Phù Chân Sau Tai Biến: Cách Chữa Phù Chân Bằng Đông Y Hữu Hiệu

Vì sao người tai biến bị phù chân? Làm thế nào để chữa phù chân sau tai biến? Xem ngay bài viết sau đây để tìm hiểu cách điều trị di chứng phù chân sau tai biến hiệu quả.

Phù chân là hậu quả của di chứng liệt vận động lâu ngày ở bệnh nhân sau tai biến. Cảm quan bằng mắt thường để nhận biết chứng phù là chân tăng kích thước bất thường; da căng bóng ở các vị trí phù như cẳng chân, mu bàn chân, mắt cá. Phù chân sau tai biến có thể dẫn đến phù phổi và đe dọa tính mạng con người.

1. Người tai biến bị phù chân

Phù chân sau tai biến là triệu chứng thường gặp đối với bệnh nhân bị tai biến. Chân sưng phù là hiện tượng chân bị sưng tăng kích thước, vị trí thường xuất hiện ở mu bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân.

Phù chân ở người cao tuổi có đáng ngại?

2. NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN, MỨC ĐỘ NGUY HIỂM

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phù chân sau tai biến, nhưng phổ biến nhất là do viêm tắc tĩnh mạch.

Khoảng 90% nguyên nhân phù chân sau tai biến do viêm tắc tĩnh mạch

Viêm tắc tĩnh mạch (hay huyết khối tĩnh mạch sâu) xảy ra do sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, cản trở quá trình tĩnh mạch dẫn máu về tim.

Thông thường, hệ thống tĩnh mạch chi dưới hoạt động trơn tru nhờ vào sự co giãn cơ chân giúp lưu chuyển máu từ tĩnh mạch về tim được thuận lợi.

Thế nhưng bệnh nhân sau tai biến có thể rơi vào tình trạng co cứng cơ, yếu hoặc liệt vận động làm tăng mức độ hình thành các cục máu đông trong hệ thống tĩnh mạch chân, dẫn đến tắc mạch và dồn máu vào các mô gây sưng, đau, phù chân.

Biểu hiện phù chân sau tai biến có thể nhận thấy bằng mắt thường

Người bệnh sau tai biến có biểu hiện phù chân như sau:

  • Mô dưới da sưng phù lên, cảm giác như chân bị tích nước trong các tế bào
  • Chân to bất thường  
  • Da chỗ phù căng, sáng bóng
  • Cử động chân nặng nề
  • Dùng tay nhấn lên vùng da của chân phù sẽ bị lõm vào vài giây.

Phù chân sau tai biến gây nhiều biến chứng về vận động, hô hấp và tim mạch

Người Tai Biến Bị Phù Chân: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Phù chân không những giảm đi tính thẩm mỹ về ngoại hình, giới hạn chức năng vận động của người bệnh sau tai biến, mà thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng một khi huyết khối tĩnh mạch vỡ ra rồi đi từ tim bơm đến phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi.

Một số biến chứng nghiêm trọng của chứng phù chân gồm có:

  • Biến dạng chân như chân voi
  • Xơ các mô dưới da
  • Suy giãn tĩnh mạch
  • Viêm loét chân
  • Phù phổi, tắc mạch phổi gây suy hô hấp
  • Suy tim dễ dẫn đến đột tử

3. CÁCH ĐIỀU TRỊ PHÙ CHÂN SAU TAI BIẾN

Có nhiều cách điều trị phù chân sau tai biến từ cách thay đổi lối sống đến tập các bài tập trị liệu. Hãy cùng tìm hiểu những cách điều trị phù chân sau tai biến hiệu quả nhất nhé!

3.1. Xây dựng thói quen sống khoa học

Lối sống hàng ngày cũng là nguyên nhân gây ra nguyên nhân bị phù chân. Vì vậy cần thay đổi thói quen hàng ngày một cách tích cực hơn.

  • Giảm lượng muối: Hạn chế thực phẩm nhiều muối và nước vì dễ gây tăng huyết áp, phù tĩnh mạch.
  • Xoa bóp chân: Massage, vuốt ve nhẹ nhàng vùng chân bị phù để di chuyển chất lỏng ứ đọng tại khu vực tổn thương.
  • Mang dụng cụ bảo hộ chân: Vớ nén là một trong các công cụ giữ áp lực cho chân phù, giúp ngăn chặn dịch tràn và ứ đọng ở mô.
  • Tránh nhiệt độ cực đoan: Giữ ấm đôi chân vào mùa lạnh; hạn chế để chân bị phù tiếp xúc với nhiệt độ cao như nước tắm nóng, ánh nắng; bảo vệ chân trước sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Tự vệ sinh cá nhân: Người bệnh sau tai biến tự rèn luyện vệ sinh cá nhân như thay quần áo, đi đại tiểu tiện, đánh răng rửa mặt, lau người,… để làm sạch cơ thể, thông thoáng các chỗ bị tỳ đè do thường nằm trên giường, tránh biến chứng lở loét da và hoại tử chân phù.

3.2. Bài tập phục hồi cho người bị phù chân sau tai biến

Mục đích: Tập trung tăng khả năng dịch chuyển cơ khớp của chân; phòng tránh bại liệt; hạn chế các biến chứng và bệnh lý thứ phát do phù chân gây ra như tắc mạch chi, vỡ tĩnh mạch, tắc mạch phổi, viêm phổi, suy tim; rút ngắn thời gian điều trị liệt vận động sau tai biến.

Tùy vào mức độ liệt, khả năng thực hiện các bài tập vận động của người bệnh sau tai biến để đưa ra những phương thức phục hồi chức năng khác nhau:

Các bài tập ở tư thế nằm

1. Gấp, duỗi, xoay khớp cổ chân

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, nâng chân trái lên khỏi mặt giường khoảng 30 đến 50 độ sau đó tập duỗi khớp cổ chân, rồi gấp khớp cổ chân hoặc xoay khớp cổ chân từ phải qua trái rồi từ trái qua phải đến mức tối đa từ 10 đến 15 lần. Đưa chân trái về tư thế ban đầu, tập tương tự như vậy đối với chân phải. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần

2. Bắt chéo chân

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, sau đó nâng hai chân lên khỏi mặt giường rồi tập bắt chéo chân trái qua chân phải rồi chân phải qua chân trái luân phiên từ 10 đến 15 lần. sau đó đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu trên mặt giường. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

3. Đạp xe đạp

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, nâng hai chân lên khỏi mặt giường, gấp khớp háng và khớp gối sau đó tập như là đạp xe đạp với cả hai chân từ 10 đến 15 lần. Sau đó đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu trên mặt giường. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

Các bài tập ở tư thế ngồi trên ghế

Phù chân – dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm | VTV.VN

1. Nâng cẳng chân

Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc; lưng thẳng; trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân. Sau đó tập luân phiên nâng bàn chân phải lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng chân phải, rồi đưa chân phải về vị trí ban đầu, tập tương tự với chân trái, mỗi chân từ 10 đến 15 lần, sau đó tập với cả hai chân như vậy. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

2. Nhón gót chân

Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp như bài tập ở trên sau đó thực hiện tập nhón gót chân (nâng chân lên cho đến khi khớp cổ chân duỗi thẳng chỉ còn các đầu ngón chân sát sàn nhà rồi đưa trở lại vị trí bắt đầu) luân phiên chân trái rồi chân phải, sau đó là cả hai chân cùng một lúc, tập từ 10 đến 15 lần như vậy. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

3. Gấp và duỗi hoặc xoay khớp cổ chân

Người tập ngồi trên ghế như trên sau đó nâng chân trái lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng rồi tập gấp và duỗi khớp cổ chân trái đến mức tối đa (hết tầm vận động) hoặc nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà chỉ có gót chân sát trên sàn nhà rồi tập xoay khớp cổ chân vào trong, ra ngoài từ 10 đến 15 lần sau đó đưa chân trái về vị trí ban đầu, tập tiếp như vậy đối với chân phải từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

Các bài tập ở tư thế đứng

1. Gấp và duỗi khớp hoặc cổ chân

Bệnh nhân đứng, nhấc một chân lên khỏi sàn nhà rồi tập gấp, duỗi khớp cổ chân đến mức tối đa hoặc xoay khớp cổ chân từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong từ 10 đến 15 lần. Đứng trở lại tư thế ban đầu, nhấc chân kia lên khỏi sàn nhà và thực hiện các bài tập như với chân đã làm. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.

2. Nhấc cao chân bước tại chỗ

Bệnh nhân đứng sau đó tập bước tại chỗ 15 đến 20 bước bằng cách tạo các bước chân cao hơn so với bước đi thông thường. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần

3. Ngồi xuống và đứng lên nhón gót chân

Bệnh nhân đứng thẳng có thể vịn vào một vật gì đó bên cạnh để đỡ nếu cần, sau đó ngồi xuống giống như ngồi xổm được khoảng một nửa thì lại đứng thẳng lên, rồi nhón gót để đứng trên đầu các ngón chân, rồi sau đó ngồi xuống, làm lại từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

4. Bước đi bằng mũi hoặc gót bàn chân

Bệnh nhân đứng thẳng sau đó nâng hai gót chân lên để đứng bằng mũi bàn chân hoặc nâng hai mũi bàn chân lên để đứng bằng hai gót chân rồi bước đi khoảng 15 đến 20 bước bằng mũi bàn chân (đi nhón gót). Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần như vậy

Nếu phải đứng lâu từ 30 phút đến 1 giờ, bạn nên thực hiện các động tác tập trên 1 lần

Lưu ý rằng quá trình thực hiện hồi phục chức năng vận động, phòng tránh chứng phù chân sau tai biến cần được lên kế hoạch chi tiết và có sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc người nhà nhằm tránh các rủi ro cứng khớp, té ngã, gãy xương trong khi người bệnh tập luyện và sinh hoạt hằng ngày.

Cập nhật lúc: 12:29 Chiều , 17/03/2023

Tin liên quan

tai biến tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch là gì? Cách xử lý khi bị tai biến tiêm tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch một thủ thuật y khoa được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều rủi ro tai biến khi tiêm tĩnh mạch...

Huyệt châm cứu tai biến mạch máu não | Vinmec

Giải đáp: Có nên châm cứu tai biến hay không?

Phục hồi chức năng là một phần quan trọng việc hồi phục sau tai biến mạch máu não. Trong số rất nhiều phương pháp trị liệu, châm cứu ngày càng...

Cách tập phục hồi cho người tai biến

Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến TỐT NHẤT hiện nay

Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến, bạn băn khoăn không biết nên giúp người thân mắc bệnh luyện tập như thế nào? Hãy để chúng...

Các cách hỗ trợ thở oxy trong điều trị bệnh nhân COVID-19

Những tai biến khí thở oxy mà bạn nhất định phải nắm rõ

Có một vài biến chứng gây những tai biến khí thở oxy mà chúng ta cần chú ý trong thực hành lâm sàng. Một điều quan trọng là hầu hết...