Nấm lưỡi bản đồ hay ban đỏ di chuyển là một tình trạng viêm lành tính của lưỡi. Xuất hiện như những mảng ban đỏ, ranh giới rõ, được bao quanh bởi những đường viền mỏng, gồ lên, màu trắng. Nấm lưỡi bản đồ vô hại và không gây ra bất kì một biến chứng lâu dài nào. Nó không lây nhiễm. Hầu hết các trường hợp không có triệu trứng và cũng không cần thiết điều trị.
Nguyên nhân bệnh nấm lưỡi bản đồ
Chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi bản đồ. Tuy nhiên bệnh này không lây nhiễm. Có một số bệnh lý sau thường hay đi kèm cùng với nấm lưỡi bản đồ:
- Bệnh vảy nến: Nhiều trường hợp bị mắc nấm lưới bản đồ cũng bị bệnh vảy nến. Tỉ lệ mắc nấm lưỡi bản đồ ở người bệnh bị vảy nến là gấp 4 – 5 lần so với bình thường.
- Tăng nội tiết tố: Nhiều trường hợp phụ nữ uống thuốc tránh thai bị bệnh nấm lưỡi bản đồ. Việc này có thể liên quan đến tình trạng tăng nội tiết tố do uống thuốc.
- Thiếu hụt vitamin: nấm lưỡi bản đồ bắt gặp nhiều hơn ở những người bị thiếu vitamin và các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, axit folic, vitamin B6, B12.
- Dị ứng: Những người mắc bệnh chàm, và các bệnh dị ứng khác có nguy cơ cao hơn bị mắc nấm lưỡi bản đồ.
- Người thường xuyên bị căng thẳng, stress: nhiều bác sĩ đã nhận thấy có mối liên hệ giữa nấm lưỡi bản đồ và sự gia tăng căng thẳng.
- Tiểu đường: Nhiếu mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và nấm lưỡi bản đồ đã được phát hiện trên lâm sàng, nhất là ở bệnh nhân tiểu đường loại 1.
- Ngoài ra, có thể liên quan đến yếu tố di truyền do nhiều trường hợp các thành viên trong gia đình cùng bị.
Bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền.
Triệu chứng bệnh nấm lưỡi bản đồ
Là một bệnh lành tính, rất nhiều trường hợp bị nấm lưỡi bản đồ mà không hề có triệu chứng lâm sàng. Thường bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian mà bệnh nhân không hay biết.
Dấu hiệu dễ nhân biết nhất của nấm lưỡi bản đồ là sự xuất hiện của các hoa văn trên lưỡi. Các triệu trứng có thể đến và biến mất một cách thầm lặng, nhưng có khi kéo dài tới vài tháng hoặc vài năm. Việc này gây ra tâm lý bất an, lo lắng đối với người bệnh, và đôi khi chính sự lo lắng bất an đó gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân đến với các tổn thương ở niêm mạc lưỡi do chính bệnh nhân tự gây ra trong quá trình tự tìm cách điều trị tại nhà chứ không phải do nấm lưỡi bản đồ gây ra. Các triệu chứng có thể gặp trong nấm lưỡi bản đồ bao gồm:
- Các mảng đỏ trên lưỡi xuất hiện không có hình dạng cố định (giống như bản đồ) được bao quanh bởi viền trắng hoặc xám hơi gồ cao, ranh giới rõ với phần niêm mạc lành. Mặt trong của mảng đỏ mất hết các nhú lưỡi và mịn hơn rõ rết so với các cấu trúc xung quanh. Các tổn thương này không cố định. Kích thước, hình dạng, vị trí của nó thường thay đổi theo thời gian, thường xuất hiện ở một khu vực, tồn tại một thời gian, sau đó biến mất vài ngày rồi lại xuất hiện ở một vị trí khác. Tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, và thường hay tái phát. Bề mặt lưng lưỡi là nơi thường gặp nhất, tuy nhiên nó vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bề mặt lưỡi như lưng lưỡi, bờ lưỡi nhưng hiếm hơn.
- Cảm giác bỏng rát: xuất hiện ở một số trường hợp, do yếu tố cơ địa. Thường có cảm rác bỏng rát, đau chói, ngứa ran trên lưỡi, đặc biệt là khi ăn. Cảm giác này thường nhẹ, có thể xuất hiện và biến mất kèm ban đỏ hoặc không, có thể kéo dài vài ngày tới vài tháng tùy cơ địa.
- Các mảng đỏ ở các vùng khác trong khoang miệng: Đôi khi các mảng đỏ có thể hình thành ở vị trí khác trong khoang miệng như ở lợi, niêm mạc má, niêm mạc vòm miệng.
- Về mặt mô học: nấm lưỡi bản đồ biểu hiện dưới dạng thâm nhiễm các bạch cầu đa nhân trong biểu mô.
Các mảng đỏ trên lưỡi xuất hiện không có hình dạng cố định (giống như bản đồ)
Các biến chứng bệnh nấm lưỡi bản đồ
Nấm lưỡi bản đồ là một bệnh lành tính, không có biến chứng lâu dài cho sức khỏe.
Đường lây truyền của bệnh
Nấm lưỡi bản đồ là bệnh không lây nhiễm.
Đối tượng nguy cơ bệnh nấm lưỡi bản đồ
Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa biết chắc chắn về tỉ lệ nấm lưỡi bản đồ, nó thường xảy ra ở khoảng 3% dân số nhưng có thể phổ biến hơn. Nó có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giới tính, chủng tộc. Tuy nhiên thường gặp ở phụ nữ và người trưởng thành hơn.
Nấm lưỡi bản đồ thường gặp hơn ở những người bị bệnh vảy nến và hội chứng reiter.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- Sâu răng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất?
- Hôi miệng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách giải quyết hiệu quả nhất?
- Nấm lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất
- Viêm lợi là gì? Tất tần tật về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả nhất
Phòng ngừa bệnh nấm lưỡi bản đồ
Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân và cũng chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh. Phần lớn các trường hợp bị nấm lưỡi bản đồ là vô hại và không gây ảnh hưởng đến người bệnh. Một phần nhỏ có thể có triệu chứng khó chịu. Trong trường hợp này cần tránh các thực phẩm gây ra cảm giác khó chịu như rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng và đôi khi cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau.
Cần đến khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý liên quan đến nấm lưỡi bản đồ
Phương pháp điều trị nấm lưỡi Chuyên sâu Đa cấp độ tại Vidental
Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Công Nghệ Nha Khoa Việt Nam – Vidental đặc biệt là Trung tâm Điều Trị Vidental Care tiếp nhận khá nhiều ca nấm lưỡi ở cả người lớn và trẻ nhỏ trong thời gian vừa qua.
Với mức độ nhẹ, có thể dùng thuốc xịt chống nấm và thuốc súc miệng, thuốc bôi ngoài để giảm tình trạng nhiễm trùng do nấm gây ra. Hiện tại các trường hợp nấm lưỡi nhẹ được các bác sĩ tại Viện khuyến cáo sử dụng sản phẩm chăm sóc Nha Chu Tán với ưu điểm lành tính, an toàn, phù hợp với mọi cơ địa nhằm loại bỏ nhanh các yếu tố gây nấm và ngăn chặn quá trình phát triển mạnh của nấm.
Hội tụ tinh hoa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, Nha Chu Tán được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc nghiên cứu với cảm hứng từ bài thuốc của người dân tộc Lự Lai Châu, là sự kết hợp của hơn 30 vị thuốc quý hiếm, có dược tính cao, nuôi trồng theo quy trình đạt chuẩn GACP – WHO.
Một bộ sản phẩm Nha Chu Tán bao gồm một nước súc miệng, một thuốc dạng bôi, này giúp tác động sâu – toàn diện từ trong ra ngoài theo cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG:
- Thuốc thẩm thấu ngấm sâu vào niêm mạc bao phủ trong khoang miệng, loại bỏ các mảng trắng đục, loang lổ trên mặt lưỡi, mặt trong má.
- Tấn công vi khuẩn gây bệnh, phục hồi niêm mạc da bị sưng, đỏ.
- Hạn chế vi khuẩn phát triển, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Nhờ hiệu quả trên, Nha Chu Tán đã giúp cho hàng nghìn khách hàng loại bỏ tình trạng nấm lưỡi, nấm miệng sau 7 ngày. Bài thuốc đã được kiểm nghiệm, điều trị thực tế và nhận kết quả rất tích cực, tỷ lệ khỏi bệnh cao, không xảy ra biến chứng hay tác dụng phụ.
Hiện tại, bài thuốc đã được Thuốc dân tộc chuyển giao thành công cho Viện nha khoa Vidental, nhằm tối ưu quy trình điều trị bệnh lý nấm lưỡi tại nha khoa, đảm bảo hiệu quả mà vẫn an toàn, lành tính, hạn chế tối thiểu việc dùng thuốc tây y.
Với mức độ nặng và việc dùng thuốc xịt, thuốc bôi chống nấm tại chỗ không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm toàn thân, liều dùng từ 1 – 2 tuần. Nếu bệnh nặng hơn và ở nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch, thời gian điều trị bệnh nấm lưỡi có thể dài hơn, lên đến vài tháng. Một số loại thuốc chống nấm bác sĩ có thể chỉ định như amphotericin B, Clotrimazol, Fluconazol, Miconazol, Nystatin…
Bác sĩ khám và trực tiếp kê đơn thuốc điều trị cho những tình trạng nặng
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn thêm các biện pháp điều trị hỗ trợ nấm miệng ở người lớn như: Tăng cường lợi khuẩn, bổ sung dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh,…
Chia sẻ về cách chữa nấm lưỡi tại Vidental, chị Bình (29 tuổi) cho biết: “Mình bị nấm không phải quá nặng nhưng tái đi tái lại thường xuyên. Thông thường như cứ dăm bữa nửa tháng lại thấy rát lưỡi, nấm trắng xuất hiện, nhất là vào mùa hè khiến việc ăn uống không được ngon miệng.
Cho đến khi mình đi khám tại Viện Nha Khoa Vidental, các bác sĩ bảo trường hợp của mình không cần dùng thuốc trị gì quá mạnh vì bệnh cũng không quá nghiêm trọng. Hơn nữa mình cũng rất ngại dùng thuốc tây do cơ địa cũng hay bị dị ứng thuốc. Các bác sĩ khuyên mình dùng Nha Chu Tán, ban đầu bôi thuốc cũng hơi sợ nuốt phải nhưng các bác bảo nuốt không gây hại nên mình cũng yên tâm dùng.
Đúng là nấm lưỡi giảm hẳn, nếu trước đây phải 3 – 4 ngày mới đỡ thì sau khi dùng thuốc bôi với súc miệng hôm sau mình đã thấy hết rát, thêm 2 ngày là không còn vết nấm nữa. Mình hoàn toàn hài lòng với sản phẩm này. Có thể một vài bạn dùng sẽ thấy có mùi hơi thảo dược nhưng mình lại thích mùi này mới ghê. Cảm ơn các bác sĩ Vidental vì giúp mình tìm ra được chân ái.”
XEM THÊM: REVIEW hiệu quả bài thuốc Nha Chu Tán qua lời kể của khách hàng [CHI TIẾT]
Còn rất nhiều khách hàng khác cũng đã có những đánh giá rất khả quan về phương pháp trị nấm lưỡi chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:
Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam
- Website: vidental.vn
- Facebook: Fanpage Viện Nha khoa Vidental
- Zalo: Zalo Viện Nha Khoa Vidental
- Hotline: 0963 526 780
Các biện pháp chuẩn đoán bệnh nấm lưỡi bản đồ
Chẩn đoán nấm lưỡi bản đồ chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình như cảm giác rát lưỡi, các mảng đỏ di cư.
Chẩn đoán phân biệt: tùy triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh lý liên quan như vảy nến, ung thư lưỡi, nấm lưỡi.
- Nấm candida lưỡi: Nấm lưỡi có biểu hiện là các mảng trắng dày ở lưỡi, kèm với cảm giác bỏng rát khó chịu khi ăn (giống như nấm lưỡi bản đồ). Tuy nhiên khác với nấm lưỡi bản đồ, nấm lưỡi tiến triển nặng có thể gây ra những biến chứng như loét lưỡi và miệng, gây chảy máu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, cần phải loại trừ viêm lưỡi do nấm candida trước khi chẩn đoán nấm lưỡi bản đồ. Phương pháp thường sử dụng nhất để chẩn đoán nấm candida là soi tươi mấu bệnh phẩm lấy ở lưỡi để phát hiện sợi nấm.
- Bệnh vảy nến: Là một bệnh viêm da mạn tính rất thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi trong đó có cả trẻ em. Bệnh biểu hiện dưới dạng những sẩn, mảng đỏ, bong vảy trắng trên da và viêm mạc. Đôi khi, có thể có tăng sản dạng vảy nến ở nấm lưỡi bản đồ. Khi đó, có thể khó hoặc thậm chí không thể phân biệt nấm lưỡi bản đồ và vảy nến. Tỉ lệ bị nhiễm nấm lưỡi bản đồ cao hơn 4 – 5 lần so với bình thường ở người bị vảy nến và một số người tin rằng nấm lưỡi bản đồ là dạng biểu hiện ở miệng của bệnh vảy nến.
- Bệnh ung thư lưỡi: Ung thư lưỡi là một bệnh ác tính ở lưỡi, bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi và thường gặp ở nam giới hơn. Vị trí thường gặp của ung thư lưỡi là ở 2 bên phần gốc lưỡi, sát các răng hàm lớn hàm dưới. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là đau lưỡi, đau nhiều, cơn đau gây ảnh hưởng rất lớn đến vận động của lưỡi cũng như trong các hoạt động ăn, nói nuốt. Ngoài ra còn có thể có các vết loét phủ giả mạc lâu lành hoặc các mảng trắng bám chặt vào niêm mạc lưỡi. Tại những vị trí này thường bị chảy máu không rõ nguyên nhân. Phân biệt ung thư lưỡi và nấm lưỡi bản đồ chủ yếu ở triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ.
Các biện pháp điều trị bệnh nấm lưỡi bản đồ
Nấm lưỡi bản đồ là một bệnh lành tính, không cần thiết phải điều trị. Trong trường hợp bệnh gây nên cảm giác bỏng rát khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, điều trị hướng tới giảm các triệu chứng của bệnh: nên hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, hạn chế các chất có cồn. Ngoài ra, nếu cảm giác đau buốt nhiều, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt ăn uống hàng ngày có thể sử dụng các biện pháp khác như:
- Súc miệng bằng thuống kháng histamin.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau bôi tại chỗ để làm dịu cơn đau.
- Sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau đường toàn thân như NSAID. Tuy nhiên việc này cần phải có chỉ định của bác sĩ trước khi uống thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn của NSAID như viêm loét dạ dày, ợ chua, chống đông,…
Lưu ý: Bệnh nhân cần tránh tự mua thuốc trị nấm lưỡi hoặc làm theo các cách điều trị trên mạng. Việc này có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn và có thể gây ra những tổn thương khác mà đáng lẽ không xảy ra ở nấm lưỡi bản đồ.
Nấm lưỡi bản đồ là một tình trạng lành tính và không có biến chứng lâu dài, tuy nhiên vẫn cần đến khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý liên quan khác.
Nấm lưỡi bản đồ là một bệnh lành tính, không lây nhiễm và thường không phải điều trị. Tuy nhiên triệu chứng lâm sàng với những mảng đỏ kết hợp với tính dai dẳng dễ tái phát (có thể bị vài tháng đến vài năm) có thể khiến tâm lý người bệnh bất an, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và dễ dẫn đến những hành động tự điều trị một cách thái quá (như cạo lưỡi hàng ngày, trà sát bằng lá thuốc, ngậm rượu thuốc, nước muối đặc,…) gây nên những tổn thương không đáng có ở lưỡi. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần đi khám để loại trừ những bệnh lý khác, cũng như có được lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ.
Tư vấn thêm cho bạn