Bật mí 9 cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản và hiệu quả

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong chỉ trong vài phút phát bệnh ở người lớn tuổi hoặc người có tiền sử bệnh từ gia đình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng chống tai biến đột quỵ cực đơn giản với các cách sau.

Thay đổi dinh dưỡng là cách ngăn ngừa đột quỵ tại nhà

Thay đổi dinh dưỡng là một trong những cách hữu hiệu nhất giúp chúng ta ngăn ngừa đột quỵ tại nhà.

 1.1 Chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh giúp phòng ngừa đột quỵ

Dinh dưỡng hợp lý giúp phòng tránh tình trạng chuyển biến nặng hơn, làm chậm tiến triển của bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Do đó cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe và hạn chế thực phẩm gây hại.

1.2 Nên bổ sung thực phẩm nào?

Cá Béo: Trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích… chứa hàm lượng axit béo omega-3 tốt giúp hỗ trợ giảm viêm động mạch, giảm nguy cơ đông máu và cải thiện quá trình lưu thông máu.  

Chuối: Giá trị dinh dưỡng trong một quả chuối rất cao, lại ít calo và giàu vitamin, protein, kali… có tác dụng làm giảm thấp huyết áp, cải thiện độ nhạy của insulin giúp đường huyết được duy trì ở mức ổn định, hỗ trợ lưu thông máu và giảm nguy cơ đột quỵ.

Cải xoăn: Loại rau xanh này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch. Cải xoăn còn chứa nhiều flavonoid và sắt giúp thông tắc mạch máu, bảo vệ lớp nội mạc làm giảm nguy cơ đột quỵ rất tốt.

Khoai lang: Không chỉ cung cấp nguồn chất xơ dồi dào và chất chống oxy hóa, khoai lang còn là thực phẩm giàu kali giúp ngăn chặn hình thành mảng bám trên động mạch và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

Bưởi: Hợp chất chống oxy hóa naringenin có trong quả bưởi không những giúp đốt cháy mỡ thừa mà còn hỗ trợ cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu, giữ cho đường huyết ổn định nên rất có lợi để phòng chống đột quỵ.

1.3 Nên tránh bổ sung thực phẩm nào? 

Thực phẩm chứa chất béo xấu: Mỡ động vật, thịt mỡ, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ,… khi hấp thụ vào cơ thể khiến lượng cholesterol tăng lên và dễ gây nên đột quỵ.  

Thực phẩm chế biến sẵn: Thịt hộp, khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh quy… là những thực phẩm chứa lượng muối rất cao. Việc bổ sung hàm lượng natri quá nhiều dễ làm tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ.

Hạn chế ăn muối: Cắt giảm muối từ những thực phẩm xấu và thay đổi thói quen nêm nếm trong nấu ăn cũng như chấm gia vị trên bàn ăn. Thay vào đó, sử dụng sản phẩm có hàm lượng natri thấp như nước mắm giảm mặn giúp giữ nguyên được hương vị truyền thống mang lại sự ngon miệng cho mỗi bữa ăn mà vẫn bảo vệ sức khỏe. 

nước mắm chinsu với công nghệ giảm mặn

Sử dụng nước mắm giảm mặn là cách bảo vệ trái tim khỏe mạnh và giảm nguy cơ đột quỵ

Phòng chống tai biến đột quỵ cực đơn giản với thói quen tập thể dục

Nếu đã xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bước tiếp theo để phòng chống tai biến đột quỵ chính là thực hiện lối sống lành mạnh bằng việc tập thể dục hằng ngày. Những thói quen tưởng chừng như quá đỗi bình thường trong cuộc sống đôi khi sẽ giúp bạn kiểm soát các yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

2.1 Lợi ích của tập thể dục với bệnh đột quỵ

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp bạn đốt cháy lượng mỡ thừa, duy trì vóc dáng cân đối mà còn góp phần lưu thông máu huyết, cải thiện sức khỏe tim mạch. Tập thể dục thường xuyên hỗ trợ giảm cholesterol, giữ cho huyết áp của bạn khỏe mạnh tạo tiền đề ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

2.2 Vận động thế nào để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tai biến?

Khi tập thể dục bạn chỉ nên thực hiện ở mức độ phù hợp nhất định với thể trạng. Với người lớn khỏe mạnh cần tập thể dục tăng cường nhịp hô hấp, nhịp tim ít nhất 40 phút/ngày trong 3 – 4 ngày/ tuần hoặc có thể chia thành các buổi 10-15 phút trong ngày.

Nếu không có khả năng đến các phòng tập chuyên nghiệp, bạn cũng có thể rèn luyện sức khỏe bằng việc chạy bộ mỗi buổi sáng, đi bộ trong công viên, tập những bài thể dục với bạn bè, chơi đánh cầu lông hay thậm chí leo cầu thang bộ…

2.3 Đề xuất một số bài tập thể thao chống đột quỵ

Một số bài tập thể thao chống đột quỵ cường độ thấp mà bạn có thể tập luyện như:

Bài tập kéo giãn cơ: Giãn cơ giúp cơ xương và các khớp linh hoạt hơn, ngăn ngừa co cứng và giảm nguy cơ gặp chấn thương. Thực hiện như sau: Đứng yên tại chỗ, kéo căng lần lượt các cơ cổ, tay, chân và giữ tư thế đó trong khoảng 10-30 giây mỗi lần, tương tự đổi bên và nên thực hiện ít nhất 2-3 ngày trong một tuần.

Bài tập tăng sức bền của cơ bắp: Bài tập bao gồm tập tạ, kéo lò xo/dây thun,… giúp tăng dần khả năng chịu đựng của cơ bắp khi mang nặng. Bạn nên thực hiện 2 – 3 lần trong tuần, mỗi lần 8 – 10 bài nhỏ, lặp lại 10 – 15 lần động tác.

Các bài tập hoạt động phối hợp: Bao gồm các bài tập theo nhóm như yoga, thể dục nhịp điệu, thái cực quyền, chơi bóng đá, chơi đánh cầu lông… giúp tăng sự linh hoạt giữa tay chân, cải thiện sức khỏe tổng thể để phòng ngừa đột quỵ mỗi ngày.

Bên cạnh những bài tập vận động hàng ngày, bạn có thể thực hiện thêm một số động tác đơn giản chống đột quỵ để cải thiện sức khỏe lâu dài và giảm rủi ro phát bệnh như:

Nắm tay: Mỗi ngày nắm tay không quá 3 lần, mỗi lần nắm từ 400-800 lượt để thành mạch máu não khỏe mạnh và hạn chế tràn máu não ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Nhún vai: Mỗi ngày nhún vai theo động tác lên xuống 2 lần, mỗi lần thực hiện từ 4-8 phút tạo động lực cho lưu lượng máu ở động mạch cổ lưu thông vào não.

Lắc đầu: Tư thế ngồi thẳng, chuyển động chậm đầu qua trước, sau, trái, phải, Mỗi ngày làm 3 lần, mỗi lần 30-50 lần giúp gia tăng sức bền của mạch máu, có lợi trong việc phòng chống đột quỵ.

Massage phần cổ: Thực hiện mỗi ngày động tác này giúp thúc đẩy mạch máu, cơ vùng cổ, giảm bớt cholesterol tích tụ, làm cho mạch máu hồi phục và cải thiện khả năng cấp máu cho não bộ.

phòng chống tai biến đột quỵ cực đơn giản

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta

Lối sống sinh hoạt lành mạnh giúp chống đột quỵ hiệu quả 

Đột quỵ là căn bệnh mà không một ai mong muốn xảy ra. Vì vậy, để ngăn chặn căn bệnh này, chúng ta cần thực hiện một lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn.

3.1 Đột quỵ có liên quan đến lối sống thế nào?

Ngoài những đối tượng dễ mắc đột quỵ như người lớn tuổi trên 50 tuổi, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu… thì những người có lối sống ít vận động, lạm dụng bia rượu, chất kích thích hay căng thẳng do áp lực công việc, cuộc sống cũng góp phần khiến cho bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa.

3.2 Phòng ngừa đột quỵ từ sinh hoạt hằng ngày thế nào?

Để phòng ngừa đột quỵ từ sinh hoạt hằng ngày, chính chúng ta phải là người làm chủ cuộc sống. 

  • Kiểm soát đồ uống có cồn: Sử dụng nhiều bia rượu sẽ gia tăng nguy cơ xuất huyết, thiếu máu não dẫn đến đột quỵ. Trung bình, nam giới có thể uống từ 2 ly/ ngày và phụ nữ bình thường từ 1 ly /ngày.  
  • Từ bỏ thuốc lá: Hút thuốc không chỉ hại thận mà còn làm tăng sự hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch. Bỏ hút thuốc lá sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, cũng là cách ngăn ngừa tai biến hiệu quả.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe giúp bạn sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Nhất là những người có bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu…
  • Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Do đó, chúng ta có thể phòng ngừa đột quỵ tại nhà bằng cách giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe nhất là vào giai đoạn giao mùa. 

phòng chống tai biến đột quỵ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm giúp phát hiện và chủ động can thiệp phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Điều trị bệnh lý là bước quan trọng giúp phòng chống tai biến mạch máu não 

Ngoài một vài nguy cơ dẫn đến đột quỵ mà bạn không thể thay đổi được như người lớn tuổi, người có tiền sử gia đình hoặc đã từng bị đột quỵ, chúng ta có thể làm giảm nguy cơ và giúp ngăn ngừa tai biến bằng cách điều trị các bệnh lý sớm nhất.

  • Cao huyết áp

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát sẽ là nguyên nhân lớn nhất gây ra đột quỵ ở cả nam và nữ. Bạn cần duy trì huyết áp dưới 120/80. Nếu huyết áp của bạn thường xuyên trên 140/90 thì phải đến ngay bác sĩ để kiểm soát huyết áp. Đồng thời, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để làm giảm huyết áp.

Để duy trì huyết áp ổn định, bạn nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống không quá 1,5g mỗi ngày, tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như bánh mì kẹp thịt, phô mai và kem. Đồng thời, bổ sung thêm nhiều rau, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt, kết hợp với vận động nhẹ để cơ thể khỏe mạnh hơn.  

Bài viết trên là những cách phòng chống tai biến đột quỵ cực đơn giản để bạn kịp thời phát hiện dấu hiệu và cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Hy vọng, bạn sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe bản và gia đình thật tốt trong tương lai.

 

Cập nhật lúc: 12:29 Chiều , 17/03/2023

Tin liên quan

tai biến tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch là gì? Cách xử lý khi bị tai biến tiêm tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch một thủ thuật y khoa được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều rủi ro tai biến khi tiêm tĩnh mạch...

Huyệt châm cứu tai biến mạch máu não | Vinmec

Giải đáp: Có nên châm cứu tai biến hay không?

Phục hồi chức năng là một phần quan trọng việc hồi phục sau tai biến mạch máu não. Trong số rất nhiều phương pháp trị liệu, châm cứu ngày càng...

Cách tập phục hồi cho người tai biến

Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến TỐT NHẤT hiện nay

Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến, bạn băn khoăn không biết nên giúp người thân mắc bệnh luyện tập như thế nào? Hãy để chúng...

Các cách hỗ trợ thở oxy trong điều trị bệnh nhân COVID-19

Những tai biến khí thở oxy mà bạn nhất định phải nắm rõ

Có một vài biến chứng gây những tai biến khí thở oxy mà chúng ta cần chú ý trong thực hành lâm sàng. Một điều quan trọng là hầu hết...