Đột Quỵ Tuổi 20 Có Thể Xảy Ra Không? Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh

Đột quỵ là một trong những biến chứng sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra ở những đối tượng trung niên, cụ thể từ khoảng 60 tuổi trở lên. Thế nhưng ngày nay đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, gây đe dọa đến tính mạng. Vậy đột quỵ tuổi 20 có thể xảy ra không? Làm sao để phòng tránh hiệu quả biến chứng này?

Đột quỵ tuổi 20 hoàn toàn có thể xảy ra

Các chuyên gia cho biết, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, thường xảy ra khi dòng máu cấp nuôi từ tim lên não bị ngừng đột ngột do tắc hoặc vỡ mạch máu.

Đột quỵ xảy ra đột ngột và diễn biến nhanh gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thậm chí là là đe dọa tính mạng của người bệnh. Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, nhưng trung bình thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu thế giới, tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 3.

Nhiều người trẻ thường chủ quan và cho rằng bệnh chỉ xảy ra ở đối tượng cao tuổi. Thế nhưng trong những năm trở lại đây, ngành y học ghi nhận nhiều trường hợp đột quỵ ở giới trẻ. Nguyên nhân thường do hẹp mạch máu não, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,… Song ở người trẻ bệnh thường khởi phát đột ngột và do một vài căn nguyên khác biệt.

Đột quỵ tuổi 20 hoàn toàn có thể xảy ra

Về vấn đề đột quỵ ở người trẻ, Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019 cho biết, số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ đã tăng hơn 44% trong 10 năm trở lại đây, khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm nằm trong độ tuổi 18-50

Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ cũng có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó bệnh nhân nam cao hơn nữ giới 4 lần. Cụ thể tại Trung tâm Đột quỵ não – Bệnh viện TWQĐ 108, năm 2020 ghi nhận trường hợp đột quỵ nhỏ nhất là 12 tuổi và nhiều trường hợp khác bị bệnh khi ở độ tuổi thanh thiếu niên. Vì thế đột quỵ tuổi 20 là hoàn toàn có thể xảy ra, người trẻ không được chủ quan.

Các nguyên nhân gây nên đột quỵ tuổi 20

Giáo sư Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Miền Bắc, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện nghiên cứu Y Dược Lâm Sàng 108 cho biết, đột quỵ thường xảy ra một cách bất ngờ khiến bệnh nhân ngã trong nhà tắm, lúc làm việc, khi đi ngoài đường, hoặc đang chơi thể thao,… Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, từ già đến trẻ, nông thôn đến thành thị, nhân viên văn phòng hoặc nông dân.

Theo thống kê của Tổ chức đột quỵ thế giới mới đây cho biết, cứ 6 người sẽ có một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ. Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Đặc biệt, theo thống kê tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở những người trẻ đang có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ, bao gồm những thanh niên chỉ 20 tuổi.

Giáo sư Thông phân tích, sở dĩ nguyên nhân gây đột quỵ tuổi 20 là do các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống và bệnh lý mãn tính. Cụ thể theo giáo sư Thông cùng các chuyên gia, nguyên nhân chính gây đột quỵ tuổi 20 là:

Mất ngủ thường xuyên

Mất ngủ là tình trạng thường gặp ở những người trên 60 tuổi, nhưng hiện nay số lượng bệnh nhân bị mất ngủ dưới 40 tuổi ngày càng nhiều. Nguyên nhân gây mất ngủ là do áp lực công việc, gia đình, kinh tế,… Mất ngủ kéo dài trên 1 tháng với tần suất 3 lần/tuần được coi là bệnh mãn tính, khó cải thiện và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Mất ngủ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi

Mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch máu,… Đây đều là những yếu tố nguy cơ cao hình thành đột quỵ ở tuổi 20. Theo các nhà khoa học của Đại học Y khoa Icahn (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm thường có nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết não cao hơn người ngủ đủ 7-8 tiếng đến 83%.

Đột quỵ tuổi 20 do căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress trong thời gian dài được xem là hậu quả của cuộc sống hiện đại, và nó cũng là yếu tố thúc đẩy nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm đột quỵ. Mới đây một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cũng cho thấy, giới trẻ áp lực nhiều, làm việc trên 55 giờ/tuần sẽ tăng ⅓ nguy cơ đột quỵ.

Lười vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích

Người trẻ vì cuốn theo công việc, cuộc sống và những mối bận tâm khác mà quên vận động. Tạp chí Đột quỵ của Hiệp Hội Tim mạch Mỹ đã công bố, người ít hoặc không vận động có nguy cơ đột quỵ tăng 20% so với những người chăm chỉ vận động ít nhất 4 lần/tuần.

Không những vậy, lối sống làm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích cũng là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao, biến chứng thần kinh trung ương. Từ đó tạo tiền đề cho xơ vữa động mạch, gây thiếu máu cục bộ, cuối cùng là đột quỵ khi trẻ tuổi.

Bệnh lý dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu não cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh đột quỵ tuổi 20. Theo đó sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể hình thành nên những túi phình, kết hợp với thành mạch máu mỏng là nguyên nhân gây xuất huyết não.

Dị dạng mạch máu não cũng là một trong những nguyên gây nên bệnh đột quỵ

Hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây nên tình trạng hẹp, tắc mạch nhồi máu não. Hiện tại chưa có biện pháp cụ thể để phòng ngừa tình trạng dị dạng mạch máu não. Những bất thường này có thể được phát hiện sớm qua việc chụp cắt lớp vi tính tương phản mạch máu não hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Có khoảng 50-60% bệnh nhân bị đột quỵ khi mới 20 tuổi là do rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Trong đó nam giới là đối tượng thường mắc bệnh này hơn nữ. Các nhà khoa học Brasil đã chỉ ra rằng tỷ lệ Apolipoprotein B và Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) liên quan mật thiết đến căn bệnh nhồi máu não.

Ở người trẻ tuổi, thói quen xấu trong sinh hoạt càng có nguy cơ cao đối diện với những bệnh lý về mạch máu, điển hình là tim mạch, đột quỵ (tai biến).

Bệnh béo phì tăng nguy cơ đột quỵ tuổi 20

Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, khoảng 10% bệnh nhân bị đột quỵ có số cân nặng dư thừa. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số chu vi vòng bụng, tỷ lệ bụng/vòng hông, tỷ lệ bụng/chiều cao có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ đột quỵ tuổi 20.

Tại Việt Nam tuy chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này nhưng một thực trạng đáng lưu ý đó là, 5 năm vừa qua (từ 2014-2020) tỷ lệ người béo phì tại Việt Nam đã tăng lên 33%, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.

Sự phát triển của kinh tế cũng kéo theo chế độ ăn uống ít lành mạnh hơn. Giới trẻ ngày càng ưa thích việc ngồi trước máy tính, điện thoại, ít vận động thể dục thể thao khiến tình trạng béo phì tăng cao.

Khoảng 10% bệnh nhân bị đột quỵ có số cân nặng dư thừa

Bệnh lý đái tháo đường và tăng huyết áp tăng nguy cơ gây đột quỵ

Đột quỵ ngay khi 20 tuổi có thể do bệnh lý đái tháo đường và tăng huyết áp. Theo đó đái tháo đường gặp ở 30% bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi và với bệnh cao huyết áp là 10%. Đây là con số không hề nhỏ, cần đặc biệt chú ý.

Đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tai biến mạch máu não trẻ tuổi có kèm theo tiểu đường là 54,8%. Tại Việt Nam, hiện cũng đang có hiện tượng gia tăng bệnh tiểu đường ở người trẻ, thậm chí là trẻ em. Nhiều cao bệnh ghi nhận ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 9-13, thanh niên từ 20-30 tuổi.

Thói quen ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa, gây nguy hiểm.

Tâm lý chủ quan ở người trẻ tuổi

Rất nhiều người trẻ cho suy nghĩ bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, có vấn đề về sức khỏe. Chính tâm lý chủ quan này, kết hợp với không có biện pháp dự phòng, bỏ qua các triệu chứng của đột quỵ làm tăng nguy cơ tử vong khi bị tai biến mạch máu não.

Trong khi đó người trẻ ở độ tuổi 20, 30 hoàn toàn không “miễn nhiễm” với bệnh đột quỵ. Thực tế căn bệnh này không chừa một ai, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Như đã nói ở trên, bệnh đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, trung bình mỗi năm tăng khoảng 2%, trong đó nam giới nhiều hơn nữ giới 4 lần.

Cách phòng tránh đột quỵ ở tuổi 20 hiệu quả

Như đã nói đột quỵ tuổi 20 hoàn toàn có thể xảy ra và gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Thế nhưng các chuyên gia cho biết, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh đột quỵ bằng cách thực hiện những lưu ý sau:

Người trẻ nên thể dục vừa sức để ngăn ngừa đột quỵ
  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt với những người có bệnh lý nền tim mạch, huyết áp.
  • Hoạt động thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân, không quá sức, hạn chế đột quỵ sau khi tập thể dục.
  • Kiểm soát và điều trị những bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp hay tim mạch,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh. Các chuyên gia cho biết chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh đột quỵ. Vì thế, ngay từ bây giờ giới trẻ hãy xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh với những thực phẩm có lợi, đồng thời tránh xa đồ ăn gây hại.

Người trẻ muốn phòng ngừa đột quỵ nên ăn thực phẩm gì?

  • Bạn nên nhiều thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi cá thu, cá ngừ,…
  • Đậu lăng, rau có màu xanh thẫm rất tốt cho sức khỏe, vì thế bạn hãy ăn nhiều măng tây, các loại hạt, bông cải, củ cải,… giàu folate.
  • Thực phẩm giúp giảm nồng độ Cholesterol xấu như đậu nành, yến mạch, hạnh nhân,…
  • Ăn nhiều ngũ cốc, các loại đậu, quả bơ, rong biển, mâm xôi để bổ sung magie.
  • Uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây đều rất tốt cho cơ thể.

Những thực phẩm nên tránh để hạn chế nguy cơ đột quỵ tuổi 20:

  • Bạn không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Không ăn thực phẩm được nấu quá mặn, dưa muối cà muối,… vì chúng có thể gây nên bệnh tăng huyết áp.
  • Hạn chế dung nạp thực phẩm từ thịt và sữa vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho tim mạch.
  • Không nên ăn quá nhiều trứng, thực phẩm giàu cholesterol như tôm, phô mai, bơ thực vật, gan động vật, khoai tây chiên,…
  • Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá để ngăn chặn xơ vữa động mạch, từ đó giảm nguy cơ đột ngụy.

Như vậy đột quỵ tuổi 20 hoàn toàn có thể xảy ra, người trẻ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là với những dấu hiệu của tai biến mạch máu não. Ngay từ bây giờ hãy thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Đột quỵ là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt một bộ phận lớn người dân trong cộng đồng, đặc biệt là người già. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ đột quỵ cùng những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, các chuyên gia y tế hàng đầu tại Việt Nam khuyến khích người dân cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm bổ sung, cung cấp dưỡng chất trực tiếp, không bị biến đổi nhiều trong quá trình chế biến như các món ăn hàng ngày. Các sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại, bảo vệ tim mạch toàn diện.

Một trong những địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo và tìm kiếm các sản phẩm vitamin, khoáng chất và thực phẩm bổ sung chất lượng nhất tại Dr Vitamin. Đây là trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam dành cho sức khỏe cộng đồng, được sáng lập bởi đội ngũ chuyên gia y tế và bác sĩ hàng đầu cả nước. Nhà sáng lập của Dr Vitamin chính là bác sĩ Nguyễn Phượng – Thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý và Chăm sóc sức khỏe tại Đại học South Columbia (Hoa Kỳ), có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp. Toàn bộ sản phẩm có mặt tại gian hàng của Dr Vitamin đều được lựa chọn dựa trên hàng trăm khảo sát về cơ địa, thể trạng, thói quen chăm sóc sức khỏe của các gia đình Việt để phù hợp với đại đa số người dùng.

100% sản phẩm được đảm bảo chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, phục vụ nhu cầu của từng đối tượng khác nhau, hỗ trợ cho hệ tim mạch phát triển cũng như giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh hoặc bệnh chuyển biến nặng. Khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm trước khi nhận bằng cách quét mã vạch in trên vỏ hộp qua ứng dụng iCheck. Ngoài ra, mọi sản phẩm của Dr Vitamin đều có gắn tem thương hiệu riêng màu đỏ, xác nhận đã thông qua quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, người dùng hoàn toàn có thể tham vấn ý kiến và được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, có hiểu biết trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Các bác sĩ sẽ lắng nghe từng chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại, những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và đưa ra giải pháp phù hợp với từng trường hợp, đảm bảo người mua tìm kiếm đúng sản phẩm, rút ngắn thời gian điều trị bằng thuốc Tây.

Bạn đọc có thể tham khảo 2 sản phẩm dành cho tim mạch đang được HƠN 3 TRIỆU NGƯỜI tìm kiếm và yêu thích tại Dr Vitamin.

Viên uống hỗ trợ tim mạch Blackmores Super Strength Coq10 300 mg
Sản phẩm đến từ thương hiệu Blackmores hiện đang có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, giúp giảm triệu chứng đột quỵ, suy tim và các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim mạch khác.

Thành phần chính: 300mg hoạt chất CoQ10 (còn được biết đến với tên gọi Coenzyme Q10)

Công dụng:

  • Ngăn cản sự phát triển của các gốc tự do
  • Giảm lượng cholesterol có trong máu, bổ sung lượng Coq10, tăng năng lượng để tim hoạt động khỏe mạnh
  • Ổn định khí huyết lưu thông, tăng cường chức năng hệ miễn dịch
  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa của cơ thể

Viên uống Q10 Healthy Care bổ tim 100 viên

Viên uống Healthy Care Q10 là sản phẩm uy tín, đạt tiêu chuẩn Châu u về chất lượng, được kiểm chứng về thành phần các dược chất tương thích với cơ thể người bệnh, đem lại hiệu quả hỗ trợ cao nhất cho người bệnh tim mạch.

Thành phần chính: Ubidecarenone (Co-enzyme Q10): 150mg.

Công dụng:

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch tuyệt vời
  • Tăng cường năng lượng oxy trong máu
  • Chống lại quá trình oxy hóa, lão hóa của các tế bào trong cơ thể
  • Duy trì lượng cholesterol trong máu ở mức an toàn

Để biết thêm thông tin chi tiết về 2 sản phẩm trên cũng như các sản phẩm hỗ trợ tim mạch khác tại Dr Vitamin, vui lòng gọi tới số 0987.827.327 hoặc click vào link dưới đây để được giải đáo và hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng nhất.

 

Cập nhật lúc: 11:08 Sáng , 14/03/2023
Notice: Undefined variable: messenger in /var/www/laophoict.menopausehealthmatters.com/html/wp-content/themes/twentytwentyone/modules/hotline/output.php on line 132

Tin liên quan

[GIẢI ĐÁP] Tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Mối liên quan của chúng là gì?

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận cũng như các bệnh lý thận khác, đồng thời cũng là...

Liệu rằng huyết áp cao tim đập nhanh có vấn đề gì?

Theo các bác sĩ chuyên môn, chỉ số huyết áp và nhịp tim liên quan chặt chẽ với nhau. Đối với những người mắc bệnh về tim mạch, hai chỉ...

[CẢNH BÁO] Nguy hiểm của huyết áp cao ở người trẻ???

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp ở người trẻ làm sớm hình thành vữa xơ động mạch, tiến triển sớm các bệnh lý tim mạch và gây...

Cách chữa đột quỵ sau khi tập thể dục

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Đặc biệt, tỷ lệ người đột quỵ sau...

Đột quỵ khi ngủ – Phải làm sao để phòng tránh?

Nhiều người bị đột quỵ khi ngủ, điều này có thể khiến bệnh nhân không được điều trị tiêu cục máu đông trong vài giờ quan trọng đầu tiên sau...

Liệu rằng người huyết áp cao có ăn được thịt bò không? Vì sao?

Huyết áp cao là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay vì vậy những thông tin liên quan đến căn bệnh này luôn được đông đảo mọi...