Nhiệt Miệng Bôi Thuốc Gì? Top 14 Thuốc Trị Nhiệt Miệng Tốt Nhất 2023

Nhiệt miệng là tình trạng lành tính và phổ biến, bởi hầu hết bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần điều trị. Thanh niên và phụ nữ là nhóm đối tượng thường bị nhiệt. Như vậy không đồng nghĩa với việc tình trạng nhiệt miệng không gặp ở trẻ em. Mặc dù nhiệt miệng ít gây đau đớn nhưng cũng mang đến cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và giao tiếp Vậy nhiệt miệng bôi thuốc gì để nhanh khỏi, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Nguyên tắc xử lý nhiệt miệng

Trước khi tìm hiểu nhiệt miệng bôi thuốc gì hiệu quả và an toàn, người bệnh cần nắm được nguyên nhân và nguyên tắc xử lý nhiệt miệng. Nhiệt miệng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: hệ miễn dịch suy yếu, ăn nhiều thực phẩm nhạy cảm với niêm mạc miệng, nhiễm khuẩn hoặc do stress… Các vết loét lâu ngày gây cảm giác đau đớn khó chịu cho bệnh nhân. Để xử lý nhiệt miệng hiệu quả, nguyên tắc cơ bản là loại bỏ hết các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Bạn cần áp dụng nguyên tắc sau:

  • Làm sạch khoang miệng: Loại bỏ mảng bám thức ăn thừa, vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển gây bội nhiễm.
  • Giảm triệu chứng đau rát: Dùng các dung dịch làm dịu vết loét, hạn chế tác động tới vết loét.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp đủ protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất (acid folic, sắt, kẽm). Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê.

Dưới đây là 14 loại thuốc nhiệt miệng giúp giải đáp thắc mắc của người bệnh: Khi nhiệt miệng bôi thuốc gì hiệu quả và an toàn nhất?

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Top 14 thuốc trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất 2023

1. DỨT ĐIỂM nhiệt miệng SAU 7 NGÀY bằng bài thuốc thảo dược Nha Chu Tán

Hiện nay, nhiều người bệnh lo ngại thuốc tân dược để lại tác dụng phụ khi dùng lâu dài, nên thường tìm đến các sản phẩm thảo dược chữa nhiệt miệng. Đặc điểm của các sản phẩm này dựa chủ yếu vào thiên nhiên, nên dù có sử dụng trong một thời gian dài cũng không lo chất độc hại tích tụ trong cơ thể. 

Đối với bệnh răng miệng nói chung và bệnh nhiệt miệng nói riêng, Nha Chu Tán là một bài thuốc được các thầy thuốc đánh giá cao. Theo thông tin tìm hiểu, bài thuốc này ra đời dựa trên tục lệ nhuộm răng đen của người dân tộc Lự ở Lai Châu. 

Bài thuốc Nha Chu Tán dành cho bệnh nhân viêm lợi – viêm nướu

Mặc dù tục lệ nhuộm răng đen là một nét đẹp văn hóa truyền thống nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về vệ sinh cũng như chức năng bảo vệ lợi. Để khắc phục nhược điểm này, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Vidental đã lựa chọn một số loại thảo dược bổ sung để nâng cao công năng vốn có của bài thuốc.

Công thức thảo dược VÀNG kết hợp các nhóm thảo dược giảm đau, kháng viêm và giải nhiệt trong bài thuốc Nha Chu Tán như sau:

  • Nhóm thảo dược giảm đau, kháng viêm: Bạch chỉ, hoàng liên, đinh hương, hoàng đằng,… triệt tiêu tác nhân gây viêm từ gốc.
  • Nhóm thảo dược thanh nhiệt, gây tê: Rễ cây mật gấu, tế tân,… làm sạch khoang miệng, giúp giảm thiểu yếu tố nguy cơ phát triển của các tác nhân gây viêm khác.

Một số thành phần thảo dược của bài thuốc Nha Chu Tán

Hơn nữa, Nha Chu Tán được nghiên cứu và sản xuất tại đơn vị hàng đầu về YHCT – Thuốc Dân tộc nên nguồn nguyên liệu sử dụng cũng đảm bảo chất lượng. 100% thảo dược sử dụng được thu hái và chế biến từ chuỗi biệt dược GACP – WHO, tuân theo tiêu chuẩn đã được đề ra của Bộ Y tế. Tùy theo nhu cầu sử dụng và tình trạng bệnh nhiệt miệng mà thầy thuốc sẽ tư vấn cho người bệnh một trong hai bộ sản phẩm Nha Chu Tán như sau:

Bộ phổ thông:

  • Thuốc bột bôi: Sản phẩm sử dụng để chấm nhẹ, bôi ngoài các vùng lợi bị viêm trong khoang miệng.
  • Nước súc miệng: Súc miệng hàng ngày để sát khuẩn, khử mùi và hỗ trợ điều trị viêm lợi hiệu quả hơn.

Bộ cao cấp:

  • Cao bôi: Sử dụng dạng cao bôi trực tiếp vào vùng viêm lợi để hạn chế tình trạng đau rát, sưng tấy.
  • Nước súc miệng: Sử dụng với mục đích sát khuẩn, làm sạch tương tự như bộ phổ thông.

Với sự kết hợp của 2 loại chế phẩm bôi và súc miệng, Nha Chu Tán mang lại hiệu quả TOÀN DIỆN, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng và điều trị triệt để các nguyên nhân gây viêm. Đồng thời, sản phẩm giúp ngăn chặn 7 yếu tố gây các bệnh về khoang miệng như vi khuẩn kẽ răng, bỏng nướu do ăn uống, cặn thức ăn, tổn thương do các tác động vật lý,… Trên 95% người bệnh nhiệt miệng phản hồi hiệu quả mang lại vượt trội chỉ sau 7 NGÀY SỬ DỤNG. 

ĐỌC NGAY: [TỔNG HỢP REVIEW] Đánh giá của người bệnh về hiệu quả điều trị viêm nướu

Nha Chu Tán ngăn ngừa 7 yếu tố gây bệnh răng miệng
Nha Chu Tán ngăn ngừa 7 yếu tố gây bệnh răng miệng

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm này cũng như được tư vấn thêm và cách điều trị nhiệt miệng bằng thảo dược, liên hệ ngay tới Nha khoa Vidental theo:

CHUYÊN GIA HỖ TRỢ GIẢI ĐÁP THÔNG TIN

2. Thuốc bôi Oracortia

Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia là một loại thuốc steroid ở dạng thuốc mỡ, có tác dụng giảm viêm tức thời với những tổn thương dạng loét tại khoang miệng, hầu họng.

Công dụng: Thuốc giúp chúng ta làm giảm các triệu chứng viêm như nóng rát, phồng rộp trong miệng.

Thành phần: 

  • Triamcinolone acetonide 0,1g. 
  • Tá dược vừa đủ: Natri carboxymethylcellulose, dầu bạc hà, pectin, hydrocarbon gel, gelatin.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Lấy một ít thuốc mỡ Oracortia bôi lên vùng lở loét. Bạn nên bôi thuốc trước lúc đi ngủ để thành phần của thuốc tiếp xúc với nhiệt miệng suốt đêm, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay nước bọt. 
  • Có thể bôi mỗi ngày 2 đến 3 lần sau khi ăn xong.

Giá tham khảo: 425.000Đ/ hộp

Gửi câu hỏi tư vấn

3. Thuốc bôi Gengigel

Gengigel là thuốc bôi ở dạng gel. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các rối loạn về nướu giai đoạn đầu bao gồm chảy máu nướu, viêm nướu, tụt nướu…. 

Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong các trường hợp bị tổn thương niêm mạc miệng do dùng răng giả, niềng răng, nhổ răng, miệng bị nấm Candida, khô miệng do thời tiết.

Công dụng: 

  • Điều trị các triệu chứng viêm liên quan đến nướu
  • Điều trị các triệu chứng loét miệng, các bệnh lý liên quan đến hậu phẫu, nhổ răng hay tháo lắp răng giả gây ra vết thương.

Thành phần: 

  • Hyaluronic acid được đánh giá an toàn và tinh khiết mang lại khả năng cân bằng mô cũng như thúc đẩy quá trình làm liền vết thương ở miệng. 
  • Hyaluronic còn là chất được sử dụng đặc trị cho các trường hợp người bệnh bị chảy máu nướu, tụt nướu. 

Hướng dẫn sử dụng: Thuốc nên bôi từ 3 – 4 lần trong ngày, sẽ tạo thành bề mặt khô sau bôi khoảng 2 – 3 phút.

Giá tham khảo: 290.000 đồng/tuýp 20ml

4. Thuốc bôi Orrepaste

Khi đưa ra câu hỏi nhiệt miệng bôi gì, khá nhiều người dùng gợi ý thuốc Orrepaste. Orrepaste là sản phẩm thuốc đặt tại Malaysia, được đnahs giá thuộc top những loại thuốc tốt nhất trên thị trường. 

Công dụng: Thuốc Orrepaste có công dụng điều trị nhiệt miệng, nhiệt lợi và kể cả mụn nước trong khoang miệng hay tình trạng khô môi, nứt nẻ môi vào mùa lạnh. 

Thành phần: Triamcinolone Acetonide, là dạng tổng hợp Glucocorticoid mang đến khả năng chống dị ứng, ức chế miễn dịch cũng như chống viêm. Triamcinolone khi hấp thu qua da sẽ chuyển hóa qua gan cùng hệ bài tiết nước tiểu.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ tương ứng với vùng miệng bị nhiệt. 
  • 2 – 3 lần mỗi ngày và không bôi trên diện rộng.

Giá tham khảo: 33.000Đ/tuýp 5g

5. Thuốc bôi Emofluor

Emofluor cũng là một sự lựa chọn tốt dành cho những ai đang có câu hỏi nhiệt miệng bôi gì. Emofluor 75ml có giá bán 210.000đ/tuýp, được sản xuất tại Thụy Sĩ và cam kết hiệu quả trong vòng 1 tuần sử dụng từ nhà sản xuất. 

Công dụng: 

  • Thuốc giúp điều trị chứng nhiệt miệng, viêm lợi, đau nhức lợi.
  • Hỗ trợ làm giảm đau hay ê buốt chân răng, ngừa sâu răng hoặc hủy hoại men răng. 

Thành phần: Glycerin, PEG-40 Hydrogenated Castor Oil, Aroma, Sodium Saccharin, Aqua, PEG 8,…

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Đối với trường hợp phòng ngừa: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi nên sử dụng 1 lần/ngày vào buổi tối.
  • Đối với trường hợp điều trị: Sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày.
  • Emofluor có thể dùng bàn chải đánh răng để xoa lên vết thương hoặc bôi trực tiếp, để thuốc ngấm sau 1 phút rồi nhổ đi, không nuốt thuốc và không cần súc miệng.

Giá tham khảo: 190.000Đ/hộp

6. Thuốc nhiệt miệng trẻ em an toàn, hiệu quả Kamistad Gel N 

Kamistad Gel N là một trong những loại thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ em khá thông dụng và được nhiều phụ huynh biết đến. Dòng sản phẩm này được bào chế dưới dạng gel bôi ngoài, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả làm dịu nhanh cũng như đẩy mạnh tốc độ lành vết loét.

Nhiệt miệng bôi gì? – Thuốc Kamistad Gel N
Nhiệt miệng bôi gì? – Thuốc Kamistad Gel N

Công dụng: 

  • Sản phẩm có công dụng điều trị viêm lợi, nhiệt miệng
  • Sát khuẩn khoang miệng, hỗ trợ ngăn ngừa một số triệu chứng thường gặp do người bệnh mọc răng khôn hay chỉnh nha.

Thành phần: 

  • Lidocain 20mg giúp làm giảm các cơn đau do vết loét gây ra.
  • Chiết xuất hoa cúc 185mg làm thanh nhiệt, làm dịu vết loét miệng, giải độc và đồng thời hỗ trợ kháng viêm.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Đối với người lớn: Bạn chỉ cần lấy ½ chiều dài lượng thuốc lấy ra từ ống để bôi đều lên vùng bị viêm loét 3 lần mỗi ngày.
  • Đối với trẻ em: Sẽ dùng ¼ lượng thuốc và chỉ dùng 3 lần/ngày.

Giá tham khảo: 50.000 đồng/tuýp 10g.

7. Gel bôi nhiệt miệng Urgo 

Với những ưu điểm nổi trội như giảm đau xót nhanh, ngăn không cho vết loét lan rộng và giúp vết loét lành nhanh hơn. Gel trị nhiệt Urgo của Pháp là sản phẩm được người dùng trên khắp thế giới ưa chuộng. Thuốc này hoạt động theo cơ chế hình thành màng film mỏng sau khi tiếp xúc với nước bọt, lớp màng này giúp bảo vệ vết loét khỏi các tác nhân kích thích trong suốt 4 tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian đó, các thành phần trong thuốc sẽ sát khuẩn, chống viêm tại vị trí vết loét, giúp các vết lở loét lành nhanh hơn. 

Công dụng:

  • Bảo vệ vết loét do nhiệt miệng gây ra.
  • Giảm các triệu chứng đau xót.
  • Thúc đẩy quá trình lành vết loét.

Thành phần:

  • Dẫn xuất Cellulose: chất hình thành lớp màng gel.
  • Alcohol: có vai trò sát khuẩn.
  • Acid Carboxylics và Acid Mineral (dẫn xuất salicylic): chống viêm, giảm đau.
  • Các chất khác: sucralose (chất làm ngọt), hương cam, nước cất

Hướng dẫn sử dụng:

  • Chấm trực tiếp gel Urgo lên vết loét, dùng que gạt để trải đều lớp màng gel. Sau đó để khô trong khoảng 10 giây.
  • Thoa gel tối đa 4 lần/ngày, tốt nhất trước bữa ăn cho đến khi vết loét lành lại.
  • Thời gian sử dụng khoảng 3 – 5 ngày tùy tình trạng vết loét.

Giá tham khảo: 75000 – 90000 đồng/lọ 6mL.

8. Kem bôi trị nhiệt miệng Taisho cho trẻ em

Dòng sản phẩm nội địa Nhật kem bôi trị nhiệt miệng Taisho cho trẻ em hiện nay rất được ưa chuộng trên thị trường Việt. Dòng kem bôi này không những an toàn, không gây dị ứng mà còn mang đến hiệu quả tích cực chỉ sau 1 – 2 ngày sử dụng. 

Công dụng: Kháng viêm, giảm đau và giúp vết nhiệt miệng mau chóng lành lại 

Thành phần: Hoạt chất Triamcinolone 

Hướng dẫn sử dụng: Súc miệng sạch và dùng khăn thấm khô vùng niêm mạc có vết nhiệt miệng. Sau đó dùng lượng gel vừa đủ thoa trực tiếp, nhẹ nhàng lên vùng bị nhiệt miệng. Liều dùng: Thoa 3 – 4 lần/ngày

Giá tham khảo: 260.000đ – 300.000đ/tuýp/5g 

9. Thuốc bôi VNP

Một gợi ý tiếp theo dành cho những ai chưa biết nhiệt miệng bôi gì thì nhanh có hiệu quả. Thuốc bôi nhiệt miệng VNP xuất xứ tại Việt Nam, bao bì dạng tuýp 10g có giá bán rẻ, chỉ khoảng 16.000đ/tuýp. Sản phẩm có thể dễ dàng tìm mua tại nhà thuốc hoặc các trang thương mại điện tử.

Công dụng: 

  • Thuốc giúp chữa trị những vết loét ở chân răng hay trong khoang miệng.
  • Sát khuẩn trong nha khoa và cấy implant, phòng ngừa bệnh viêm lợi

Thành phần:  Thuốc có hoạt chất Chlorhexidine digluconate 20mg cùng một số loại tá dược.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Khuyến cáo người dùng sử dụng 2-3 lần/ngày, sau bôi không ăn uống ít nhất 30 phút và nên sử dụng trước trước khi ngủ.
  • Bạn có thể dùng bông gạc để xoa gel trị nhiệt lên vết thương hoặc bôi trực tiếp gel vào vùng miệng bị tổn thương.  Sau khi bôi gel không súc miệng và không được nuốt.

Giá tham khảo: 40.000 Đ/tuýp 10g

10. Thuốc bôi Sachol-gel

Nhắc đến nhiệt miệng bôi gì, chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn thuốc Sachol-gel. Thuốc bôi Sachol-gel 10g được sản xuất tại Ba Lan được coi là giải pháp tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh liên quan đến viêm niêm mạc miệng.

Công dụng: Thuốc Sachol-gel có khả năng điều trị viêm loét, nhiệt miệng, mụn nước, phòng ngừa trầy xước trong khoang miệng.

Thành phần: 

  • Chininum salicylicum 87,1g
  • Cetalkonium chloride 0,1g

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Thuốc Sachol-gel sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vết loét trong miệng, từ 2-3 lần/ngày, đối với viêm loét lợi thì sử dụng từ 1-2 lần/ngày.
  • Sau khi bôi thuốc, bạn không ăn uống trong khoảng 30 phút.

Giá tham khảo: 170.000 đồng/tuýp 10gr

11. Thuốc bôi Mouthpaste

Mouthpaste là thuốc trị nhiệt miệng ở dạng gel. Sử dụng bôi tại vùng niêm mạc miệng, môi bị tổn thương, viêm loét. Thuốc cũng được sử dụng trong trường hợp đau do viêm lợi hay khô nẻ môi do thời tiết, đau khi mọc răng, mang răng giả, nắn chỉnh răng,…

Công dụng: 

  • Thuốc nhiệt miệng Mouthpaste giúp điều trị các triệu chứng nhiệt miệng, viêm niêm mạc, lợi và viêm môi.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm do mọc răng, đau nhức do chỉnh răng, nhổ răng

Thành phần: Tương tự như một số loại thuốc trị nhiệt miệng khác, Mouthpaste có thành phần chính là Triamcinolon giúp điều trị hiệu quả viêm nhiệt miệng, phỏng lưỡi, viêm niêm mạc, viêm do nhổ răng hoặc mọc răng.

Hướng dẫn sử dụng: Bôi trực tiếp lớp thuốc mỏng lên vùng miệng đang bị loét, nên bôi từ 2 – 3 lần/ngày, không sử dụng thuốc liên tục quá 4 ngày.

Giá tham khảo: 19.500Đ/hộp

12. Kem bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste

Thuốc Trinolone Oral Paste với cơ chế tác động thẩm thấu sâu vào bề mặt các vết loét, giúp giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa các vết loét lan rộng và giúp vết loét mau lành hơn. Thuốc này không chỉ được dùng để trị nhiệt miệng, mà còn có tác dụng trong điều trị viêm họng, viêm nướu hoặc một số bệnh ngoài da khác. 

Công dụng:

  • Điều trị viêm loét khoang miệng do nhiệt miệng.
  • Giảm đau do: viêm nha khoa, tổn thương chấn thương ở vị trí gắn răng giả, viêm nướu răng.

Thành phần: Triamcinolon acetonide

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Thuốc hiện đang có 2 dạng là thuốc ngậm và thuốc bôi. Thuốc ngậm sử dụng 1 – 2 lần/ngày và thuốc bôi sử dụng trước khi đi ngủ.
  • Sau khi dùng được ⅓ thuốc, nếu bạn đã có thể ăn uống bình thường thì vẫn tiếp tục sử dụng để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.

Giá tham khảo: 69.000 đồng/tuýp 5g.

13. Thuốc bôi trị lở miệng Zytee RB Gel 

Zytee RB Gel là thuốc chống viêm không steroid ở dạng gel được sử dụng để giảm đau, sưng và khó chịu. Nó cũng được dùng để giảm đau khi mọc răng hay đau do răng giả ma sát với niêm mạc miệng. 

Cơ chế giảm đau của Zytee RB Gel nhờ vào tác dụng kháng khuẩn của hợp chất Benzalkonium chloride. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn việc giải phóng hormone prostaglandin – nguyên nhân gây đau và viêm (đỏ và sưng) trong miệng.

Công dụng: 

  • Zytee RB giúp người sử dụng giảm đau mạnh, đồng thời phát huy tác dụng nhanh chóng, giảm cơn đau trong vòng 3 – 4 giờ.
  • Thuốc có khả năng kháng khuẩn, khử trùng nhờ hoạt chất clorua benzalkonium được sử dụng trong rất nhiều loại thuốc hiện nay.

Thành phần: 

  • Hợp chất Clorua Benzalkonium 0.02% và Choline Salicylate 9% là hợp chất chính trong thuốc Zytee có công dụng kháng khuẩn, làm tiêu các tế bào virus vi khuẩn gây hại, đồng thời giúp giảm các cơn đau răng hay viêm lưỡi. 
  • Choline chính là thành phần giúp giảm đau nhức nhanh chóng và có thể kéo dài thời gian đến 4 giờ. 

Hướng dẫn sử dụng: Nhỏ 1 – 2 giọt gel thuốc lên đầu ngón tay trỏ sau đó xoa nhẹ lên vùng viêm loét. Mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần. Nhớ rửa tay thật sạch trước khi bôi thuốc.

Giá tham khảo: 25.000 Đ/tuýp 10ml

14. Thuốc bôi Mandarin

Gợi ý tiếp theo cho những ai chưa biết nhiệt miệng bôi gì chính là thuốc Mandarin xuất xứ tại Việt Nam. Thuốc kết hợp nhiều nguồn thảo dược thiên nhiên, thuận tiện cho người sử dụng với dạng viên ngậm và vỉ bôi. Sản phẩm đang được bày bán rộng rãi tại nhiều nhà thuốc.

Công dụng: Trị viêm loét miệng, nhiệt lưỡi, phỏng lưỡi, viêm loét ở các vùng lợi, má,… Thuốc được các bác sĩ đánh giá cao về hiệu quả của nó.

Thành phần chính: Các loại thảo dược quen thuộc gồm: Kim ngân hoa, chi tử, đương quy, bạch thược, xuyên khung, sinh địa, liên kiều, chích cam thảo và một số loại tá dược khác.

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Thuốc hiện đang có 2 dạng là thuốc ngậm và thuốc bôi. Thuốc ngậm sử dụng 1 – 2 lần/ngày và thuốc bôi sử dụng trước khi đi ngủ.
  • Sau khi dùng được ⅓ thuốc, nếu bạn đã có thể ăn uống bình thường thì vẫn tiếp tục sử dụng để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.

Giá tham khảo:  350.000đ/hộp.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp người bệnh nắm được khi bị nhiệt miệng bôi thuốc gì hiệu quả và an toàn nhất. Mỗi loại thuốc đều có điểm mạnh và điểm yếu cần khắc phục. Do vậy, việc lựa chọn giải pháp phù hợp xử lý nhiệt miệng là điều bạn cần cân nhắc. 

Cập nhật lúc: 1:19 Sáng , 17/03/2023
Notice: Undefined variable: messenger in /var/www/laophoict.menopausehealthmatters.com/html/wp-content/themes/twentytwentyone/modules/hotline/output.php on line 132

Tin liên quan

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em Là Gì? Triệu Chứng Và Gợi Ý Cách Điều Trị

Nhiệt miệng ở trẻ em là bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và có thể tái phát nhiều lần, khiến trẻ khó chịu và...

Đau răng hàm dưới: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh chóng

Nếu không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng thì rất khó tránh khỏi các vấn đề răng miệng làm đau răng hàm dưới, hàm trên và gây ảnh hưởng đến sinh...

[Chia sẻ] Cách trị nhiệt miệng bằng muối SIÊU hiệu quả và an toàn

Nhiệt miệng là một hiện tượng mà chúng ta dễ dàng gặp phải thường xuyên nhất, mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng những ảnh hưởng mà...

TOP 5 loại thuốc bôi nhiệt miệng màu xanh an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng bôi gì để nhanh liền vết loét? Nhiệt miệng vừa khiến quá trình ăn uống khó khăn hơn, vừa ảnh hưởng không ít đến việc sinh hoạt hàng...

Bị ê răng sau khi lấy cao răng: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Sau khi lấy cao răng, mảng bám cứng đầu ở mọi ngóc ngách trên răng sẽ được làm sạch hoàn toàn và bạn sẽ có hàm răng sạch sẽ, trắng...

TOP 13 Thuốc Trị Viêm Nha Chu Hiệu Quả Cao Chuyên Gia Khuyên Dùng

Viêm nha chu là tình trạng bệnh lý răng miệng có thể gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể...