Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biện Pháp Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ y tế mô tả tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa, mất độ đàn hồi và nứt rách khiến nhân nhầy tràn ra bên ngoài. Bệnh lý này là hệ quả do quá trình thoái hóa tự nhiên cộng hưởng với một số tác động cơ học như chấn thương, mang vác nặng, béo phì, tư thế sai lệch,… Ngoài triệu chứng đau nhức thông thường, đĩa đệm thoát vị còn gây chèn ép dây thần kinh và gây ra các biến chứng nặng nề

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống được cấu tạo bởi 2 cơ quan chính là đốt sống và đĩa đệm. Đĩa đệm là cơ quan nằm giữa các đốt sống, được cấu tạo từ sụn và sợi, có chức năng phân tán lực nén và giúp cột sống vận động.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa, dẫn đến hiện tượng giảm đàn hồi, nứt rách vòng sụn khiến nhân nhầy tràn ra bên ngoài và chèn ép lên các cơ quan lân cận. Tình trạng thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ đĩa đệm nào trên cột sống nhưng phổ biến nhất ở đĩa đệm cổ và đĩa đệm thắt lưng.

Theo thống kê của Bộ y tế, có 30% dân số nước ta bị thoát vị đĩa đệm, tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 20 – 55. Hiện nay, bệnh có xu hướng trẻ hóa do lối sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.

Tương tự như các bệnh xương khớp mãn tính khác, thoát vị đĩa đệm có tiến triển chậm, diễn tiến âm thầm và không thể điều trị hoàn toàn. Mục tiêu chính của việc điều trị là cải thiện triệu chứng, bảo tồn chức năng vận động và ngăn ngừa biến chứng.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm thoái hóa là hệ quả do 2 quá trình, bao gồm thoái hóa sinh học (do tuổi tác) và thoái hóa bệnh lý (do yếu tố cơ học, rối loạn chuyển hóa, di truyền, miễn dịch,…). Hai quá trình thoái hóa này cộng hưởng dẫn đến hiện tượng đĩa đệm suy yếu, thoái hóa nhân nhầy, nứt rách vòng sợi và dẫn đến hiện tượng thoát vị. Ngoài ra, đĩa đệm cũng có thể nứt và thoát nhân nhầy ra bên ngoài do chấn thương đột ngột.

thoát vị đĩa đệm là gì

Một số nguyên nhân gây thoái vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Tuổi tác: Tuổi tác cao khiến đĩa đệm và các cơ quan trong cơ thể suy yếu và dễ tổn thương. Theo thời gian, vòng sợi có xu hướng mỏng dần, nứt và thoát nhân nhầy ra bên ngoài. Nếu xảy ra do tuổi tác, bệnh thường có tiến triển chậm và phát sinh triệu chứng âm thầm.
  • Chấn thương: Tương tự như mô xương, đĩa đệm có thể bị rách và nứt khi chịu tác động cơ học mạnh. Chấn thương đột ngột có thể khiến vòng sợi bị nứt và tràn dịch nhầy ra bên ngoài.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Ngoài ra, đĩa đệm cũng có thể bị thoát vị do ảnh hưởng của một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, lao cột sống và một số tình trạng rối loạn chuyển hóa như gút, tiểu đường,…
  • Thói quen sinh hoạt, làm việc: Vận động quá mức, lao động nặng, duy trì các tư thế sai lệch,… làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm. Yếu tố này cộng hưởng với quá trình thoái hóa tự nhiên có thể khiến đĩa đệm nứt và tràn dịch ra các cơ quan lân cận.
  • Yếu tố rủi ro: Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể khởi phát khi có các yếu tố rủi ro như béo phì, cấu trúc cột sống bất thường, tiền sử gia đình mắc bệnh lý cột sống, rối loạn miễn dịch,…

Triệu chứng nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường khởi phát chậm và tiến triển âm thầm, trừ một số trường hợp nứt đĩa đệm cho chấn thương mạnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ thoát vị và vị trí đĩa đệm bị tổn thương.

Thoát vị đĩa đệm triệu chứng

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Vùng cổ hoặc thắt lưng xuất hiện cơn đau âm ỉ và dai dẳng, có thể đi kèm với hiện tượng mỏi và giảm trương lực
  • Mức độ đau có xu hướng tăng lên khi lao động nặng, ngồi và đi lại nhiều
  • Cổ và lưng có hiện tượng cứng khớp và đau sau khi ngủ dậy
  • Các biểu hiện lâm sàng thường khởi phát thành từng đợt, mỗi đợt có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần
  • Ban đầu, cơn đau có xu hướng khu trú ở vai hoặc lưng nhưng sau đó có thể lan xuống tay, hông và chân
  • Xuất hiện cảm giác tê bì và giảm khả năng vận động

Thoát vị đĩa đệm kéo dài có thể gây chèn ép dây thần kinh cổ và thắt lưng, dẫn đến hội chứng thiểu năng tuần hoàn hệ thống mạch sống – nền hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa.

[mrec_form id=”57969″]

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những vấn đề cột sống thường gặp. Bệnh lý này có tiến triển chậm, không đe dọa đến tính mạng và có thể kiểm soát thông qua điều trị và chăm sóc.

Tuy nhiên với những trường hợp chủ quan và không can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Hội chứng chùm đuôi ngựa là biến chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm ở vị trí thắt lưng. Biến chứng này xảy ra khi cột sống chèn ép lên dây thần kinh, dẫn đến tình trạng suy yếu và rối loạn chức năng. Hội chứng chùm đuôi ngựa điển hình với các triệu chứng như đau thắt lưng dữ dội, tê và yếu chi dưới, bí tiểu, mất tự chủ khi tiểu tiện, rối loạn cương dương, táo bón,…
  • Hội chứng thiểu năng tuần hoàn hệ thống động mạch sống – nền: Biến chứng này thường xảy ra do thoát vị đĩa đệm cổ, điển hình bởi triệu chứng chóng mặt, ù tai, giảm thính lực tạm thời, mệt mỏi, mất thăng bằng,…
  • Tàn phế: Đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng, cấu trúc cột sống có thể mất ổn định, dẫn đến tình trạng cong vẹo, giảm khả năng vận động hoặc thậm chí là tàn phế.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây ra triệu chứng tương tự bệnh viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp. Do đó, thăm khám lâm sàng chỉ có vai trò thu thập dữ liệu và khoanh vùng các khả năng có thể xảy ra.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng như:

  • X-Quang: Hình ảnh từ X-Quang ít có giá trị trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ xác định một số bệnh lý có ảnh hưởng đến hiện tượng thoái hóa đĩa đệm như thoái hóa cột sống, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp,…
  • MRI (Chụp cộng hưởng từ): MRI được đánh giá là kỹ thuật có giá trị nhất trong chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm. Qua hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ, bác sĩ có thể xác định được vị trí và mức độ thoát vị của đĩa đệm.
  • CT (Chụp cắt lớp vi tính): Chụp CT chỉ được thực hiện trong trường hợp không có điều kiện hoặc chống chỉ định với chụp MRI.
  • Điện cơ đồ: Điện cơ đồ là kỹ thuật chẩn đoán nhằm đánh giá hoạt động của cơ bắp. Kỹ thuật này giúp bác sĩ xác định mức độ chèn ép dây thần kinh và giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm công thức máu được chỉ định nếu nghi ngờ tổn thương đĩa đệm xảy ra do các bệnh lý ác tính hoặc viêm nhiễm.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Mục tiêu của điều trị thoát vị đĩa đệm là giảm cơn đau, bảo tồn chức năng đĩa đệm, phục hồi khả năng vận động và phòng ngừa biến chứng. Phương pháp điều trị được chỉ định phụ thuộc vào mức độ tổn thương đĩa đệm, khả năng đáp ứng và độ tuổi của từng trường hợp.

Nghỉ ngơi và sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc và nghỉ ngơi được chỉ định trong giai đoạn đĩa đệm bị lồi, bao xơ chưa rách và chưa xuất hiện các triệu chứng nặng nề do chèn ép dây thần kinh. Mục tiêu của biện pháp này là giảm rối loạn đau, tê bì và một số triệu chứng đi kèm, đồng thời phục hồi và cải thiện chức năng vận động.

trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Chế độ nghỉ ngơi cho người bị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Nằm giường phẳng để ổn định cấu trúc cột sống, làm giảm áp lực lên đĩa đệm và hạn chế rách bao xơ. Tránh nằm trên ghế hoặc võng.
  • Trong thời gian này, nên đi lại nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh như mang vác nặng, chạy bộ, xoay người đột ngột, ngồi hoặc đứng quá lâu.

Song song với chế độ nghỉ ngơi, có thể sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm cơn đau và một số triệu chứng do chèn ép dây thần kinh gây ra.

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau Paracetamol và NSAID (Meloxicam, Piroxicam,…) được sử dụng ưu tiên trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên trong trường hợp đáp ứng kém, có thể kết hợp với một số loại thuốc giảm đau gây nghiện (opioids).
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ (Eperisone) có tác dụng thư giãn cơ bắp và hạn chế cơn đau do tăng trương lực cơ. Loại thuốc này có phạm vi chỉ định rộng và có thể sử dụng cho người cao tuổi.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Pregabalin) được sử dụng trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm khi dùng thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau thông thường. Thuốc đem lại hiệu quả rõ rệt đối với cơn đau khởi phát do chèn ép dây thần kinh.
  • Thuốc tiêm corticoid: Corticoid thường được tiêm quanh rễ thần kinh hoặc tiêm ngoài màng cứng nhằm giảm viêm và đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Loại thuốc này đem lại hiệu quả giảm đau cao nhưng dễ phát sinh tác dụng phụ và biến chứng.

Vật lý trị liệu

Dùng thuốc chỉ đem lại hiệu quả tạm thời và không tác động đến đĩa đệm bị thoái hóa. Vì vậy ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với một số kỹ thuật vật lý trị liệu như:

điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Massage trị liệu: Massage trị liệu sử dụng các động tác xoa bóp và bấm huyệt nhằm lưu thông tuần hoàn máu, kéo giãn cột sống và giảm cơn đau. Kỹ thuật này đem lại hiệu quả rõ rệt đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ.
  • Đeo đai lưng hỗ trợ: Sử dụng đai lưng giúp làm giảm áp lực lên cột sống, bảo tồn đĩa đệm và giảm mức độ chèn ép dây thần kinh. Ngoài ra, đeo đai lưng còn hỗ trợ cải thiện một số tư thế sai lệch.
  • Thể dục trị liệu: Ngoài các biện pháp thụ động, bác sĩ có thể đề nghị tập thể dục trị liệu để cải thiện chức năng vận động, giảm đau nhức và phục hồi vòng sợi của đĩa đệm. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng được chỉ định sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng.
  • Sử dụng tia hồng ngoại: Tia hồng ngoại được chiếu trực tiếp qua da nhằm kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh.

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, điều trị bằng thuốc và nghỉ ngơi kết hợp với vật lý trị liệu có thể đem lại hiệu quả đến 95%.

Các biện pháp bảo tồn khác

Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ và chưa rách bao xơ, có thể áp dụng một số biện pháp bảo tồn khác như:

  • Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser: Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý hệ thủy lực kín của đĩa đệm. Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser được thực hiện bằng cách dùng năng lượng của tia laser đốt bỏ 1 ít lượng nhân nhầy trong đĩa đệm, từ đó làm giảm áp suất nội đĩa, hạn chế nguy cơ rách bao xơ và cải thiện mức độ chèn ép thần kinh.
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio: Phương pháp này sử dụng sóng radio nhằm kéo nhân nhầy về vị trí giữa đĩa đệm, từ đó làm giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh và hạn chế nguy cơ rách bao xơ đĩa đệm. Mặc dù điều trị bằng sóng radio có mức độ xâm lấn thấp, thời gian phục hồi ngắn và ít gây đau, tuy nhiên phương pháp có phạm vi chỉ định rất hạn chế.

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại sau 5 – 8 tuần, bao xơ đĩa đêm bị rách hoàn toàn và dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng (liệt tứ chi, hội chứng chùm đuôi ngựa,…). Ngoài ra, phẫu thuật cũng được cân nhắc khi thoát vị đĩa đệm gây đau dữ dội nhưng không có cải thiện khi sử dụng thuốc.

điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm: Phẫu thuật này được thực hiện nhằm loại bỏ nhân đĩa đệm thoát vị và cắt bỏ phần đĩa đệm nhô ra ngoài gây chèn ép các cơ quan lân cận.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo: Trong trường hợp đĩa đệm nứt rách hoàn toàn, bác sĩ có thể loại bỏ nhân nhầy, sau đó thay thế đĩa đệm hư tổn bằng đĩa đệm nhân tạo.

Ngoài ra, phẫu thuật cũng được chỉ định đối với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm do cấu trúc cột sống bất thường.

Can thiệp ngoại khoa có thể ổn định lại cấu trúc cột sống, phục hồi khả năng vận động và giảm đau nhức. Hiện nay với kỹ thuật mổ mới và thiết bị hiện đại, khả năng hồi phục sau phẫu thuật tương đối cao (dao động khoảng 80 – 85%). Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát tại vị trí mổ với tỷ lệ 1% trong năm đầu và 4% trong 10 năm tiếp theo.

TÌM RA GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ AN TOÀN, HIỆU QUẢ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Người bệnh thường lựa chọn phương pháp châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, phẫu thuật hay uống thuốc Tây để điều trị,… Tuy nhiên thực tế điều trị cho thấy, các phương pháp này không tác động được vào căn nguyên nên sẽ khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, tình trạng thoát vị ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Hiện nay chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y đang là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Vì thuốc Đông y chữa bệnh vào gốc rễ, đi vào bồi bổ can thận, giúp cho hệ thống cột sống khỏe từ bên trong, đẩy lùi hiện tượng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

Cập nhật lúc: 11:04 Sáng , 03/06/2023

Tin liên quan

Phồng Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Giải Đáp Chi Tiết

Dinh dưỡng trị liệu là một giải pháp tự nhiên giúp người bị đĩa đệm giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh, đồng...

Thoát Vị Đĩa Đệm Thể Trung Tâm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là như thế nào? Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời chính...

Diện Chẩn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hiệu Quả Không? [Giải Đáp Từ A – Z]

Diện chẩn chữa thoát vị đĩ đệm là phương pháp ứng dụng Y học cổ truyền, tác động lên các huyệt vị nhằm mục đích giảm đau, chống viêm và...

Cây Mần Ri Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hiệu Quả Không? Cách Làm Như Thế Nào?

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là bài thuốc được lưu truyền khá phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ công dụng...

Thoát Vị Đĩa Đệm Khi Mang Thai Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Bà Bầu Nên Biết

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Điều mà các bà bầu quan tâm khi phát hiện bệnh chính là lo...

Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp Chi Tiết]

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Thoát vị đĩa đệm cổ thường gặp ở đối tượng bệnh nhân cao...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *