Ho Ra Máu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không?

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh hô hấp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, ho ra máu là dấu hiệu thường gặp của bệnh gì, bệnh được xử trí như thế nào? Nhận biết bệnh kịp thời có thể giúp việc điều trị dứt điểm nhanh chóng, cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

>>> TÌM HIỂU NGAY: DỨT HẲN cơn ho “nổ cổ” với TOP THUỐC TRỊ HO chuyên gia khuyên dùng

Ho ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo thầy thuốc ưu tú – bác sĩ chuyên khoa II Lê Phương, ho ra máu là tình trạng xuất hiện khi bệnh nhân bị ho ở giai đoạn nặng, cố gắng sức ho, khạc nhổ. Ban đầu, máu thường lẫn đờm (máu từ phế quản), nước bọt, có màu đỏ tươi, để lâu dần chuyển sang màu đỏ sẫm. 

Ngoài ra, khạc ra máu có thể do tình trạng ho quá nhiều, quá mạnh làm vỡ các mạch máu nhỏ, xuất hiện máu trong đờm. Tuy nhiên, đôi khi đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng mà bệnh nhân cần lưu ý.

Ho ra máu - dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Ho ra máu – dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Có một số triệu chứng lâm sàng có thể giúp người bệnh nhận biết được mình đang bị bệnh ho ra máu, người bệnh nhất định phải nắm rõ. Khi ho ra máu, lúc đầu máu sẽ có màu đỏ tươi, có bọt lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang màu đỏ sẫm. Người bệnh còn có thể gặp một số các triệu chứng như sốt, khó thở, đau ngực,… Các triệu chứng này cho thấy liên quan tới bệnh lý về phổi, phế quản. 

Nếu ho ra máu nặng hơn, có thể người bệnh đã bị tổn thương toàn bộ huyết động dẫn đến các biểu hiện như truỵ mạch, bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, hạ huyết áp, suy hô hấp cấp. 

Phần lớn các trường hợp, trước khi ho ra máu, người bệnh thường có cảm giác hồi hộp, khó thở, đau tức vùng ngực lan ra sau xương ức. Ngay trước khi ho có lẫn máu, người bệnh sẽ thấy ngứa cổ, lợm giọng và có vị tanh ở miệng. Cần phân biệt với hai tình trạng sau:

  • Nôn ra máu: Trong máu lẫn thức ăn, không có bọt. Trước khi nôn, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng hoặc có bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, xơ gan,…
  • Khạc ra máu theo đường mũi họng: Máu khạc dễ dàng kèm theo các triệu chứng như chảy máu cam,…, không đi kèm ho gắng sức

Tình trạng ho của mỗi người là khác nhau, có thể vài giờ hoặc vài ngày. Giai đoạn đầu, lượng máu ra nhiều, màu máu tươi. Khi máu có màu nâu sẫm kèm nhiều bã đậu là dấu hiệu của việc sắp kết thúc đợt ho. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng thất thường cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân gây ho ra máu

Để có phương pháp xử trí kịp thời, bệnh nhân cần đi khám để xác định nguyên nhân gây ho ra máu. Tình trạng ho ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó phải kể đến:

Lao phổi

Ho khạc ra máu là hậu quả của tình trạng lao phổi ủ bệnh trong thời gian dài. Biểu hiện của bệnh là tình trạng ho khạc ra đờm trên 2 tuần, chán ăn, mệt mỏi, sút cân không rõ lý do. Người bệnh thường bị sốt nhẹ về chiều tối, nặng hơn có thể gây khó thở, thường xuyên đau ngực. Đây là bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp và để lại nhiều di chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Giãn phế quản

Đây thường là di chứng của việc không điều trị dứt điểm các bệnh phế quản – phổi như lao phổi, áp xe phổi,… Hậu quả làm tái cấu trúc đường thở, mất đi tính đàn hồi của phế quản. 

Khi đó, cơ thể không thể đưa đờm ra ngoài khiến phế quản bị viêm nhiễm nặng hơn, trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đường thở trở nên nhạy cảm, khiến tình trạng giãn phế quản diễn tiến nghiêm trọng, gây ho ra máu. Biểu hiện khạc ra máu của bệnh lý này không nhiều (3-5ml/lần), có thể tự hết sau vài ngày, tuy nhiên thường xuyên tái phát

>>> NÊN ĐỌC: Chuyên gia CHỈ RÕ dấu hiệu nhận biết các dạng ho NGUY HIỂM người bệnh chớ chủ quan

Các bệnh lý về đường hô hấp là nguyên nhân gây ho ra máu
Các bệnh lý về đường hô hấp là nguyên nhân gây ho ra máu

Ung thư phổi

Bệnh lý nguy hiểm nhất, thường diễn tiến âm thầm và hay gặp ở những bệnh nhân hút nhiều thuốc lá, cơ thể suy nhược. Bệnh này thường được phát hiện ở những giai đoạn cuối khi người bệnh có các biểu hiện như ho ra máu, đau tức ngực, sụt cân, khó thở.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Khi bệnh nhân gặp một số bệnh lý như viêm phế quản cấp,viêm phổi hoại tử, u nấm phổi, áp xe phổi,… không được điều trị kịp thời cũng dẫn đến ho ra máu. Khi đường hô hấp bị viêm nhiễm, máu khó lưu thông, ứ tắc tại vùng viêm nhiễm và thoát ra ngoài khi ho. Một số biểu hiện đi kèm như sốt, ho có đờm mủ (kèm máu), đau tức ngực.

Ngoài một số nguyên nhân thường gặp liên quan đến đường hô hấp, ho khạc ra máu còn có thể do một số bệnh lý khác như:

  • Nhiễm khuẩn huyết, cơ thể suy nhược, thiếu vitamin C (bệnh lý toàn thân)
  • Suy tim, tăng huyết áp (bệnh lý tim mạch)
  • Lạm dụng thuốc đông máu quá liều
  • Chấn thương ngoại khoa như dập lồng ngực, gãy xương sườn

Khi có biểu hiện khạc ra máu, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Ho ra máu có nguy hiểm không? Có gây chết người?

Bác sĩ Lê Phương cho biết: “Ho ra máu là tình trạng máu từ đường hô hấp dưới ra ngoài khi người bệnh gắng sức ho, khạc đờm theo đường mũi miệng. Máu tuôn ra có tính chất ồ ạt, nếu không cầm được có thể gây trụy tuần hoàn. Bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, da xanh xao, tụt huyết áp, suy hô hấp cấp. Đây thường là biểu hiện bệnh chuyển sang nguy hiểm nguy hiểm, diễn tiến nghiêm trọng, cần được xử lý kịp thời. 

Bệnh nhân cần được thăm khám và có phương pháp điều trị đúng cách, trị dứt điểm nguyên nhân gây ho. Nếu lơ là trong điều trị, ho đờm có lẫn máu hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì có thể khỏi hoàn toàn, không có gì đáng ngại.”

[mrec_form id=”59040″]

Cách xử lý khi bị ho ra máu

Tùy mức độ nặng nhẹ, bệnh nhân có thể lựa chọn xử trí ngay tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ. 

Tùy mức độ ho ra máu, bệnh nhân có biện pháp xử trí phù hợp
Tùy mức độ ho ra máu, bệnh nhân có biện pháp xử trí phù hợp

Ho ra máu nhẹ

Máu ho ra ở dạng vết nhỏ, lẫn trong đờm hoặc nước bọt, lượng máu không quá 50 ml máu/ngày. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân có thể xử lý như sau:

  • Nghỉ ngơi tại nhà, nằm yên, kê gối cao đầu
  • Sử dụng thuốc an thần cầm máu, thuốc giảm ho
  • Hạn chế vận động mạnh
  • Ăn thức ăn lỏng như súp, sữa hoặc nửa lỏng như cháo, mì, phở,…
  • Uống nhiều nước mát, có thể uống nước trái cây
  • Không cho bệnh nhân ăn các thức ăn khô cứng, khó tiêu hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

Sau khi tình trạng bệnh nhân tạm ổn định, nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho ra máu. Nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần cần được điều trị tại bệnh viện.

Ho ra máu trung bình

Lượng máu ho trung bình 50 – 200 ml/ngày. Khi bệnh nhân gặp tình trạng này không được tiếp tục điều trị tại nhà, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Việc mất máu kéo dài có thể dẫn đến trụy tuần hoàn, nhịp thở nhanh, môi tím tái, nguy hiểm đến tính mạng.

Ho ra máu nặng

Lượng máu ho mỗi ngày lớn hơn 200ml. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, cần được điều trị tích cực tại các bệnh viện chuyên khoa. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ được truyền bổ sung máu. Ho ra máu nặng ảnh hưởng rất nhiều đến huyết động của cơ thể, có thể gây suy hô hấp, trụy tim mạch, hôn mê và ảnh hưởng đến tính mạng

Ho ra máu nặng có thể gây suy hô hấp, trụy tim mạch
Ho ra máu nặng có thể gây suy hô hấp, trụy tim mạch

Để xác định chính xác nguyên nhân ho ra máu, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám khi gặp các biểu hiện sau đây:

  • Khạc ra máu lần đầu, màu đỏ tươi, lẫn trong đờm hoặc nước bọt
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Sốt về chiều tối, ra mồ hôi nhiều khi ngủ
  • Ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi, tái phát nhiều lần
  • Tiền sử hút thuốc lá 

Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu nếu gặp các biểu hiện sau đây:

  • Ho ra máu, lượng máu tuôn ra ồ ạt, số lượng lớn, không thể cầm máu
  • Đau nhức lưng, ngực dữ dội
  • Bệnh nhân khó thở, hụt hơi
  • Toát mồ hôi, nhịp thở nhanh
  • Môi và tứ chi xuất hiện biểu hiện tím tái

Trong những trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay nếu không rất nguy hiểm. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong ngay sau đó nếu không được xử lý kịp thời.

Điều trị ho ra máu như thế nào?

Ho ra máu là có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe do đó cần chủ động khám và điều trị sớm. Theo đó, quá trình điều trị bệnh, cần lưu ý: 

Nguyên tắc điều trị ho ra máu

Khi người bệnh bị ho ra máu cần được tiếp nhận điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, cần đảm bảo các nguyên tắc điều trị cho bệnh nhân sau đây:

  • Kết hợp song song cầm máu và điều trị nguyên nhân bệnh 
  • Thực hiện hồi sức thông khí phế nang, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho bệnh nhân khi vào viện
  • Bù đắp hoàn toàn lượng máu và dịch bị thiếu hụt. Tiến hành truyền máu, truyền điện giải cần thiết khi bệnh nhân nhập viện
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn, không vận động trong quá trình truyền dịch
  • Đối với bệnh nhân ho ra máu nặng: cho người bệnh nằm nghiêng về phía phổi bị tổn thương
  • Dùng kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm
  • Dùng thuốc an thần nhẹ, liều thấp như Diazepam. Tuyệt đối không dùng liều cao do nguy cơ gây sặc ra máu, che lấp dấu hiệu suy hô hấp (nếu có)
Sử dụng các nhóm thuốc thích hợp cầm máu và điều trị nguyên nhân gây ho ra máu
Sử dụng các nhóm thuốc thích hợp cầm máu và điều trị nguyên nhân gây ho ra máu

Uống thuốc gì khi bị ho ra máu?

Khi bệnh nhân bị ho ra máu, bác sĩ thường chỉ định một số nhóm thuốc sau trong quá trình điều trị:

  • Thuốc giảm ho, ví dụ như Terpin codein; Neocodion,…Có thể kê Morphin trong trường hợp bệnh nhân bị ra máu nặng
  • Các thuốc là hợp chất muối Adrenochrome (ví dụ như: Menadione; Adona; Adreno Xem;…) được chỉ định trong các trường hợp xuất huyết nhằm tăng sức đề kháng cho thành mạch
  • Truyền huyết tương nếu xuất hiện rối loạn đông máu hoặc tình trạng INR (thông số đánh giá quá trình đông máu) kéo dài
  • Truyền tiểu cầu trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm về số lượng và chất lượng tiểu cầu
  • Bổ sung vitamin K trong trường hợp người bệnh bị thiếu hụt vitamin K hoặc suy gan
  • Thuốc Tranexamic acid – thuốc cầm máu và chống tiêu sợi huyết. Chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân khạc ra máu ồ ạt, khó cầm theo cả đường mũi miệng
  • Kê bổ sung một số loại thuốc vitamin, thuốc bổ cần thiết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Nếu trước đó, bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc khác, cần thông báo cho bác sĩ điều trị để điều chỉnh cho phù hợp. Không được sử dụng lẫn lộn các loại thuốc trước và sau, tránh gây tương tác, xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đề ra, không tự ý bỏ thuốc, ngưng thuốc dù triệu chứng ho ra máu đã thuyên giảm.

Can thiệp ngoại khoa được sử dụng khi bị ho ra máu

Một số trường hợp bệnh nhân nặng, khó có thể chữa trị nếu chỉ sử dụng thuốc thông thường. Bác sĩ điều trị có thể chỉ định tiến hành các can thiệp ngoại khoa thích hợp để cầm máu cho bệnh nhân. Cụ thể là:

Soi phế quản ống mềm

Soi phế quản ống mềm được chỉ định trong một số trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có dị vật ở đường dẫn khí, bệnh lý về phổi gây ho ra máu. Kỹ thuật này cần được tiến hành bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cùng với máy móc, trang thiết bị phù hợp. Tiến hành như sau:

  • Đặt ống nội khí quản riêng cho bên lành, hay chèn ống soi vào vị trí chảy máu
  • Đốt điện cao tần để cầm máu
  • Trong trường hợp vẫn tiếp tục chảy máu không rõ vị trí, tiến hành đặt nội khí quản Carlen hai nòng thông khí phổi lành, cô lập bên phổi bị chảy máu
  • Đặt ống thông Fogarty tạm thời qua ống soi phế quản để chặn vị trí chảy máu ở phế quản. 
  • Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, tiếp tục đặt nội khí quản, chụp động mạch phế quản nhằm bít tắc vị trí động mạch phế quản chảy máu, đưa ngay vào cấp cứu

>>> TÌM HIỂU NGAY: Chuyên gia CẢNH BÁO sai lầm tai hại trong trị ho ra máu khiến bệnh trở nặng

Bệnh nặng có thể phải sử dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa
Ho ra máu nặng có thể phải sử dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật cấp cứu

Chỉ định phẫu thuật cấp cứu ngay khi gặp các tình trạng sau:

  • Chảy máu quá nhiều một bên phổi, không có đủ điều kiện chụp động mạch phế quản gây bít tắc vị trí chảy máu
  • Tiếp tục ho ra máu nặng dù đã dùng biện pháp bít tắc động mạch phế quản chảy máu
  • Bệnh nặng dẫn đến trụy tuần hoàn, toàn thân tím tái, suy hô hấp cấp, bệnh nhân có dấu hiệu hôn mê

Can thiệp phẫu thuật chỉ được chỉ định khi tình trạng toàn thân và chức năng hô hấp của bệnh nhân cho phép. Chống chỉ định phẫu thuật cấp cứu trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân ung thư phổi tiến triển đến giai đoạn không thể phẫu thuật
  • Chức năng hô hấp của bệnh nhân quá kém, không cho phép thực hiện phẫu thuật

Điều trị ho ra máu bằng Đông Y

Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Phương, bệnh ho ra máu được đánh giá là nguy hiểm và cần có biện pháp điều trị sớm tránh để kéo dài mà gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống. Đặc biệt ho ra máu ở trẻ em lại càng nguy hiểm hơn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển bình thường của trẻ.

Đông Y là phương pháp điều trị bệnh ho được nhiều người tin dùng vì những sự an toàn, lành tính, dùng được cho mọi đối tượng người bệnh. Đồng thời, cơ chế điều trị triệt để tận gốc tác nhân gây bệnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phát hay biến chứng nặng cũng là lý do khiến nhiều người bệnh từ bỏ các phương pháp điều trị khác để lựa chọn Đông Y.

Thanh Hầu Bổ Phế Thang ĐẶC TRỊ DỨT ĐIỂM HO theo nguyên tắc bí truyền từ Thái Y Viện triều Nguyễn  

Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang đặc trị ho được ứng dụng ĐỘC QUYỀN tại Nhất Nam Y Viện – đơn vị khám chữa bệnh bằng phương pháp của Thái y viện triều Nguyễn sử dụng trong điều trị bệnh cho vua chúa, hoàng cung. Thầy thuốc ưu tú Lê Phương của Nhất Nam Y Viện đã nhiều lần quay trở về Huế để tìm kiếm, sưu tầm những tài liệu, thông tin về các bài thuốc quý của Thái Y Viện triều Nguyễn và xây dựng hoàn thiện bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang.

# Được nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học hiện đại

Thanh hầu bổ phế thang là kết quả của công trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh tai mũi họng” do bác sĩ Lê Phương trực tiếp nghiên cứu, kiểm nghiệm và ứng dụng trong điều trị.

Dựa trên ghi chép trong cuốn Ngự dược nhật ký – Châu bản triều Nguyễn về 30 phương thuốc cổ phương chuyên điều trị bệnh hô hấp cho vua chúa và điều trị bệnh ôn dịch của Thái y viện triều Nguyễn như: Hương sa lục quân tử, Sinh mạch thang, Thận khí thang, Vị khai tiên (Vị quan tiễn), Lý trung gia vị,… Các bác sĩ đã tiến hành nghiên cứu tác dụng dược lý, phân tích nguyên lý điều trị, kiểm tra độc tính, thử nghiệm lâm sàng,… để hoàn thiện nên công thức bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang an toàn, tối ưu nhất.

>>>> TIN BÁO: Nhất Nam Y Viện nghiên cứu giải pháp chữa ho của Ngự y triều Nguyễn

Bài thuốc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích từng thành phần thảo dược, kết hợp dược liệu theo tỉ lệ VÀNG giúp tiêu trừ độc tính của dược liệu. Trước khi ứng dụng trong điều trị bài thuốc đã được KIỂM TRA ĐỘC TÍNH CẤP DIỄN & BÁN TRỪ DIỄN tại Học viện Quân y, đảm bảo an toàn.

Kết quả kiểm nghiệm tại Viện Nghiên cứu và Phát triển y dược cổ truyền Dân tộc trên 300 bệnh nhân cho thấy trên 80% bệnh nhân khỏi hẳn ho sau 30-60 ngày điều trị. 100% bệnh nhân không bị ngộ độc hoặc gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Với cơ sở khoa học vững chắc, khi đưa vào ứng dụng thực tế, Thanh hầu bổ phế thang đã chứng minh được hiệu quả điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

# Bài thuốc sử dụng 30 vị thảo dược THANH HẦU – BỔ PHẾ “cắt cơn ho” dứt điểm, từ gốc

Bài thuốc được nghiên cứu và hoàn thiện với khoảng hơn 30 vị thảo dược, phối kết hợp theo nguyên tắc VÀNG: BỔ CHÍNH – KHU TÀ, kết hợp điều trị triệu chứng và loại bỏ căn nguyên bên trong. Từ đó, mang lại hiệu quả toàn diện, bền vững nhất.

XEM CHI TIẾT: Cơ chế điều trị ho ƯU VIỆT của bài nam dược Thanh Hầu Bổ Phế Thang

  • BỔ CHÍNH: Các thảo dược gồm Bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, tang diệp… giúp nâng cao chức năng tạng phủ: Thanh Phế, bổ can, thận, kiện tỳ, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết nhờ đó vực dậy chính khí. Từ đó nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • KHU TÀ: bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang sử dụng nhiều vị dược liệu như tang diệp, liên kiều, kha tử, tang ký sinh, bạch cương tàm…. có tác dụng trực tiếp khu tà theo nguyên tắc: khu phong, tán hàn, trừ thấp, kháng khuẩn, tiêu đờm, tiêu viêm, làm lành tổn thương tại hệ hô hấp.

Nhờ quá trình BỔ CHÍNH – KHU TÀ, bài thuốc chữa ho Thanh Hầu Bổ Phế Thang  giúp xử lý triệt để các căn nguyên gây bệnh, loại trừ các triệu chứng hiệu quả mà không cần xâm lấn. Bài thuốc xử lý ho gió, ho khan, ho đờm do các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản hoặc do tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt.

Bài thuốc cũng được các chuyên gia trong ngành y học cổ truyền đánh giá cao. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện YHCT Trung ương nhận định:

# Phác đồ ĐẶC TRỊ ho theo từng giai đoạn, phù hợp với cơ địa từng bệnh nhân

Đặc biệt, để xử lý ho toàn diện, loại trừ cả triệu chứng, căn nguyên và ngăn ngừa tái phát, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được chia nhỏ thành phác đồ điều trị 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn xử lý một mục tiêu: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN – NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG, NGĂN NGỪA BỆNH TÁI PHÁT.

Đặc biệt, phác đồ được điều chỉnh linh hoạt về thành phần và liều lượng thuốc tùy theo từng nhóm đối tượng bệnh nhân. Cụ thể:

  • Đối với trẻ em, ngoài thành phần thuốc chủ trị, phác đồ được bổ sung thêm một số thảo dược bổ phế hoặc có vị ngọt như cam thảo,… giúp trẻ dễ uống thuốc, kích thích hệ tiêu hóa, ăn ngon ngủ ngon hơn.
  • Với phụ nữ mang thai từ 3 tháng trở lên, phác đồ chữa ho Nhất Nam Y Viện bổ sung thêm các thảo dược giúp an thai như bồ công anh, hoa cúc, sinh khương, bạch truật, hoàng cầm…
  • Trường hợp phụ nữ sau sinh, phác đồ thuốc được bổ sung thêm một số thảo dược giúp lợi sữa như Thông thảo, đinh lăng, bồ công anh, đăng tâm, ý dĩ.., hoặc các vị thuốc chống táo bón như hoài sơn…
  • Với người cao tuổi bị ho lâu năm, có bệnh nền khác đi kèm, bác sĩ có thể tăng cường thêm vào phác đồ thuốc các vị thuốc chống suy nhược cơ thể, bổ khí huyết như đương quy, hoàng kỳ, đẳng sâm…

Đặc biệt, để phù hợp và giúp người bệnh thuận lợi khi sử dụng, các bác sĩ tại Nhất Nam Y viện đã nghiên cứu và điều chỉnh các dạng thuốc tiện lợi và dễ sử dụng, bảo quản:

>>> TÌM HIỂU NGAY: Bài thuốc trị ho Thanh hầu bổ phế thang dùng bao lâu thì khỏi? Giá bao nhiêu? 

Sử dụng dược liệu sinh học chất lượng cao

Chất lượng thảo dược là một trong những ưu điểm nổi trội quyết định độ an toàn của phác đồ điều trị. Hầu hết các dược liệu sử dụng trong liệu trình đều là nam dược, có nguồn gốc từ các vườn thảo dược sạch đạt chuẩn GACP – WHO tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Giang, Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Kạn,….

Thảo dược được nuôi trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô, theo từng khu vực đã được nghiên cứu kỹ càng về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đảm bảo dược tính tốt nhất. Vườn dược liệu sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp cây thuốc không lẫn chất độc hại, vừa cung cấp dưỡng chất cho đất vừa giúp cây chống lại các mầm bệnh.

Hiện nay, Nhất Nam Y Viện áp dụng công nghệ sấy hồng ngoại và sấy đối lưu giúp bảo tồn tối đa dược tính của thảo dược, tiêu diệt vi sinh, nấm mốc, không chứa hóa chất độc hại.

# Hiệu quả điều trị ho được kiểm chứng trong 10 năm ứng dụng

Chữa ho với bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được nhiều chuyên gia đánh giá cao và bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn. Trong hơn gần 10 năm ứng dụng điều trị, bài thuốc đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi các cơn ho dai dẳng, ho kéo dài, ho khan, ho có đờm,… không gây bất kì tác dụng phụ nào với sức khỏe. Đặc biệt với nhóm đối tượng cơ địa nhạy cảm như: trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi,…

>>> NÊN ĐỌC: [KIỂM CHỨNG] Chuyên gia và người bệnh đánh giá hiệu quả bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Ông Tô Văn Minh (72 tuổi) được chẩn đoán viêm phế quản mãn tính dẫn tới ho khan kéo dài. Căn bệnh này đeo bám ông suốt gần chục năm cho tới khi ông biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho Thanh Hầu Bổ Phế Thang. Chia sẻ về bài thuốc, ông Minh cho biết:

“Thuốc ngậm ho thì mùi thơm, có thể ngậm và uống đều được. Bình thường đang ngứa họng, ho nhiều đau rát chỉ cần ngậm 1 thìa là tôi thấy họng dịu ngay, cắt được cơn ho tức thời, hiệu quả tốt hơn nhiều loại kẹo ngậm hay siro ho hiện nay.

Tôi uống thuốc khoảng 6 tuần thì gần như là không còn ho theo cơn nữa, thỉnh thoảng chỉ ho một vài tiếng hoặc đằng hắng một chút là đỡ ngứa họng ngay. Ban đêm tôi có thể ngủ yên giấc từ 11 giờ tới tận 6 giờ sáng ngày hôm sau mà không phải tỉnh dậy để ho nữa.

Uống thuốc một thời gian tôi cũng cảm thấy cơ thể mình khỏe hơn, tốt hơn, ăn uống ngon miệng, có vị giác, thỉnh thoảng còn thèm ăn chứ không bị mệt mỏi, chán ăn như hồi phải dùng thuốc tây kéo dài”.

>> ĐỌC NGAY: Cựu giám đốc THOÁT KHỎI cơn ho nổ cổ ở tuổi 70 nhờ Thanh Hầu Bổ Phế Thang

Cô Nguyễn Thanh Hương (55 tuổi) mắc căn bệnh ho mãn tính do viêm phế quản lâu năm sau. Nhờ liệu trình điều trị ho với bài thuốc Thanh hầu Bổ phế thang tại Nhất Nam Y Viện, cô đã thoát khỏi những cơn ho “rút ruột rút gan”.

>>> XEM TOÀN BỘ CHIA SẺ CỦA CÔ HƯƠNG QUA VIDEO DƯỚI ĐÂY

Để được hướng dẫn sử dụng Thanh hầu bổ phế thang khỏi hẳn ho, ho dai dẳng trong 1 liệu trình, người bệnh hãy liên hệ ngay chuyên gia Nhất Nam Y Viện theo địa chỉ:

>>> XEM NGAY: Bài nam dược Thanh hầu bổ phế thang dùng cho đối tượng nào?

Giải pháp CẮT NHANH cơn ho, an toàn, hiệu quả với bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Thuốc ho của Đỗ Minh Đường là bài thuốc được bào chế từ hơn 50 vị Nam dược do các lương y Đỗ Minh xây dựng thành công từ hơn 1 thể kỷ trước. Với công dụng vượt trội, đặc trị cách chứng bệnh ho khan, ho gió, ho có đờm, viêm họng,… bài thuốc ngày càng được đông đảo người bệnh biết đến và trở thành giải pháp SỐ 1 hiện nay.

Theo đó, cơ chế điều trị của bài thuốc chữa ho củ Đỗ Minh Đường là BỔ CHÍNH – KHU TÀ, tác động trực tiếp tới căn nguyên gây ho, đồng thời bồi bổ cơ thể, tiêu viêm với 2 phương thuốc nhỏ trong 1 liệu trình gồm: Thuốc đặc trị bệnh ho và Thuốc giải độc, chống viêm. Chính vì vậy, bài thuốc mang lại hiệu quả dứt điểm bệnh, không tái phát.

XEM NGAY: Chi tiết thành phần, công dụng bài thuốc đặc trị bệnh ho của Đỗ Minh Đường

Đặc biệt, hơn 90% số thảo dược trong bài thuốc trị ho Đỗ Minh được nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường ươm trồng tại 3 vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Sau khi thu hái dược liệu, các lương y nhà thuốc sẽ tiến hành sơ chế và hòa trộn với nhau theo Tỷ lệ vàng bí truyền để tạo nên bài thuốc có tác dụng trị bệnh từ gốc đến ngọn.

Lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, tùy vào tình trạng bệnh, tình hình sức khỏe của bệnh nhân, sau khi thăm khám, các lương y, bác sĩ nhà thuốc sẽ kê số liệu trình thuốc phù hợp. Người bệnh sử dụng thuốc theo đúng chỉ định sẽ cảm nhận rõ hiệu quả theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 – Thẩm thấu: Thuốc sẽ thẩm thấu sâu vào cơ thể, khu phong, tán hàn, giải độc tiêu viêm, cân bằng âm dương.
  • Giai đoạn 2 – Triệt tiêu triệu chứng: Chính khí được tăng cường, tình trạng viêm sưng, tổn thương tại vùng họng sẽ được giải quyết, tái tạo và phục hồi dần.
  • Giai đoạn 3 – Bồi bổ, ngừa bệnh tái phát: Tình trạng ho, ngứa rát họng chấm dứt hoàn toàn, chức năng tạng phế, can thận được tăng cường; đồng thời tăng sức đề kháng, bảo vệ họng và cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Hiệu quả chữa ho của bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường đã được rất nhiều người bệnh kiểm chứng và cho đánh giá tích cực.

XEM THÊM: Hàng ngàn người bệnh chiến thắng ho, viêm họng nhờ bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Nếu bạn quan tâm bài thuốc của Đỗ Minh Đường, dứt điểm cơn ho hãy liên hệ trực tiếp tới Nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn.

Thói quen sinh hoạt phòng ngừa ho ra máu

Kết hợp với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chủ động thay đổi một số thói quen sinh hoạt cũng như điều chỉnh chế độ ăn của mình. Một số thực phẩm nên được bổ sung khi người bệnh như sau:

  • Canh ngân nhĩ: Giúp giải nhiệt, dưỡng âm, chữa các bệnh về ho, ho ra máu
  • Nước mã thầy, mật ong: Hỗ trợ cải thiện tình trạng ho ra đờm lẫn máu, giảm ho, giảm kích ứng cổ họng
  • Ngó sen, thịt lợn: Có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, giảm ho, tốt trong các trường hợp khạc ra máu, đờm lẫn tươi
  • Sử dụng hoàn toàn đồ ăn dạng lỏng hoặc nửa lỏng (súp, sữa, cháo, mì,…)
  • Uống nhiều nước mát, bổ sung thêm nước trái cây, rau xanh

Bên cạnh đó. bệnh nhân nên kiêng:

  • Đồ ăn cứng, khó nuốt, gây kích ứng, vướng mắc tại cổ họng
  • Đồ ăn khó tiêu như các loại đậu, hạt, ngũ cốc, các loại đồ uống như nước ngọt có ga, cà phê
  • Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia
  • Món ăn thêm nhiều gia vị như ớt, tiêu

Ho ra máu là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, vì thế thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Điều trị dứt điểm các tình trạng ho đang mắc phải bằng cách thăm khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi trời trở lạnh
  • Tăng cường miễn dịch cho cơ thể, luyện tập thể dục thể thao vừa sức hàng ngày
Tập luyện thể thao vừa sức ngăn ngừa các bệnh về hô hấp
Tập luyện thể thao vừa sức ngăn ngừa các bệnh về hô hấp gây ho ra máu
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc, từ 7-8 tiếng/ngày
  • Khi mắc các bệnh lý về phổi, tránh vận động quá sức để giảm gánh nặng cho phổi
  • Theo dõi tình trạng bệnh và đến gặp bác sĩ ngay khi cần thiết

Ho ra máu là tình trạng báo động của một số bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm, có thể để lại nhiều hậu quả nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Kết hợp việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ cùng với chủ động trong thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Cập nhật lúc: 8:58 Sáng , 03/06/2023

Tin liên quan

Ho cũng là triệu chứng của nhiều bệnh và các tình trạng sức khỏe từ nhẹ tới nghiêm trọng

Trẻ bị ho khan – Nguyên nhân và điều trị (tự nhiên + thuốc)

Ho khan không phải là một bệnh, nó là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó. Trẻ bị ho khan có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro....

Ho có đờm có nguy hiểm không?

Ho Có Đờm Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Ho có đờm là triệu chứng của bệnh lý về đường hô hấp. Tình trạng này không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng...

Trẻ bị ho có đờm kèm sổ mũi

Trẻ ho có đờm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trẻ ho có đờm kèm theo một số triệu chứng như sốt, sổ mũi, thở khò khè là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý hô hấp nguy hiểm...

Bị Ho Kiêng Ăn Gì Và Nên Bổ Sung Gì Cho Nhanh Khỏi?

Bị ho kiêng ăn gì, nên ăn gì? Là một trong những vấn đề người bệnh cần quan tâm. Bởi, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp việc điều...

Các cách trị ho khan tại nhà

9 Cách Trị Ho Khan Nhanh Nhất Tại Nhà – Đơn Giản, Hiệu Quả

Cách trị ho khan tại nhà là những bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu, thảo dược tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng ho hiệu quả. Bạn...

Đây là loại thuốc có tác dụng trị ho, bổ phế, tiêu đờm và bổ phổi

Top 5 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay – Có giá, cách dùng

Thuốc trị ho khan loại nào tốt nhất hiện nay là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Bởi lẽ nếu dùng sai phương pháp điều trị, người bệnh có...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *