Chứng đột quỵ ở người cao tuổi có nguy hiểm không

Chứng đột quỵ xuất hiện khi máu cung cấp cho vùng nào đó của não bị ngưng trệ do cục máu đông gây tắc mạch hay do chảy máu não dẫn đến rối loạn chức năng cơ thể liên quan đến vùng não bị tổn thương.

Nguyên nhân và hậu quả di chứng đột quỵ ở người cao tuổi

Chứng đột quỵ nếu xảy ra ở mức độ nhẹ có thể hồi phục chức năng cơ thể hoàn toàn hoặc để lại một phần di chứng và tàn phế ít hay nhiều. Nếu đột quỵ xảy ra ở mức độ nặng có khả năng gây liệt hoàn toàn nửa người, hôn mê và tử vong. Người bị hậu quả di chứng của đột quỵ nếu được chăm sóc, tập luyện, hỗ trợ, giúp đỡ có thể giảm nhẹ các ảnh hưởng xấu đối với sinh hoạt đời sống, phục hồi một phần chức năng của những bộ phận cơ thể bị thương tổn.

Nguyên nhân gây nên chứng đột quỵ có thể do chảy máu não vì tăng huyết áp hoặc nhồi máu não vì tắc nghẽn mạch máu. Nếu do chảy máu não, các triệu chứng bệnh lý thường xảy ra đột ngột. Nếu do nhồi máu não thì những triệu chứng bệnh lý xuất hiện một cách từ từ trong vòng nhiều giờ.

Người bệnh trước khi bị đột quỵ có thể hoàn toàn khỏe mạnh không có dấu hiệu bệnh lý báo trước hoặc có biểu hiện của chứng tăng huyết áp, bệnh mạch vành ở tim, bệnh tiểu đường… Các rối loạn bệnh lý đột quỵ thường gặp là gây nên tình trạng yếu hoặc liệt nửa người, rối loạn thăng bằng, rối loạn thị giác, giao tiếp khó khăn do nói ngọng hoặc không hiểu giọng nói… Chúng có khả năng gây sự tàn phế nặng về sinh hoạt và thể lực nên người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến trạng thái tâm thần; dễ bị trầm cảm, buồn bã; có cảm giác cô đơn, thường hay cáu gắt và giận hờn…

Chăm sóc người cao tuổi bị di chứng đột quỵ

Việc chăm sóc người cao tuổi bị di chứng đột quỵ cần phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, chu đáo, kiên nhẫn, phù hợp với từng trường hợp, từng thể bệnh cụ thể. Để bảo đảm đường hô hấp được thông thoáng, không bị cản trở làm tắc sự lưu thông khí; cần đặt người bệnh nằm ở tư thế nghiêng, không kê gối phần đầu, để đầu hơi ngửa. 

Thỉnh thoảng cần lau chùi, hút sạch các chất dịch ứ đọng trong miệng, không để bệnh nhân bị sặc bởi chất dịch, cần tháo những răng giả ra khỏi miệng. Khi người bệnh không tỉnh hay tình trạng tri giác chưa được phục hồi nên cho ăn uống qua ống xông đặt vào dạ dày hoặc ăn bằng thìa và cho từ từ từng thìa một. Chú ý vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn từ răng miệng lan xuống đến đường hô hấp trên. 

Thông thường thức ăn và các chất tiết trong miệng hay đọng lại ở bên miệng phía bị liệt nên khi cho ăn uống phải thực hiện bên phía miệng không bị liệt; đồng thời nên vệ sinh răng miệng sau mỗi khi ăn và hút sạch thức ăn, các chất dịch ứ đọng trong miệng phía bên bị liệt.

Cần cho bệnh nhân vận động và tập vận động phía bên không bị liệt, xoa bóp các bắp cơ, cử động các khớp, đặc biệt chú ý ở phía bị liệt để tránh teo cơ, cứng khớp. Một điều cần quan tâm là nên đặt cơ thể bệnh nhân, các chi trong tư thế sinh lý phù hợp, vị trí ít tổn hại nhất về mặt chức năng. Luôn trở mình, thay đổi tư thế cho người bệnh để tránh loét các điểm tỳ của cơ thể tỳ đè lên giường ở vùng chẩm, vai, khuỷu tay, xương cùng, gót chân…

Vệ sinh thân thể bệnh nhân cũng cần thực hiện hàng ngày, không được để các chất thải bài tiết như nước tiểu, phân làm ảnh hưởng; đặc biệt chú ý đối với những người đi tiểu tiện, đại tiện không tự chủ có thể làm ướt và bẩn cơ thể người bệnh; đồng thời cũng có thể thấm vào khăn trải giường, chiếu, chăn, màn nơi người bệnh nằm.

Phải bù đắp đủ nước và chất điện giải cho người bệnh, không vì sự khó khăn trong việc chăm sóc hay giữ gìn vệ sinh cho thân thể do bệnh nhân đi tiểu tiện, đại tiểu không tự chủ và đại tiểu tiện dầm dề mà hạn chế việc cho người bệnh uống nước.

Khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh, cần thực hiện từ bên phía bị liệt để khuyến khích bệnh nhân cố gắng cử động, vận động ở bên đó. Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rõ ràng, nhắc đi nhắc lại nếu cần để người bệnh có thể hiểu được do khả năng tiếp thu và tri giác của họ đã bị suy giảm.

Phục hồi chức năng vận động và giao tiếp

Phục hồi chức năng vận động và giao tiếp cho người cao tuổi bị hậu quả đột quỵ là một quá trình lâu dài, có khi phải thực hiện mất cả hàng tháng, hàng năm nên phải kiên trì. Trong từng thời điểm cần có mục tiêu phấn đấu nhưng không nên có quá nhiều tham vọng, phải có tính khả thi để người bệnh tự tin và không nản lòng. Chế độ ăn phải phù hợp với người đã bị giảm khả năng vận động, không nên cho ăn quá nhiều năng lượng gây tăng cân nhiều.

Đối với khả năng vận động

Khi di chuyển người bệnh phải thận trọng, thao tác từ từ, bảo đảm an toàn và có kỹ thuật như chuyển bệnh nhân từ giường ra ghế ngồi phải tiến hành từng bước gồm nâng người bệnh dậy, giữ ngồi ở mép giường, chân thõng xuống trong vài phút rồi giữ cho bệnh nhân đứng dậy nhưng không nên giữ dưới vai phía bên bị liệt; sau đó người chăm sóc dùng chân mình giữ cố định chân người bệnh để xoay và đặt bệnh nhân vào ghế đã đặt sẵn bên cạnh.

Lúc đầu bệnh nhân tập đi cần hai người hỗ trợ, giúp đỡ. Phải dọn bỏ các dụng cụ, đồ vật dễ gây vấp ngã và bố trí người bệnh ở tầng một của căn nhà; khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng nhà vệ sinh để sinh hoạt, không nên dùng bô để đi vệ sinh mãi. Phải luôn khuyến khích người bệnh tập luyện, tự phục vụ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, không phụ thuộc vào người chăm sóc như tự lau rửa, mặc quần áo… Người chăm sóc để khăn tắm, nước, xà phòng… ngay sát giường người bệnh để họ có thể tự lau rửa phần trên cơ thể; người chăm sóc chỉ cần giúp đỡ vệ sinh, lau rửa vùng mông, vùng chân đồng thời để kiểm tra tình trạng loét điểm tỳ. 

Nên cho người bệnh dùng loại quần áo dễ mặc, dễ cởi; khi mặc hoặc cởi quần áo nên bắt đầu từ bên bị liệt; có thể đặt người bệnh ngồi trước gương soi để thay quần áo dễ dàng hơn. Ngoài ra nên khuyến khích người bệnh tự đi vệ sinh, cần đóng tay vịn ở bên không bị liệt để bệnh nhân có thể vịn và đứng lên khi đi vệ sinh xong; đặt nước, giấy vệ sinh… ở vị trí gần vị trí bên tay không bị liệt để giúp cho người bệnh có thể tự phục vụ.

Đối với khả năng giao tiếp

Người bệnh có thể có hai loại rối loạn ngôn ngữ. Loại do các cơ bị ảnh hưởng gây nói ngọng, líu lưỡi; nếu bệnh nhân bị mất răng hay đeo răng giả thì sẽ bị nói ngọng hơn; người bệnh vẫn hiểu được người khác nói và viết. Loại do bị tổn thương trung tâm ngôn ngữ thường nặng, người bệnh không thể hiện được ý nghĩ bằng lời nói mặc dù phát âm bình thường; khả năng hiểu lời nói, chữ viết cũng giảm, câu chữ rời rạc, vô nghĩa; việc giao tiếp sẽ cực kỳ khó khăn nên phải kiên nhẫn; cần lưu ý đến các vấn đề là người bệnh không nói được nhưng nghe được và có thể hiểu được ít nhiều nội dung; khi tiếp xúc giao tiếp phải nói chậm, rõ, ngắn; kiên nhẫn nghe khi người bệnh cố gắng diễn đạt và có thể dùng các cách diễn đạt khác bằng nét mặt, ra hiệu, vẽ hình…; 

Điều cần lưu ý là luôn động viên khi bệnh nhân có biểu hiện chán nản, thất vọng. Việc phục hồi các rối loạn ngôn ngữ có thể đáp ứng rất ít hoặc có thể trở về gần như bình thường. Thực tế sự rối loạn ngôn ngữ làm cho bệnh nhân ngại giao tiếp với người khác dẫn đến xa lánh các hoạt động xã hội và dễ nảy sinh tâm lý thích cô độc.

Lời khuyên của thầy thuốc

Chứng đột quỵ ở người cao tuổi thường dẫn đến những hậu quả nặng nề, trầm trọng gây nên sự tàn phế suốt đời thậm chí có thể bị tử vong trong các trường hợp nặng. Bệnh lý có khả năng xảy ra một cách đột ngột do nguyên nhân chảy máu não vì tăng huyết áp hoặc xảy ra một cách từ từ trong nhiều giờ do nguyên nhân nhồi máu não vì tắc mạch máu não. Vì vậy cần có biện pháp chủ động phòng ngừa trước khi chứng đột quỵ xảy đến. Phòng ngừa vẫn là biện pháp tốt nhất vì nếu mỗi khi đột quỵ đã xảy ra rồi thì hậu quả mang lại thường khó hồi phục trở lại như bình thường theo sự mong muốn.

Đột quỵ là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt một bộ phận lớn người dân trong cộng đồng, đặc biệt là người già. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ đột quỵ cùng những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, các chuyên gia y tế hàng đầu tại Việt Nam khuyến khích người dân cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm bổ sung, cung cấp dưỡng chất trực tiếp, không bị biến đổi nhiều trong quá trình chế biến như các món ăn hàng ngày. Các sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại, bảo vệ tim mạch toàn diện.

Một trong những địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo và tìm kiếm các sản phẩm vitamin, khoáng chất và thực phẩm bổ sung chất lượng nhất tại Dr Vitamin. Đây là trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam dành cho sức khỏe cộng đồng, được sáng lập bởi đội ngũ chuyên gia y tế và bác sĩ hàng đầu cả nước. Nhà sáng lập của Dr Vitamin chính là bác sĩ Nguyễn Phượng – Thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý và Chăm sóc sức khỏe tại Đại học South Columbia (Hoa Kỳ), có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp. Toàn bộ sản phẩm có mặt tại gian hàng của Dr Vitamin đều được lựa chọn dựa trên hàng trăm khảo sát về cơ địa, thể trạng, thói quen chăm sóc sức khỏe của các gia đình Việt để phù hợp với đại đa số người dùng.

100% sản phẩm được đảm bảo chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, phục vụ nhu cầu của từng đối tượng khác nhau, hỗ trợ cho hệ tim mạch phát triển cũng như giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh hoặc bệnh chuyển biến nặng. Khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm trước khi nhận bằng cách quét mã vạch in trên vỏ hộp qua ứng dụng iCheck. Ngoài ra, mọi sản phẩm của Dr Vitamin đều có gắn tem thương hiệu riêng màu đỏ, xác nhận đã thông qua quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, người dùng hoàn toàn có thể tham vấn ý kiến và được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, có hiểu biết trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Các bác sĩ sẽ lắng nghe từng chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại, những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và đưa ra giải pháp phù hợp với từng trường hợp, đảm bảo người mua tìm kiếm đúng sản phẩm, rút ngắn thời gian điều trị bằng thuốc Tây.

Bạn đọc có thể tham khảo 2 sản phẩm dành cho tim mạch đang được HƠN 3 TRIỆU NGƯỜI tìm kiếm và yêu thích tại Dr Vitamin.

Viên uống hỗ trợ tim mạch Blackmores Super Strength Coq10 300 mg
Sản phẩm đến từ thương hiệu Blackmores hiện đang có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, giúp giảm triệu chứng đột quỵ, suy tim và các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim mạch khác.

Thành phần chính: 300mg hoạt chất CoQ10 (còn được biết đến với tên gọi Coenzyme Q10)

Công dụng:

  • Ngăn cản sự phát triển của các gốc tự do
  • Giảm lượng cholesterol có trong máu, bổ sung lượng Coq10, tăng năng lượng để tim hoạt động khỏe mạnh
  • Ổn định khí huyết lưu thông, tăng cường chức năng hệ miễn dịch
  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa của cơ thể

Viên uống Q10 Healthy Care bổ tim 100 viên

Viên uống Healthy Care Q10 là sản phẩm uy tín, đạt tiêu chuẩn Châu u về chất lượng, được kiểm chứng về thành phần các dược chất tương thích với cơ thể người bệnh, đem lại hiệu quả hỗ trợ cao nhất cho người bệnh tim mạch.

Thành phần chính: Ubidecarenone (Co-enzyme Q10): 150mg.

Công dụng:

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch tuyệt vời
  • Tăng cường năng lượng oxy trong máu
  • Chống lại quá trình oxy hóa, lão hóa của các tế bào trong cơ thể
  • Duy trì lượng cholesterol trong máu ở mức an toàn

Để biết thêm thông tin chi tiết về 2 sản phẩm trên cũng như các sản phẩm hỗ trợ tim mạch khác tại Dr Vitamin, vui lòng gọi tới số 0987.827.327 hoặc click vào link dưới đây để được giải đáo và hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng nhất.

Cập nhật lúc: 12:05 Sáng , 17/03/2023
Notice: Undefined variable: messenger in /var/www/laophoict.menopausehealthmatters.com/html/wp-content/themes/twentytwentyone/modules/hotline/output.php on line 132

Tin liên quan

Trả lời về câu hỏi :”Cao huyết áp uống sữa gì?”

Một trong những vấn đề mà người cao huyết áp cần quan tâm đó chính là chế độ dinh dưỡng. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, sữa là một...

Thông tin sản phâm thuốc huyết áp Amlor 5mg? Công dụng?

Thuốc Amlor 5mg có thành phần là Amlodipine và thuộc nhóm thuốc chẹn kênh canxi. Công dụng của thuốc Amlor 5mg là được chỉ định sử dụng để điều trị...

Cách sử dụng thuốc tăng huyết áp cho phụ nữ có thai? Những lưu ý khi sử dụng!!

Cao huyết áp khi mang thai là tình trạng phổ biến với tỷ lệ gặp ở 10% phụ nữ mang thai lần đầu và 8% ở mọi lần mang thai....

Người bị đột quỵ nên và không nên ăn, uống gì?

Đối với người đã từng bị đột quỵ thì nên áp dụng chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi như thế nào để nhanh chóng cải thiện tình...

Những vấn đề về đột quỵ liệt nửa người

 Liệt nửa người là tình trạng một bên cơ thể suy yếu, đau tê nửa người bên phải hoặc bên trái phụ thuộc vào vùng não bị tổn thương khi đột quỵ hoặc...

Cao huyết áp dẫn đến bệnh gì? Vì sao nó nguy hiểm!!!?

Tăng huyết áp còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng do các triệu chứng âm thầm tuy nhiên tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây ra...