Nấm Lưỡi Candida: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nấm Candida miệng (nấm miệng, nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi) là tình trạng viêm nhiễm do một dạng vi nấm men có tên khoa học là Candida albicans sinh sôi ở niêm mạc họng miệng. Thông thường, trong miệng vẫn có nấm Candida với số lượng vừa phải, nhưng đôi khi do mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh trong miệng hoặc do cơ thể giảm sức đề kháng mà nó có thể phát triển quá mức và gây ra bệnh lưỡi bị nấm trắng hoặc vàng.

Vậy biểu hiện của bệnh nấm Candida miệng là gì và bị nấm lưỡi phải chữa thế nào hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Tìm hiểu chung

Nấm Candida miệng (nấm lưỡi) là gì?

Bạn thắc mắc nấm lưỡi là gì? Sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans ở miệng sẽ dẫn đến tình trạng tưa lưỡi, còn gọi là bệnh nấm miệng hay nấm lưỡi. Nấm Candida miệng gây ra các tổn thương màu trắng kem, thường ở lưỡi hoặc mặt trong của má. Đôi khi, bệnh có thể lan lên vòm khẩu cái, lan ra nướu, amidan hoặc lan tới thành sau họng.

Nhiễm nấm Candida ở miệng, cổ họng và thực quản | Vinmec

Một số thể bệnh nấm Candida miệng hay nấm lưỡi Candida nặng, nấm có thể lan sâu xuống hệ tiêu hóa như hạ họng, thực quản, ruột, gan; lan xuống phổi, thậm chí nhiễm nấm đa phủ tạng. Tình trạng nghiêm trọng này có thể xảy ra ở bệnh nhân HIV, tiểu đường, suy thận, ung thư và những người bệnh nặng khác phải nằm dài ngày trong khu hồi sức tích cực.

Mặc dù tưa miệng có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng bệnh nấm miệng Candida thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Đặc biệt, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc một số bệnh mạn tính khiến cơ thể giảm đề kháng hoặc những người đang dùng kháng sinh dài ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch dài ngày dễ nhiễm nấm Candida miệng-họng.

Gửi câu hỏi tư vấn

 

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng nấm miệng ở người lớn

Dấu hiệu nấm lưỡi ở người lớn là gì? Đối với nấm miệng ở người lớn hay bệnh nấm lưỡi ở người lớn, ta có thể nhận thấy qua các mảng tổn thương màu trắng hoặc kem, nổi gờ lên như lát pho mát mỏng. Những tổn thương do bị nấm lưỡi ở người lớn này có thể là dạng giả mạc trắng ngà, dạng viêm đỏ lựng hoặc dạng tăng sản mảng dày với những mụn đỏ li ti. Bệnh tưa lưỡi người lớn hay nấm Candida miệng ở người lớn gây ra một số khó chịu như:

  • Cảm giác vướng cộm như có miếng bông gòn trong miệng.
  • Sưng đỏ, ngứa, đau rát ở giữa lưỡi, ở viền nướu. Nếu lan xuống hạ họng, thực quản, bệnh có thể gây nuốt đau, nuốt khó và tức nghẹn vùng ngực kèm sốt.
  • Vị giác thay đổi hoặc mất vị giác.
  • Chảy máu nhẹ nếu vị trí tổn thương bị cọ xát.
  • Nứt và viêm đỏ ở khóe mép miệng.

Bệnh Tưa Miệng - Bệnh Tưa Miệng Là Gì ( Nhiễm nấm Candida)

Dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ em

Trẻ bị nấm lưỡi hay nấm lưỡi Candida sẽ có các mảng trắng trên lưỡi và đôi khi ở những nơi khác trong khoang miệng. Các tổn thương của nấm Candida miệng có thể gây đau và khiến trẻ khó ăn hoặc khó bú. Không những vậy, trẻ bị nấm Candida miệng có thể truyền nấm sang vú của người mẹ khi bú sữa. Nếu nhiễm bệnh, đầu vú người mẹ có thể bị đỏ rát, viêm nứt và đau.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc con bạn có các mảng màu trắng bên trong miệng, hãy đến khám bác sĩ hoặc nha sĩ để được trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em. Bệnh nấm Candida miệng thường không phổ biến ở trẻ lớn, thanh thiếu niên và người lớn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bị mắc bệnh nấm miệng, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra tổng quát để phát hiện các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc tìm ra các nguyên nhân khác.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây nấm Candida miệng (nấm lưỡi) là gì?

Nhiễm nấm Candida miệng-họng do đâu? Thông thường, khi hệ miễn dịch hoạt động tốt có thể đưa hệ vi sinh đang “cư trú” trên cơ thể vào khuôn khổ nhất định. Sự cân bằng “lực lượng” giữa các vi sinh vật sẽ duy trì sự ổn định của “hệ sinh thái” này. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu cũng như khi có sự mất cân bằng “lực lượng” giữa các chủng loại vi sinh, thì loại nấm men này sẽ trỗi dậy và “cướp chính quyền”, gây ra những tổn thương ở miệng họng khiến lưỡi bị nấm Candida.

Nấm miệng Candida có nguy hiểm không? | TCI Hospital

Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm Candida miệng, cụ thể như:

  • Hệ miễn dịch suy yếu trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải – HIV/AIDS. Suy giảm miễn dịch do dùng thuốc có tính chất ức chế miễn dịch như chống ung thư, thuốc chống thải ghép, thuốc chống viêm steroid.
  • Bệnh đái tháo đường: Đường máu cao dẫn tới hàm lượng đường trong các dịch tiết cũng cao. Dịch nước bọt trong miệng mà “ngọt quá” thì lại tạo ra môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển và khiến lưỡi bị nấm trắng.
  • Nhiễm nấm âm đạo: Nếu mẹ bầu nhiễm nấm Candida âm đạo thì có thể truyền bệnh nấm Candida lưỡi sang con trong quá trình sinh nở.

Nấm Candida miệng có lây không và lây qua đường nào là chủ yếu?

  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh mạnh, phổ rộng, dài ngày sẽ tiêu diệt “lực lượng thù địch” của vi nấm là vi khuẩn, khiến vi nấm “thừa cơ” trỗi dậy, gây bệnh nấm Candida miệng.
  • Các tình trạng răng miệng bất lợi khác: Đeo hàm giả, niềng răng không hợp lí, vệ sinh răng miệng không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm Candida miệng.

Chẩn đoán và điều trị

Các phương pháp chẩn đoán bệnh tưa lưỡi (nấm Candida miệng)

Bác sĩ có thể nghĩ tới bệnh nấm miệng hay bệnh nấm Candida miệng khi phát hiện những hình thái tổn thương đặc trưng trong miệng bệnh nhân.

Trong một số trường hợp, cần phải xác định chẩn đoán, bác sĩ có thể lấy mẫu để soi, nuôi cấy, thậm chí phải sinh thiết vùng tổn thương để xác định chẩn đoán nấm Candida ở lưỡi. Việc này sẽ đơn giản nếu tổn thương chỉ trong phạm vi miệng họng. Nếu tổn thương ở khu vực xa như hạ họng, thực quản, phế quản phổi thì bác sĩ phải tiến hành thủ thuật nội soi để lấy mẫu, chụp thực quản để đánh giá, giúp cho việc xác định chẩn đoán và tiên lượng.

Điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em | Vinmec

Nấm lưỡi phải chữa thế nào?

Trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em như thế nào? Nấm lưỡi phải chữa thế nào hay điều trị nấm lưỡi người lớn và trẻ em ra sao? Thuốc trị nấm Candida miệng hay thuốc trị nấm lưỡi là gì?

Để điều trị bệnh nấm lưỡi, bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc kháng nấm, dùng tại chỗ hoặc toàn thân tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, từng người bệnh, ví dụ một vài loại thuốc sau:

  • Fluconazole
  • Clotrimazole
  • Nystatin
  • Itraconazole: Dùng để điều trị cho những người không có đáp ứng với các thuốc khác và người nhiễm HIV
  • Amphotericin B: Dùng để điều trị các tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng.

Nấm miệng bao lâu thì khỏi? Thông thường, khi được điều trị, bệnh tưa miệng hay bệnh nấm Candida miệng sẽ hết sau vài tuần. Tuy vậy, trong một số trường hợp, bệnh có thể dai dẳng hoặc tái đi tái lại. Với những trường hợp đó, bác sĩ sẽ phải chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu nhằm tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tình trạng này.

Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ | VIAM

Phòng ngừa

Phòng ngừa nấm Candida miệng

Để phòng tránh, cũng như hạn chế rủi ro bệnh nấm Candida miệng hay nấm lưỡi Candida tái phát, bạn nên tập một số thói quen như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ như đánh răng, cạo lưỡi ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.
  • Thường xuyên vệ sinh và khử trùng hàm giả (nếu có) một cách kỹ lưỡng và đúng phương pháp.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc bằng dung dịch pha trộn giấm táo, oxy già, nước cốt chanh hoặc soda.
  • Bổ sung lợi khuẩn bằng cách thường xuyên ăn sữa chua
  • Nếu cho trẻ bú bình, nên vệ sinh dụng cụ sạch sẽ

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ  sinh hiệu quả

  • Khám nha sĩ khi có vấn đề về răng miệng
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và các sản phẩm có ủ men.
  • Tuân thủ điều trị các bệnh nền như tiểu đường, suy thận, HIV
  • Không lạm dụng những sản phẩm kháng khuẩn thơm miệng để tránh bị mất cân bằng hệ vi sinh trong miệng.
  • Bỏ thuốc lá.

Thuốc trị nấm lưỡi Nha Chu Tán – Giải pháp đặc trị cho bệnh nấm lưỡi từ thảo dược thiên nhiên

Dựa theo tục nhuộm răng của người dân tộc Lự ở Lai Châu trong việc phòng và chữa các vấn đề răng miệng, bài thuốc Nha Chu Tán được các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân tộc – một đơn vị hợp tác của Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Vidental nghiên cứu và phát huy nhằm mang đến một giải pháp an toàn, hiệu quả dành cho mọi người bệnh.

Hiện nay, Nha Chu Tán được ứng dụng trong điều trị các vấn đề răng miệng tại Viện Nha khoa Vidental. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các chuyên gia tại Vidental có thể điều chỉnh phác đồ sao cho phù hợp nhất với từng người bệnh, mang lại hiệu quả toàn diện với các chứng bệnh: nấm lưỡi, nấm khoang miệng, viêm nhiễm tại khoang miệng, loét miệng, nhiệt miệng, sâu răng, hôi miệng,…

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người bệnh có thể lựa chọn một trong hai bộ sản phẩm Nha Chu Tán như sau:

Bộ phổ thông:

  • Thuốc bột bôi: Sản phẩm sử dụng để chấm nhẹ, bôi ngoài các vùng tổn thương trong khoang miệng.
  • Nước súc miệng: Súc miệng hàng ngày có tác dụng sát khuẩn, làm thơm và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Bộ cao cấp:

  • Cao bôi: Sử dụng dang cao bôi trực tiếp vào vùng xuất hiện nấm, tổn thương giảm nhanh tình trạng đau rát, sưng tấy trong khoang miệng.
  • Nước súc miệng: Sử dụng với mục đích sát khuẩn, làm sạch khoang miệng tương tự như bộ phổ thông.

Với thành phần từ bách thảo sương, ô long vĩ, nhân trung bạch… gia thêm một số dược liệu tạo hương, có tính sát khuẩn, Nha Chu Tán được chứng minh mang lại hiệu quả chữa trị cho hơn 80% bệnh lý răng miệng nhiều cấp độ. Đồng thời đảm bảo không gây tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc. 

Bên cạnh đó, Nha Chu Tán còn được các chuyên gia cũng như người bệnh đánh giá cao bởi hiệu quả giảm đáng kể các triệu chứng nấm lưỡi chỉ sau 7 ngày sử dụng. Tùy vào từng tình trạng cũng như mức độ bệnh, thời gian phát huy tác dụng của thuốc có thể thay đổi ít nhiều. Song nhìn chung, 98% người bệnh đều cảm thấy dễ chịu hơn, bớt ngứa ngáy, đau rát vùng lưỡi, đặc biệt là khi nuốt.

Không chỉ có tác dụng điều trị nấm lưỡi, Nha Chu Tán được biết đến như một phương thức phòng các vấn đề răng miệng, giúp ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh về khoang miệng như vi khuẩn từ kẽ răng, tổn thương do tác động vật lý, bỏng nướu, cặn thức ăn, vi khuẩn sâu răng,… 

Nhờ vậy, ngày càng có nhiều người hài lòng và lựa chọn sử dụng Nha Chu Tán.

Chị Ngọc Linh (35 tuổi, Hà Nội) tìm đến Nha Chu Tán với tình trạng nhiệt miệng, nấm lưỡi:

“Tôi bị nóng trong nên bị nhiệt thường xuyên, chỉ cần ăn đồ cay nóng tí xíu là lên nhiệt ngay. Thêm vào đó là tình trạng nấm gây đau rát ở vùng lưỡi khiến tôi rất khó chịu. Tôi đã thử nhiều cách từ kem đánh răng, nước súc miệng đến các loại thuốc bôi tây y nhưng không mấy hiệu quả. Từ hồi dùng Nha Chu Tán, vừa bôi vừa súc, tôi thấy đỡ nhiệt hẳn, hơi thở lúc nào cũng thơm tho, các vết đốm trắng trên lưỡi cũng không còn gây đau rát và mờ đi đáng kể. Giờ tôi ăn uống thoải mái, trộm vía không thấy nhiệt tái lại. Tôi rất hài lòng, sản phẩm chất lượng thế này nên được giới thiệu cho nhiều người biết.”

Còn rất nhiều người bệnh đã và đang sử dụng, đánh giá cao hiệu quả của Nha Chu Tán. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Nha Khoa Điều trị Vidental Care để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Phương pháp điều trị nấm lưỡi Chuyên sâu Đa cấp độ tại Vidental

Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Công Nghệ Nha Khoa Việt Nam – Vidental đặc biệt là Trung tâm Điều Trị Vidental Care tiếp nhận khá nhiều ca nấm lưỡi ở cả người lớn và trẻ nhỏ trong thời gian vừa qua.

Với mức độ nặng và việc dùng thuốc xịt, thuốc bôi chống nấm tại chỗ không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm toàn thân, liều dùng từ 1 – 2 tuần. Nếu bệnh nặng hơn và ở nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch, thời gian điều trị bệnh nấm lưỡi có thể dài hơn, lên đến vài tháng. Một số loại thuốc chống nấm bác sĩ có thể chỉ định như amphotericin B, Clotrimazol, Fluconazol, Miconazol, Nystatin…

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn thêm các biện pháp điều trị hỗ trợ nấm miệng ở người lớn như: Tăng cường lợi khuẩn, bổ sung dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh,…

Chia sẻ về trải nghiệm chữa khỏi nấm lưỡi tại Vidental, chị Bình (29 tuổi) cho biết: “Mình bị nấm không phải quá nặng nhưng tái đi tái lại thường xuyên. Thông thường như cứ dăm bữa nửa tháng lại thấy rát lưỡi, nấm trắng xuất hiện, nhất là vào mùa hè khiến việc ăn uống không được ngon miệng.

Cho đến khi mình đi khám tại Viện Nha Khoa Vidental, các bác sĩ bảo trường hợp của mình không cần dùng thuốc trị gì quá mạnh vì bệnh cũng không quá nghiêm trọng. Hơn nữa mình cũng rất ngại dùng thuốc tây do cơ địa cũng hay bị dị ứng thuốc. Các bác sĩ khuyên mình dùng Nha Chu Tán, ban đầu bôi thuốc cũng hơi sợ nuốt phải nhưng các bác bảo nuốt không gây hại nên mình cũng yên tâm dùng. 

Đúng là nấm lưỡi giảm hẳn, nếu trước đây phải 3 – 4 ngày mới đỡ thì sau khi dùng thuốc bôi với súc miệng hôm sau mình đã thấy hết rát, thêm 2 ngày là không còn vết nấm nữa. Mình hoàn toàn hài lòng với sản phẩm này. Có thể một vài bạn dùng sẽ thấy có mùi hơi thảo dược nhưng mình lại thích mùi này mới ghê. Cảm ơn các bác sĩ Vidental vì giúp mình tìm ra được chân ái.”

Còn rất nhiều khách hàng khác cũng đã có những đánh giá rất khả quan về phương pháp trị nấm lưỡi chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:

Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

Cập nhật lúc: 10:28 Sáng , 05/06/2023

Tin liên quan

Sưng nướu răng có mủ | Nguyên nhân và các biện pháp điều trị phù hợp

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng tủy răng hoặc nướu bị nhiễm trùng, dẫn đến sự hình thành của ổ mủ quanh chân răng khiến nướu đau nhức,...

Đau răng khi nhai thức ăn: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng khi nhai thức ăn. Thông thường tình trạng này do các bệnh lý nha khoa gây nên. Chính vì...

Bọc răng sứ có đau không được nhiều khách hàng quan tâm

Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Tìm Hiểu Dịch Vụ Bọc Răng Sứ Ít Mài Tại ViDental Clinic

Tại ViDental Clinic bọc răng sứ có đau không là thắc mắc của nhiều khách hàng có nhu cầu phục nha thẩm mỹ. Theo các chuyên gia mức độ đau...

Bọc Răng Sứ Cho Răng Khểnh: Nên hay không? Quy trình và cách chăm sóc

Bọc răng sứ cho răng khểnh có được không là câu hỏi mà không ít bạn thắc mắc khi có răng khểnh. Vậy khi cải thiện thẩm mỹ cho hàm...

Thuốc ibuprofen: Những điều cần biết về thuốc chống viêm

Thuốc kháng viêm ibuprofen được dùng khá rộng rãi, có nhiều tác dụng như giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Thuốc được kê đơn cho những bệnh nhân có triệu...

4 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng cực hiệu quả

Viêm chân răng không những khiến bạn khó chịu, đau nhức, ăn không ngon mà còn ảnh hưởng đến giao tiếp trong cuộc sống. Để khắc phục tình trạng đó,...