Tiêu xương hàm là một trong những biến chứng thường gặp sau khi mất răng khiến cho việc phục hồi sau này trở nên khó khăn hơn. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ gương mặt. Vậy sau khi nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Tiêu xương hàm (bệnh tiêu xương ổ răng) là tình trạng mật độ, số lượng, chiều cao, thể tích xương ổ răng và xung quanh răng suy giảm dần. Một trong những nguyên nhân chính gây tiêu xương là mất răng do không còn lực tác động lên xương hàm.
Các loại tiêu xương hàm:
- Tiêu xương theo chiều dọc: Xương hàm dưới nướu bị lõm sâu hơn xương hàm bên cạnh, về lâu dài phần nướu ở vị trí bị tiêu xương cũng sẽ teo lại.
- Tiêu xương theo chiều ngang: Phần xương hàm bên cạnh giãn ra, lấn sang vị trí bị mất chân răng, khiến các răng bị xô lệch.
- Tiêu xương ở xoang: Khi răng hàm trên bị mất, phần xoang có xu hướng giãn rộng nếu không cấy ghép răng giả kịp thời.
- Hạ thấp xương hàm: Tình trạng tiêu xương diễn tiến nặng đến ống thần kinh, gây nhiều trở ngại khi phục hình răng bằng Implant.
- Tiêu xương toàn bộ: Khi mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới, gương mặt xuất hiện nếp nhăn, má hóp, da chảy xệ.

Tiêu xương hàm do mất răng thường diễn ra sau 3 tháng, tốc độ tiêu xương nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa. Thời gian đầu, quá trình tiêu xương diễn ra âm thầm, khó thấy được sự thay đổi của hàm. Những dấu hiệu của tiêu xương ổ răng sẽ dần biểu hiện theo thời gian và có thể nhận thấy rõ ràng sau vài năm.
Theo đó, 6 tháng đầu sau khi mất răng có 25% xương hàm bị tiêu biến. Sau 1 năm mất răng, tiêu xương có thể chiếm đến 45 – 60%, đồng thời gây ra nhiều biến chứng với cơ mặt và ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Còn chân răng có bị tiêu xương không?
Khi răng bị mất chỉ còn lại chân răng vẫn bị tiêu xương vì vùng xương hàm khu vực này không còn chịu lực tác động do ăn nhai. Vì thế, Cô/Chú, Anh/Chị không nên chủ quan mà bỏ qua điều trị phục hồi răng với Implant.
2. Tiêu xương hàm nguy hiểm như thế nào?
Tiêu xương hàm có thể dẫn đến nhiều hệ quả như:
2.1. Tụt nướu
Xương hàm tiêu biến khiến chiều cao và chiều rộng của thành xương giảm dần, nâng đỡ nướu khó khăn, gây tụt nướu, bờ nướu mỏng. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công, phát triển làm ảnh hưởng sức khoẻ của người mất răng.
2.2. Ăn nhai khó khăn
Tiêu xương hàm khiến xương hàm bị trũng thấp, các răng kế cận xô lệch, gây sai khớp cắn. Khớp cắn bị lệch khiến việc ăn nhai không thoải mái, thức ăn không được nghiền nhỏ và có thể gây nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra có thể làm đau khớp thái dương hàm.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- Trồng răng Implant mất bao lâu? Cần lưu ý những gì sau khi trồng răng Implant?
- Ưu điểm của hàm tháo lắp 1 răng là gì? Hàm tháo lắp 1 răng gồm những loại nào?
- Trồng răng nanh bao nhiêu tiền? Trồng răng nhanh có những loại nào?
- Tìm hiểu chi phí trồng răng hàm và cách chọn phương pháp phù hợp
2.3. Ảnh hưởng thẩm mỹ gương mặt
Tiêu biến xương hàm làm hóp má, da chảy xệ khiến bệnh nhân trở nên già hơn so với tuổi thật. Bên cạnh đó, tình trạng răng xô lệch còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười.
2.4. Gây khó khăn khi phục hình răng
Mật độ xương hàm suy giảm sẽ khiến trụ Implant không thể đứng vững nếu không ghép thêm xương. Tình trạng răng xô lệch có thể che lấp đi vị trí răng mất nên không còn đủ khoảng trống để cấy Implant. Khi đó để điều trị cần kết hợp nhiều giải pháp như ghép xương, chỉnh nha làm gia tăng chi phí và kéo dài thời gian.

3. Cần làm gì để ngăn chặn tiêu xương hàm khi mất răng?
Sau khi đã tìm hiểu mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm, về phần giải pháp, trồng răng Implant chính là phương pháp hoàn hảo giúp khôi phục răng mất và ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Trồng răng Implant sử dụng trụ Implant được làm bằng titanium cắm vào xương hàm thay thế cho chân răng đã mất. Sau một thời gian, trụ Implant sẽ tích hợp vào xương hàm lúc đó mão răng có hình dáng, màu sắc giống răng thật gắn ở trên tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh.
Phương pháp cấy ghép Implant được y khoa hiện đại đánh giá cao bởi có khả năng phục hồi chức năng ăn nhai lên đến hơn 90%, bảo tồn tối đa răng thật, phù hợp với mọi trường hợp mất răng, tính thẩm mỹ và độ bền cao (có thể kéo dài 25 năm đến trọn đời nếu chăm sóc răng cẩn thận).

Đối với tình trạng tiêu xương hàm nặng, bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương để đảm bảo mật độ xương đủ để trụ Implant đứng vững. Thông thường, việc ghép xương hoàn chỉnh và làm phục hình răng Implant sẽ kéo dài trên 6 tháng. Ngay cả khi bị mất răng lâu năm, xương hàm tiêu biến nhiều, bạn cũng có thể thực hiện cấy ghép Implant được.
Cập nhật lúc: 9:07 Sáng , 16/03/2023