Thuốc ibuprofen: Những điều cần biết về thuốc chống viêm

Thuốc kháng viêm ibuprofen được dùng khá rộng rãi, có nhiều tác dụng như giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Thuốc được kê đơn cho những bệnh nhân có triệu chứng đau vừa và nhẹ, sốt. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải lưu ý một số vấn đề.

1. Thuốc kháng viêm ibuprofen là gì?

Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), có tác dụng chính là chống viêm, hạ sốt, giảm đau và chống ngưng kết tiểu cầu.

Thuốc có các dạng bào chế như: Viên nén; viên bao phim, bao đường; viên nang

Sử dụng kháng sinh một cách an toàn, hiệu quả sẽ giúp ngăn chặn, hạn chế việc đề kháng kháng sinh. Do đó, mọi người hãy cùng kiểm tra lại kiến thức về nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn với 05 câu hỏi nhanh sau nhé.

2. Tác dụng thuốc chống viêm Ibuprofen

2.1 Tác dụng giảm đau

Cơ chế tác dụng giảm đau của ibuprofen: Làm giảm tổng hợp prostaglandin E2α từ đó giảm tính cảm thụ với các tác nhân gây đau của ngọn các sợi thần kinh cảm giác. Các tác nhân là các chất trung gian hóa học sản xuất trong quá trình viêm như histamin, bradykinin.

Thuốc chống viêm ibuprofen được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ và vừa, đau khu trú; Khác với nhóm thuốc giảm đau steroid chúng không gây khoái cảm, không giảm đau do nội tạng, không gây nghiện.

Chỉ định trong các trường hợp đau như: Đau răng, đau do viêm khớp mạn tínhđau bụng kinhđau đầu, đau nhức cơ bắp do vận động mạch.

2.2 Tác dụng hạ sốt

Cơ chế tác động: Khi các tác nhân ngoại lai vào cơ thể kích thích bạch cầu sản xuất các chất gây sốt nội tại, hoạt hóa men Cyclooxygenase( COX) sẽ gây ra hình thành PGE1, E2 ở vùng dưới đồi, từ đó gây ra phản ứng sốt. Thuốc chống viêm ibuprofen ức chế men COX xúc tác cho quá trình hình thành PG E1, E2 ở vùng dưới đồi từ đó gây ra tác dụng hạ sốt. Tác dụng hạ sốt khi có các tác nhân gây sốt, chứ không gây hạ thân nhiệt trên những người bình thường.

hạ sốt cho trẻ

Có tác dụng hạ sốt do mọi nguyên nhân gây ra như cảm lạnhcảm cúm, nhiễm khuẩn… Tác dụng hạ sốt của thuốc chống viêm ibuprofen kéo dài hơn so với paracetamol.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

2.3 Tác dụng chống viêm

Cơ chế: Các thuốc chống viêm không steroid bao gồm cả ibuprofen ức chế men COX từ đó ức chế sinh tổng hợp PG đây là các chất trung gian hóa học gây phản ứng viêm. Ngoài ra thuốc còn làm vững bền màng lysosom hạn chế giải phóng các enzyme trong quá trình thực bào; Chúng còn ức chế sự di chuyển của bạch cầu, ức chế phản ứng kháng nguyên-kháng thể từ đó gây giảm viêm.

Đặc điểm tác dụng:

  • Tác dụng chống viêm trên hầu hết các nguyên nhân gây viêm.
  • Liều cao mới có tác dụng chống viêm.

Được sử dụng trong các trường hợp như: Viêm khớp, có thể được dùng để giảm đau trong cơn gout cấp…

2.4 Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu

Các thuốc kháng viêm không steroid đều có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu trừ paracetamol, tuy nhiên ibuprofen không thường được sử dụng với tác dụng này.

3. Cách sử dụng thuốc chống viêm ibuprofen

Chỉ định: Thuốc được chỉ định trong các bệnh lý sau

  • Viêm khớp mạn mạn tính
  • Giảm đau cho các trường hợp đau vừa và nhẹ.
  • Dùng hạ sốt do các nguyên nhân không có chống chỉ định
Ibuprofen

Chống chỉ định:

  • Bệnh loét dạ dày tá tràng.
  • Suy gansuy thận.
  • Bệnh nhân bị xuất huyết do các nguyên nhân, không dùng hạ sốt nếu chưa loại trừ nguyên nhân do sốt xuất huyết.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng cho các đối tượng: Phụ nữ mang thai và cho con bú; Có tiền sử dị ứng với thuốc nhóm NSAID; Hen suyễn; Bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp.

Liều dùng: Tùy theo từng trường hợp cụ thể có liều dùng khác nhau

Liều dùng cho trẻ em:

  • Hạ sốt cho trẻ em (Lớn hơn 6 tháng- 12 tuổi): Trong trường hợp loại trừ nguyên nhân do sốt xuất huyết, dùng hạ sốt cho trẻ với liều 5mg/kg cân nặng khi thân nhiệt < 39,2 độ C cách mỗi 6-8h nếu trẻ sốt lại; liều 10mg/kg cân nặng khi số >=39,2 độ C cách mỗi 6-8h nếu trẻ sốt lại.
  • Để giảm đau: Liều từ 4-10mg/kg cân nặng mỗi 6-8 giờ. Liều tối đa là 40 mg/kg cân nặng.
  • Điều trị viêm khớp: Cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi liều từ 30-40mg/kg/ ngày chia là 3-4 lần, tăng liều dần dần. Nếu nhẹ, đau ít, phản ứng viêm nhẹ dùng liều thấp hơn 20mg/kg/ngày.

Liều dùng cho người lớn

  • Hạ sốt: Dùng 200mg-400mg mỗi 4-6 giờ nếu bị sốt lại trên 38,5 độ C; hoặc có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch.
  • Giảm đau:
  • Đau bụng kinh: Dùng liều 200mg-400mg uống cách mỗi 4-6 giờ khi cần thiết.
  • Giảm đau mức độ nhẹ và vừa phải: Liều 200-400mg uống cách mỗi 4-6 giờ khi cần, hoặc dùng đường tĩnh mạch.
  • Tác dụng chống viêm: Chống viêm trong trường hợp viêm khớp liều từ 400mg-800mg cách mỗi 6-8 giờ.
Uống thuốc

Gửi câu hỏi tư vấn

4. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng ibuprofen

Lưu ý khi sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: Do ức chế tổng hợp PG từ đó dẫn tới giảm tạo chất nhầy yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng nên có thể gây ra viêm dạ dày-tá tràng. Tuy nhiên tác dụng này của ibuprofen khá nhẹ so với các thuốc khác cùng nhóm.
  • Trên thận: Nếu dùng kéo dài, làm giảm lưu lượng máu tới thận, giảm mức lọc cầu thận, gây rối loạn chức năng thận. Gây các biểu hiện như tiểu ít, không đi tiểu, phù.
  • Phản ứng dị ứng: Phù mặt, khó thở, phát ban trên da…
  • Có thể gặp khó thở, đau ngực, giảm thị lực, suy nhược, gây cơn hen giả.
  • Gây xuất huyết do tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu nên một số trường hợp dẫn tới xuất huyết, chảy máu dưới da, đi ngoài ra máu, đi ngoài ra phân đen.
  • Chán ăn, nôn, buồn nôn, vàng da, ngứa da, đau đầu nặng…
  • Các tác dụng phụ nhẹ hay gặp hơn như: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, đầy hơi, ù tai.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc chống viêm ibuprofen

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống viêm ibuprofen:

  • Trước khi sử dụng cần báo với bác sĩ những điều sau: Tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng kể cả vitamin vì một số thuốc gây tương tác không tốt khi dùng chung với ibuprofen; tiền sử bệnh tật nhất là các bệnh như hen suyễn, bệnh gan thận, tăng huyết áp, bệnh tự miễn, bệnh lý về máu nhất là rối loạn đông máu
Rối loạn quá trình đông máu
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không tốt cho một số đối tượng.
  • Do tác động lên đường tiêu hóa nên thuốc cần được uống khi no, có thể phải phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày nếu cần.
  • Khi thấy các phản ứng nghiêm trọng sau khi dùng thuốc nên ngưng sử dụng và báo ngay với cơ sở y tế để được tư vấn.
  • Không được dùng ibuprofen cùng với thuốc khác của nhóm NSAID.
  • Nếu đang dùng ibuprofen trước khi phẫu thuật cần báo lại với bác sĩ, bác sĩ nha khoa khi làm các phẫu thuật về răng.
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Do hiện tại chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng không mong muốn trên đối tượng này, nên phải cân nhắc trước khi sử dụng. Nhất là trường hợp mang thai 3 tháng đầu.
  • Một khuyến cáo mới được đưa ra trong đại dịch Covid-19 là không sử dụng ibuprofen để hạ sốt cho bệnh nhân mắc covid-19. Vì nhận thấy tăng các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh. Thay vào đó hãy sử dụng paracetamol để hạ sốt cho bệnh nhân.
  • Bảo quản thuốc: Thuốc được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ thích hợp là khoảng 25 độ C, tránh nơi ẩm thấm. Chú ý hạn sử dụng thuốc.

Trước khi sử dụng thuốc chống viêm ibuprofen cần phải hiểu rõ về thuốc, các trường hợp chống chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng, không tự điều chỉnh liều. Dùng thuốc không đúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, vì vậy nên cân nhắc về lợi ích và rủi ro trước khi dùng thuốc.

Nha Chu Tán – Thảo dược trị DỨT ĐIỂM đau răng, răng buốt chỉ sau 7 ngày

Nguyên nhân phổ biến nhất là sâu răng, viêm quanh răng, áp xe, răng bị nứt, mòn răng ảnh hưởng đến tủy răng gây đau nhức răng. Ngoài ra các bệnh về nướu răng (viêm nướu, nha chu) hay răng không mọc lệch, răng mọc ngầm cũng là nguyên nhân gây đau răng.

Nha Chu Tán là một trong những bài thuốc trị dứt điểm đau răng do sâu răng, viêm lợi, vô cùng nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo, được lấy cảm hứng từ bài thuốc người dân tộc Lự Lai Châu. Sau nhiều ngày tháng nghiên cứu, Trung tâm Thuốc dân tộc đã bào chế thành công và chuyển gia sang Viện nha khoa Vidental.

Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của hơn 30 vị thảo dược tự nhiên, có dược tính cao như bách thảo sương, ô long vĩ, nhân trung bạch… tất cả đều có tác dụng bảo vệ, điều trị sâu răng, viêm loét miệng, viêm nha chu…

Dựa trên thế mạnh vốn của mình, các chuyên gia bổ sung thêm các thành phần thảo dược mới để gia tăng công dụng hiệu quả như: rễ cây mật gấu có tác dụng chống viêm; hương nhu hun khói giảm đau, chống viêm, chữa hôi miệng, khử mùi; nhân trung bạch có tác dụng thanh nhiệt ,cầm máu, khử ứ…

Điều đặc biệt hơn nữa, tất cả các thảo dược trong bài thuốc đều có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ và lựa chọn kỹ lưỡng từ các vườn dược liệu chuyên canh của Thuốc dân tộc, đạt chuẩn GACP – WHO nên đảm bảo an toàn toàn, lành tính. Đây chính là ưu điểm vượt trội của sản phẩm Nha Chu Tán so với các bài thuốc khác trên thị trường.

Với cơ chế thẩm thấu vào bề mặt niêm mạc răng, các hoạt chất đi thẳng đến ổ viêm giúp tiêu viêm, giảm sưng đau, làm liền các tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn, tái tạo tủy răng và sinh kháng thể chống lại vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng. Không những thế, thuốc còn có tác dụng ngăn chặn triệt để tác nhân gây bệnh, chữa viêm chân răng, ngứa chân răng, chảy máu chân răng, viêm lợi, tụt lợi, viêm nha chu, nhiệt lợi, điều trị hôi miệng.

Một liệu trình sử dụng gồm 2 bộ sản phẩm là chai súc miệng và hộp cao bôi dùng tối thiểu trong 7 ngày. Thuốc bôi có tác dụng can thiệp trực tiếp vào ổ viêm, đẩy lùi cảm giác đau rát, căng tức và nhanh chóng tái tạo tổn thương. Trong khi đó, nước súc miệng giúp rửa trôi cặn bám, vi khuẩn trong khoang miệng, cản trở quá trình bám vào chân răng, kẽ răng.

Bằng việc kết hợp sử dụng đồng thời thuốc bôi và nước súc miệng chủ trị theo phác đồ Đình Chỉ (Kháng viêm, giảm đau) – Tấn công (Gia tăng tác động làm giảm triệu chứng). 

Đây cũng có thể xem là một cơ chế tác động kép, vừa điều trị, vừa hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý răng miệng điển hình mà người Việt nào cũng đang gặp phải. Cũng là điểm khác biệt khiến Nha Chu Tán được tin dùng giữa vô vàn loại sản phẩm chữa bệnh răng miệng khác hiện nay.

  • Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 5 tuổi, người cao tuổi, người có cơ thể suy nhược, người dùng nhiều thuốc tây không khỏi, phụ nữ sau sinh…
  • Trường hợp áp dụng: Điều trị toàn diện các bệnh răng miệng như sâu răng, hôi miệng, răng lung lay, viêm nha chu, viêm lợi, nhiệt miệng, loét miệng, nấm lưỡi…

Người bệnh có thể an tâm tuyệt đối sử dụng bài thuốc vì bài thuốc có thành phần dược liệu bổ nên dùng trong thời gian dài không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, sử dụng sản phẩm nước súc miệng Nha Chu Tán mỗi ngày giúp hơi thở thơm mát, khử mùi, làm sạch mảng bám, cao răng. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ đến hotline: 0963 526 780.

Hoặc bạn có thể LIÊN HỆ CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7:

Thông tin liên hệ:

 Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

Cập nhật lúc: 1:11 Sáng , 20/06/2023

Tin liên quan

Bọc Răng Sứ Cho Răng Khểnh: Nên hay không? Quy trình và cách chăm sóc

Bọc răng sứ cho răng khểnh có được không là câu hỏi mà không ít bạn thắc mắc khi có răng khểnh. Vậy khi cải thiện thẩm mỹ cho hàm...

Tâm Đan Vị - Bí Quyết Giúp Loại Bỏ Hôi Miệng Nhanh Chóng, Hiệu Quả

Tâm Đan Vị Trị Hôi Miệng Là Sự Thật Hay Lừa Đảo?

Tâm Đan Vị giúp cho những ai đang gặp rắc rối với bệnh Viêm Lợi, Chảy Máu Chân Răng, và Hôi Miệng gây ra.. Nhờ bài thuốc quý báu Tâm Đan...

Sưng nướu răng có mủ | Nguyên nhân và các biện pháp điều trị phù hợp

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng tủy răng hoặc nướu bị nhiễm trùng, dẫn đến sự hình thành của ổ mủ quanh chân răng khiến nướu đau nhức,...

4 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng cực hiệu quả

Viêm chân răng không những khiến bạn khó chịu, đau nhức, ăn không ngon mà còn ảnh hưởng đến giao tiếp trong cuộc sống. Để khắc phục tình trạng đó,...

Ê buốt răng sau khi trám: Nguyên nhân và cách đề phòng hiệu quả

Nếu như bạn bị ê buốt nhưng chưa có thời gian đến nha khoa gặp bác sĩ để kiểm tra thì có thể áp dụng một số biện pháp như...

Sâu Răng Hôi Miệng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Tình trạng hôi miệng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như những người có tiếp xúc. Vậy thì miệng bị hôi là do...