Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là hiện tượng não không được cung cấp đủ máu dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Nếu trong vòng vài phút, máu não không được lưu thông sẽ khiến tế bào não chết. Vùng não bị tổn thương càng rộng, mức độ tổn thương càng nặng thì chứng để lại sẽ càng nhiều. Đây là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế, liệt, thậm chí tử vong.

Nguyên tắc phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người

  • Đảm bảo thông khí: Nằm nghiêng, loại bỏ dị vật trong miệng, hút đờm rãi khi cần
  • Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn để có các biện pháp xử lý kịp thời
  • Kiểm soát huyết áp: Nên duy trì huyết áp ở mức 150/90 mmHg
  • Chăm sóc toàn diện: Đảm bảo dinh dưỡng, thay đổi tư thế nằm thường xuyên chống loét cùng cụt, chống nhiễm trùng.
  • Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người phải được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau đột quỵ, trong quá trình tập luyện cần phát huy tính tích cực và chủ động của người bệnh và gia đình, hướng dẫn người bệnh và gia đình có thể tự thực hiện được các bài tập.

Các bài tập vận động chung

Các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người

  • Tập vận động thụ động nửa người liệt: Duy trì tầm vận động các khớp, phòng thương tật thứ cấp như loét tì đè, viêm phổi, cứng khớp, co rút, biến dạng, hạn chế hoặc mất vận động sau này. Người tập đứng về phía bên liệt của người bệnh và thực hiện các bài tập theo tầm vận động cho tất cả các khớp của chi trên và chi dưới.
  • Tập vận động trợ giúp
  • Tập vận động tự do

Tập vận động ở tư thế nằm

  • Người bệnh cài các ngón tay hai bên vào nhau hoặc bàn tay lành nắm cổ tay liệt.
  • Người bệnh nằm, ngồi ở các vị thế đúng theo mẫu phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người, vận động ngược lại với mẫu co cứng của người bệnh và giữ trong 1 khoảng thời gian nhất định.
  • Tập xoay.
  • Tập dồn trọng lượng lên chân liệt.
  • Tập vận động gập, duỗi, khép xoay từng khớp: Khớp vai, khớp khủy, khớp cổ tay, các ngón tay, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, các ngón chân … giúp người bệnh kiểm soát được vận động riêng của các khớp và phối hợp với nhau để thực hiện các chức năng cụ thể.

Bệnh nhân đầu tiên ở miền Tây bị liệt chân do ung thư di căn có thể đi lại  được

Tập vận động ở tư thế ngồi

  • Ngồi dậy từ tư thế nằm.
  • Tư thế ngồi đúng.
  • Tập ngồi thăng bằng.
  • Tập di chuyển ở tư thế ngồi.
  • Tập di chuyển từ giường sang ghế, xe lăn và ngược lại.
  • Tập luyện phục hồi chức năng tay bên liệt: Ức chế co cứng ở tay, kiểm soát vận động tay liệt, cổ tay (gập, duỗi, nghiêng), bàn ngón tay (gập duỗi), các ngón tay ( gập duỗi, dạng khép)

Tập vận động ở tư thế đứng

  • Tập đứng dậy từ tư thế ngồi.
  • Tập đứng thăng bằng.
  • Tập dồn trọng lượng lần lượt lên 2 chân.

Tập đi

  • Không nên cho người bệnh tập đi quá sớm khi mà những vận động cơ bản ở tư thế đứng chưa thực hiện được. 
  • Khi người bệnh đạt được tầm vận động tối thiểu của các khớp ở chân khi đứng như: Khớp háng gấp 30° duỗi 10°, khớp gối gấp 60° duỗi 0°, khớp cổ chân gấp mặt mu 20° sẽ được hướng dẫn luyện dáng đi.

Các điều trị khác

  • Thuốc: Chống phù não, kiểm soát huyết áp, điều trị co cứng cơ, trầm cảm …
  • Ngôn ngữ trị liệu: Tập nói, giao tiếp, tập nuốt
  • Tâm lý trị liệu
  • Vật lý trị liệu: Nhiệt, điện trị liêụ, FES (kích thích điện chức năng) …

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Ăn uống điều độ, tăng cường vận động thể lực thể dục thể thao, sống vui vẻ tránh căng thẳng, không hút thuốc và uống bia rượu.
  • Tầm soát và điều trị sớm các bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp.

Theo dõi dõi và tái khám

Sau khi ra viện, người bệnh cần được tiếp tục theo dõi và phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người tại nhà và thực hiện tái khám 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế có Chuyên khoa Phục hồi chức năng.

Cập nhật lúc: 11:55 Sáng , 17/03/2023

Tin liên quan

Huyệt châm cứu tai biến mạch máu não | Vinmec

Giải đáp: Có nên châm cứu tai biến hay không?

Phục hồi chức năng là một phần quan trọng việc hồi phục sau tai biến mạch máu não. Trong số rất nhiều phương pháp trị liệu, châm cứu ngày càng...

Tìm hiểu người bị tai biến sống được bao lâu ?

Giải đáp: Người bị tai biến sống được bao lâu?

Người bị tai biến sống được bao lâu là thắc mắc mà rất nhiều người, bao gồm cả bệnh nhân và người nhà. Mặc dù các lựa chọn điều trị...

Cách tập phục hồi cho người tai biến

Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến TỐT NHẤT hiện nay

Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến, bạn băn khoăn không biết nên giúp người thân mắc bệnh luyện tập như thế nào? Hãy để chúng...

Các cách hỗ trợ thở oxy trong điều trị bệnh nhân COVID-19

Những tai biến khí thở oxy mà bạn nhất định phải nắm rõ

Có một vài biến chứng gây những tai biến khí thở oxy mà chúng ta cần chú ý trong thực hành lâm sàng. Một điều quan trọng là hầu hết...