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông Coumarin
  • Bệnh nhân bị suy tim sung huyết hoặc giảm khối lượng tuần hoàn do bị suy thận hoặc đang sử dụng thuốc lợi niệu
  • Người mắc phải nhóm bệnh tạo keo vì có nguy cơ viêm màng não vô khuẩn
  • Phụ nữ trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Mofen 400

Cách sử dụng thuốc Mofen 400 như sau:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống với 1 lượng nước vừa đủ.
  • Nên uống thuốc Mofen 400 cùng hoặc sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.
  • Nuốt cả viên thuốc, không được bẻ thuốc hay nghiền nhỏ vì sẽ làm mất tác dụng bảo vệ của lớp vỏ bao phim ở bên ngoài.

Liều dùng thuốc Mofen 400 cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều tham khảo cho các trường hợp cụ thể như sau:

Liều thuốc Mofen 400 cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Để giảm đau thông thường, sử dụng liều 1,2-1,8g/ngày chia làm nhiều lần trong ngày. Liều thuốc Mofen 400 tối đa được khuyến cáo là 2,4 – 3,2g/ngày.
  • Người bị viêm khớp dạng thấp cần phải dùng liều thuốc Mofen 400 cao hơn so với người thoái hóa xương khớp.
  • Để hạ sốt, sử dụng liều 200-400mg/lần, cách nhau 4-6 giờ, tối đa 1,2g/ngày.
  • Giảm đau bụng kinh, sử dụng liều 200mg mỗi 4-6 giờ, có thể tăng liều lên đến 400mg/lần nhưng không được quá 1,2g/ngày.

Đối với bệnh nhân bị suy thận: Chưa đánh giá được mức độ an toàn của thuốc Mofen 400 trong trường hợp này. Khuyến cáo nên giảm liều thuốc Mofen 400 ở người có suy giảm chức năng thận.

Thuốc mofen 400 có tác dụng gì? Cách sử dụng và liều dùng Mofen 400

Trường hợp bạn quên một liều thuốc Mofen 400, hãy uống thuốc cùng với thức ăn hoặc sau bữa ăn tiếp theo khi nhớ ra. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ qua liều Mofen 400 đã quên trong trường hợp đã đến thời điểm dùng liều tiếp theo. Không được sử dụng gấp đôi liều cho một lần uống, làm vậy sẽ làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ của thuốc.

Các triệu chứng khi sử dụng quá liều thuốc Mofen 400 đã được báo cáo ở người bao gồm:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Ngủ gật
  • Đau đầu
  • Ức chế thần kinh trung ương
  • Co giật
  • Cơn co cứng
  • Thở nhanh
  • Tụt huyết áp
  • Tim đập nhanh và rung nhĩ
  • Hiếm khi bị nhiễm toan chuyển hóa, ức chế hô hấp, suy hô hấp, hôn mê, suy thận cấp, tăng Kali huyết, ở trẻ nhỏ có thể bị ngừng thở.

Cách xử trí khi sử dụng quá liều thuốc Mofen 400: Chủ yếu sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Tăng đào thải thuốc Mofen 400 ra khỏi cơ thể bằng các cách như là gây nôn, rửa dạ dày và lợi tiểu, uống than hoạt hoặc thuốc tẩy muối. Trong trường hợp nặng, có thể sử dụng phương pháp thẩm tách máu hoặc truyền máu. Cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, kiểm soát nguy cơ chảy máu dạ dày hay hạ huyết áp.

3. Tác dụng phụ của thuốc Mofen 400

Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng 5-15% bệnh nhân sử dụng thuốc Mofen 400 xuất hiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là chướng bụng, cảm giác buồn nôn, nôn. Ngoài ra, một số ít bệnh nhân có thể bị đau bụng, loét dạ dày tiến triển, hoặc chảy máu dạ dày-ruột. Hiếm khi gặp phải viêm ruột hoại tử, viêm tụy rối loạn chức năng gan, mật,…

Thuốc giảm đau Mofen: công dụng, cách dùng và chống chỉ định

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ trên hệ thần kinh, về da, thính giác hoặc thị giác và các phản ứng quá mẫn như là: Phù, dị ứng, nổi ban, ngứa,…

Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Mofen 400, bạn cần ngừng thuốc và báo cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn xử lý kịp thời.

Gửi câu hỏi tư vấn

4. Tương tác thuốc Mofen 400 với các loại thuốc khác

  • Dùng kết hợp Mofen 400 với Warfarin làm tăng nguy cơ gây chảy máu.
  • Sử dụng thuốc Mofen 400 cùng Aspirin tăng khả năng bị loét và chảy máu dạ dày, đồng thời làm giảm tác dụng của Aspirin trên tim mạch.
  • Sử dụng thuốc Mofen 400 cùng Lithi sẽ làm giảm thải trừ, dẫn đến tăng nồng độ của Lithi trong huyết tương từ 12-67%. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu ngộ độc Lithi và nồng độ Lithi trong huyết tương, có thể cần phải giảm liều Lithi.
  • Khi sử dụng thuốc Mofen 400 cùng với thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế Enzym chuyển, sẽ làm giảm tác dụng của loại thuốc hạ huyết áp này.
  • Tăng nguy cơ loét dạ dày khi dùng thuốc Mofen 400 cùng với thuốc Corticosteroid.
  • Thuốc Mofen 400 làm tăng tác dụng không mong muốn của kháng sinh nhóm Quinolon trên hệ thần kinh trung ương khi sử dụng cùng nhau.
  • Magnesi hydroxyd làm tăng hấp thu thuốc Mofen 400 khi sử dụng chung.
  • Thuốc Mofen 400 cũng làm tăng nồng độ Digoxin trong máu, giảm tác dụng của thuốc Furosemid và các thuốc lợi tiểu khác, làm tăng độc tính của Methotrexate khi sử dụng chung với các loại thuốc này.

Trên đây là công dụng, liều dùng thuốc Mofen 400. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị.

Nha chu tán – Đánh bay đau răng an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi, viêm nha chu… và có xu hướng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên. 

Với sứ mệnh mang đến giải pháp chăm sóc chăm sóc sức khỏe răng miệng, Vidental là tiên phong trong ỨNG DỤNG công nghệ tân tiến và Y học cổ truyền trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Do đó, không chỉ đơn thuần giúp khách hàng loại bỏ tình trạng đau răng, chúng tôi mong muốn được lan tỏa “kiến thức” chăm sóc răng miệng đúng cách cho mọi gia đình Việt. 

Phương pháp điều trị  này được đội ngũ chuyên gia tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và tích hợp cả Đông – Tây y kết hợp trong cùng một liệu trình. Nhờ đó, quá trình điều trị  tình trạng đau răng tại Vidental đảm bảo đạt được các yếu tố:

  • Hiệu quả cao
  • Không đau, không sưng, người bệnh có thể ăn nhai ngay sau khi điều trị
  • Hạn chế tối đa khả năng tái phát
  • Bảo toàn men răng
  • Hạn chế tình trạng đau răng lây lan sang những răng lân cận

Với những người tình trạng đau răng mới chớm, ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị bằng bài thuốc thảo mộc NHA CHU TÁN – Được lấy cảm hứng từ bài thuốc nhuộm răng đen của người dân tộc Lự Lai Châu. Sau đó, đội ngũ chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc tiến hành nghiên cứu, bào chế , thử nghiệm lâm sàng.

Sau nhiều ngày tháng vất vả, bài thuốc được bào chế thành công và chuyển giao ứng dụng sang Chúng tôi

Khác với những bài thuốc Đông y trên thị trường, Nha Chu Tán là sự kết hợp hoàn hảo của 2 chế phẩm nhỏ: Nước súc miệng và cao bôi/ thuốc bột. Với những trường hợp mắc bệnh răng miệng mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần thiết lập liệu trình sử dụng thuốc cho từng người.

Sự kết hợp hoàn hảo đem đến hiệu quả điều trị cao hơn nhờ cơ chế tác động trong ngoài. Thuốc thẩm thấu vào sâu trong kẽ răng, đi thẳng vào vùng niêm mạc lợi để ngăn chặn các triệu chứng và đi sâu loại bỏ căn nguyên, phục hồi thể trạng.

Khi cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG được kích hoạt, người bệnh sẽ cảm thấy rõ mức độ tiến triển của thuốc cụ thể với những người mắc bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu như sau:

  • Sau 1 – 2 ngày sử dụng: Các cơn đau nhức, tình trạng lợi bị sưng, đỏ, viêm nhiễm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
  • Sau 3- 5 ngày dùng: Nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ đến 50 – 60%. Vi khuẩn lúc này bị tấn công và đình chỉ không còn cơ hội tổng hợp thức ăn thừa tạo acid phá hủy men răng và bám lại trên thành nướu. Phần nội mạc bên trong miệng giảm sưng rõ rệt.
  • Sau 5 – 7 ngày dùng: Tình trạng sưng tấy, đau nhức giảm đến 80%. Vi khuẩn gây bệnh, nấm trong khoang miệng bị tiêu diệt đến 80 – 90%. Hơi thở người bệnh thơm mát, sảng khoái hơn.
  • Sau 7 ngày sử dụng: Vi khuẩn bị tiêu diệt tận gốc răng không còn đau nhức khó chịu, tình trạng sâu răng cải thiện trên 70%.. 

Thực hiện theo đúng chỉ định của chuyên gia, kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách chỉ sau 7 ngày bạn sẽ sở hữu một hàm răng chắc khỏe, thơm mát, đầy sức sống.

Đây cũng là giai đoạn giúp làm sạch chuyên sâu các loại vi khuẩn, mảng bám còn lại trên răng, làm sạch răng, nuôi dưỡng răng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng đau răng quay trở lại. Giúp người bệnh có một hàm răng chắc khỏe. 

Có rất nhiều khách hàng khác đánh giá rất cao về phương pháp trị đau răng, răng ê buốt chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:

Thông tin liên hệ:

 Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

Cập nhật lúc: 7:35 Sáng , 16/03/2023

Tin liên quan

Làm cầu răng sứ - 7 thắc mắc thường gặp nhất khi | Nha Khoa Tân Định

Cầu răng sứ dùng được bao lâu? Thay cầu răng sứ: Quy trình và những lưu ý

Nếu trước đây, cầu răng sứ được đông đảo khách hàng lựa chọn để phục hình răng mất, cải thiện ăn nhai thì hiện nay cấy ghép Implant mới là...

LÀM CẦU RĂNG SỨ LÀ GÌ? 1

Cầu răng sứ là gì? Review làm cầu răng sứ an toàn chuẩn nha khoa

“Cái răng cái tóc là gốc con người”. Một khuôn răng xinh tươi, đều đặn sẽ là điểm cộng đáng mơ ước giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp....

Chữa viêm chân răng bằng thuốc nam loại nào tốt và hiệu quả nhất

Chữa viêm chân răng bằng thuốc nam cũng là phương pháp điều trị được áp dụng rộng rãi bởi hiệu quả mang lại rất tốt. Vậy chúng ta cùng đi...

Cách giảm nhức khi bé mọc răng hàm bị đau cực hiệu quả

Trẻ em ở độ tuổi mọc răng có thể xuất hiện các cơn đau răng liên tục, nhói lên mà không thấy thuyên giảm. Khi bé chảy nước dãi, cáu...

Đau răng dẫn đến đau đầu: Tại sao và những vấn đề tiềm ẩn khác

Thực tế, có thể đau răng hàm gây đau đầu hoặc sự kết hợp giữa hai tình trạng này đang cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như...

Tôi bị mất 3 răng cửa liền kề thì trồng bằng phương pháp nào hiệu quả?

MẤT 3 RĂNG CỬA: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ LƯU Ý QUAN TRỌNG

Mất 3 răng cửa khiến Cô Chú, Anh Chị gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai, nguy cơ mắc bệnh về răng miệng và biến chứng tiêu xương hàm nguy...