Đau Răng Khi Mang Thai Tháng Cuối: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Đau răng khi mang thai tháng cuối là tình trạng mà nhiều mẹ bầu dễ gặp phải hiện nay. Bệnh gây nên nhiều ảnh hưởng lớn nhỏ trong cuộc sống như mệt mỏi, đau đớn, chán ăn thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sinh non, tác động đến em bé. Do đó, ngay khi phát hiện những bất thường trong cơ thể, việc đi thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị là vô cùng cần thiết. Vậy có những cách điều trị nào phù hợp nhất, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Đau răng răng khi mang thai tháng cuối là gì? Có ảnh hưởng gì không?

Đau răng khi mang thai tháng cuối là tình trạng chung của nhiều người, do nhiều nguyên nhân khác nhau từ khách quan đến chủ quan. Khi bị đau răng, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn đau buốt, ê khó chịu từ răng khiến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng gặp nhiều khó khăn.

Mẹ bầu bị đau răng khi mang thai tháng cuối của thai kỳ

Đau răng có thể xuất hiện vào bất kỳ một giai đoạn nào trong 9 tháng thai kỳ. Tuy nhiên theo đánh giá của bác sĩ, đau răng khi mang thai 3 tháng cuối, đặc biệt là tháng cuối cùng vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nếu không có cách xử lý phù hợp. Những biến chứng có thể xảy đến phải kể tới như:

  • Đau răng khi mang thai tháng cuối nếu không sớm điều trị khiến cơn đau đớn kéo dài. Tình trạng này không chỉ khiến mẹ bầu chán ăn uống, dẫn tới thiếu dưỡng chất cho con, không đủ sức khỏe sinh sản mà còn gây nên những ổ áp xe răng. Bệnh để lâu ngày dẫn đến tình trạng răng bị lung lay và rụng răng.
  • Mẹ bầu bị đau răng khi được xác định do nguyên nhân bệnh lý sẽ có nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần bình thường, dễ bị tiền sản giật và con sinh ra nhẹ cân hơn những đứa trẻ khác.
  • Phụ nữ trong thời kỳ những tháng cuối thai sản bị sâu răng hàm hình thành nên cơn đau có nguy cơ nhiễm trùng vào máu cao hơn người bình thường. Đồng thời vi khuẩn S.mutans có thể thông qua đường máu lây sang con, hệ quả là bé cũng sẽ bị sâu răng và sâu nhiều hơn ngay từ khi còn nhỏ.
  • Đau răng khiến mẹ bầu sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, tâm sinh lý không ở trạng thái tốt nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến bé vì lúc này bé đã thành hình người có thể cảm nhận sâu sắc những gì của người mẹ đang gặp phải.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Nguyên nhân và biểu hiện khi đau răng tháng cuối

Đau răng khi mang thai tháng cuối do nhiều nguyên nhân khác nhau và những biểu hiện cũng khá đa dạng để nhận biết. Cụ thể các mẹ cần lưu ý những điều như sau:

Nguyên nhân

Những nguyên nhân chính dẫn đến khả năng bị đau răng ở những tháng cuối cùng của thai kỳ phải kể đến như:

  • Thay đổi nội tiết tố nữ

Vào những tháng cuối của thai kỳ, lượng nước ối xuất hiện nhiều hơn, cũng như để chuẩn bị cho quá trình sinh con mà cơ thể người mẹ có những sự thay đổi nhất định. Điển hình là lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng từ 10 – 30 lần so với bình thường. Điều này vô tình khiến cho cho các mô nướu răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như: Viêm lợi, sâu răng, viêm chân răng,…

Mang thai khiến nội tiết tố nữ thay đổi là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh
  • Hệ vi khuẩn trong khoang miệng thay đổi

Giai đoạn mang thai, nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tăng sinh lên, nhất là khi hai loại khuẩn P.gingivalis gây viêm lợi và S.mutans gây sâu răng tăng sinh quá mức. Hệ quả chính là mẹ bầu mắc bệnh lý nha khoa, chân răng chảy máu và lung lay.

  • Ốm nghén

Ốm nghén vốn là tình trạng thường gặp nhất ở những tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên ở một số ít lại xuất hiện thêm ở những tháng cuối cùng. Biểu hiện có thể không quá nặng nề như thời kỳ đầu nhưng cũng gây nên khó chịu và hệ quả chính là đau răng. Bởi những tháng cuối cơ thể sẽ có những sự thay đổi khác để thích nghi với việc sinh con khiến cho nội tiết tố nữ thay đổi. Tạo điều kiện hình thành vi khuẩn gây hôi miệng và đau răng.

  • Chế độ ăn không khoa học

Việc ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân gây đau răng khi mang thai tháng cuối. Suốt thời gian đầu việc mẹ bầu sử dụng nhiều loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe như đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm nhiều đường,… uống nhiều sữa để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé,… Các chất đường trong những loại thực phẩm này sẽ tích lũy dần và bùng phát các cơn đau răng, bệnh lý nha khoa vào những tháng cuối cùng của thai kỳ.

  • Thiếu hụt canxi

Tình trạng đau răng ở những tháng cuối của thai kỳ có thể là do thiếu hụt canxi cung cấp cho cơ thể. Khi mang thai mẹ bầu phải bổ sung lượng canxi vào cơ thể cao gấp 2 – 3 lần người bình thường. Vừa để chắc khỏe hệ xương chống đỡ sự tăng cân của bản thân vừa bổ sung để phát triển hệ xương và mầm răng cho bé.

Khi đó, nếu mẹ bầu không cung cấp đủ khiến cho cơ thể sẽ tự động lấy lượng canxi có sẵn trong cơ thể để bù đắp. Và vị trí “bào mòn” nhất chính là ở hệ xương răng. Ngược lại khi răng không đủ lượng canxi cần thiết sẽ dễ dàng bị tấn công từ những yếu tố và tác động bên ngoài gây nên đau răng và nghiêm trọng hơn là bệnh lý nha khoa.

Thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân gây đau răng

Triệu chứng

Có nhiều mẹ bầu bị bệnh lý về răng miệng, xuất hiện cơn đau từ tháng đầu và kéo dài đến những tháng cuối của thai kỳ, nhưng có người đến tháng cuối mới xuất hiện. Và dù là trường hợp nào, người bệnh cũng sẽ gặp một số những triệu chứng như sau:

  • Những cơn đau đau răng xuất hiện vào sáng sớm, buổi đêm hoặc cả ngày kéo dài dai dẳng, khi nhói lên khó chịu, khi âm ỉ.
  • Lợi phù nề, sưng huyết có thể chảy máu, thậm chí là tụt lợi (nguyên nhân do bệnh lý nha khoa).
  • Miệng hôi hơn bình thường phần lớn là do vi khuẩn khu trú ở những mô nướu, dưới lưỡi, không được loại bỏ gây mùi hôi khó chịu.
  • Đau nhức khiến sưng một bên má (thường cho những người bị mọc răng khôn vào thời gian thai kỳ).

Biện pháp giải quyết đau răng khi mang thai tháng cuối

Khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường trong cơ thể, các mẹ nên sớm đi thăm khám, nha sĩ sẽ kiểm tra răng miệng và có phương hướng điều trị phù hợp nhất. Có hai hình thức điều trị chính là sử dụng thuốc kháng sinh và ứng dụng những mẹo dân gian tại nhà.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Đau răng ở những tháng cuối thai kỳ thường sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc nhất định. Thuốc giảm đau răng cho bà bầu như aspirin, paracetamol (nhóm thuốc giảm đau) và tetracyclin, amoxicillin, doxycycline… (nhóm thuốc kháng sinh). Những loại thuốc này có tác dụng giảm tải lượng vi khuẩn P.gingivalis và S.mutans, đồng thời giảm nhanh các cơn đau giúp việc ăn uống hằng ngày cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên phần lớn những loại thuốc này không cấm chỉ định cho bà bầu nhưng cũng không có ghi là bà bầu được được phép sử dụng. Cho nên, mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc khi khi có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu tình hình không quá nghiêm trọng, những tháng cuối này không nên sử dụng thuốc Tây. Việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cả mẹ và bé. Thông thường thuốc chỉ được áp dụng khi bệnh lý răng miệng nặng, xuất hiện biến chứng, nhiễm trùng máu,…

Thuốc kháng sinh được chỉ định khi xuất hiện biến chứng nguy hiểm

Gửi câu hỏi tư vấn

Cách giảm đau răng tự nhiên

Để tốt nhất, các mẹ bầu nên áp dụng những mẹo điều trị giảm đau tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả cao. Trong tự nhiên có rất nhiều loại dược liệu có tác dụng giảm đau tự nhiên, sát khuẩn và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi tự nhiên. Cụ thể một số cách như sau:

  • Đinh hương

Trong đinh hương có chứa rất nhiều eugenol, một chất gây tê tự nhiên giúp giảm đau, sát trùng và tiêu viêm rất hiệu quả. Đinh hương còn rất an toàn cho bà bầu và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng.

Mẹ bầu chỉ cần dùng 1 – 2 nhánh đinh hương nhai trực tiếp trong miệng để tinh dầu ép ra thấm vào răng tại vị trí răng bị đau. Hoặc đun nước đinh hương lên và dùng để súc miệng hằng ngày. Kiên trì áp dụng các cơn đau sẽ nhanh chóng được thuyên giảm.

  • Nước ép tỏi

Nước ép tỏi có đặc tính kháng viêm rất tốt do chữa nhiều chất kháng sinh tự nhiên như: Allicin, glycogen và fitonxit. Súc miệng bằng nước ép tỏi mỗi ngày và ngậm lại trong 10 phút, ngày từ 2 – 3 lần, cơn đau sẽ chuyển biến rõ rệt.

  • Gừng tươi

Gừng tươi là một trong những loại dược liệu rất quan trọng có vị cay tính ấm. Thành phần chính của gừng là tecpen, oleoresin và chất men zingibain đều có tác dụng giảm đau, giảm sưng, viêm và diệt khuẩn trong khoang miệng của mẹ bầu.

Các mẹ mỗi ngày cất một củ gừng, giã nát cùng vài hạt muối trắng. Trộn cùng hỗn hợp một ít nước ép tỏi. Đắp hỗn hợp lên răng và cắn chặt trong 15 – 20 phút. Bạn sẽ cảm thấy mùi khó chịu nhưng hiệu quả của cách chữa đau răng cho bà bầu này vô cùng tốt.

Áp dụng những mẹo dân gian để giảm đau tự nhiên tại nhà

Lưu ý trong quá trình trình vệ sinh răng miệng

Kết hợp với các hình thức điều trị, mẹ bầu nên chú ý thêm về việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Sau đây là một số lời khuyên nha sĩ khuyên phụ nữ đang mang thai.

  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày ít nhất là 2 lần sáng – tối. Tốt nhất là nên vệ đánh răng sau mỗi lần ăn bữa chính.
  • Trước khi đánh răng luôn dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn những thức ăn thừa kẹt lại ở kẽ răng.
  • Luôn dùng nước súc miệng bằng thảo dược để súc miệng lại một lần nữa.
  • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn, chải răng đúng cách để đảm bảo thức ăn và vi khuẩn được tống ra khỏi miệng.
  • Thường xuyên đến các cơ sở nha khoa để thăm khám răng miệng, vệ sinh thường kỳ, cạo vôi răng.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh trong giai đoạn mang thai để tránh hình thành nên những bệnh lý về răng miệng.
  • Đi thăm khám sớm khi thấy những biểu hiện bất thường của răng miệng.
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để phòng tránh đau răng khi mang thai tháng cuối

Nha Chu Tán – Thảo dược trị DỨT ĐIỂM đau răng, răng buốt chỉ sau 7 ngày

Nguyên nhân phổ biến nhất là sâu răng, viêm quanh răng, áp xe, răng bị nứt, mòn răng ảnh hưởng đến tủy răng gây đau nhức răng. Ngoài ra các bệnh về nướu răng (viêm nướu, nha chu) hay răng không mọc lệch, răng mọc ngầm cũng là nguyên nhân gây đau răng.

Nha Chu Tán là một trong những bài thuốc trị dứt điểm đau răng do sâu răng, viêm lợi, vô cùng nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo, được lấy cảm hứng từ bài thuốc người dân tộc Lự Lai Châu. Sau nhiều ngày tháng nghiên cứu, Trung tâm Thuốc dân tộc đã bào chế thành công và chuyển gia sang Viện nha khoa Vidental.

Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của hơn 30 vị thảo dược tự nhiên, có dược tính cao như bách thảo sương, ô long vĩ, nhân trung bạch… tất cả đều có tác dụng bảo vệ, điều trị sâu răng, viêm loét miệng, viêm nha chu…

Dựa trên thế mạnh vốn của mình, các chuyên gia bổ sung thêm các thành phần thảo dược mới để gia tăng công dụng hiệu quả như: rễ cây mật gấu có tác dụng chống viêm; hương nhu hun khói giảm đau, chống viêm, chữa hôi miệng, khử mùi; nhân trung bạch có tác dụng thanh nhiệt ,cầm máu, khử ứ…

Điều đặc biệt hơn nữa, tất cả các thảo dược trong bài thuốc đều có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ và lựa chọn kỹ lưỡng từ các vườn dược liệu chuyên canh của Thuốc dân tộc, đạt chuẩn GACP – WHO nên đảm bảo an toàn toàn, lành tính. Đây chính là ưu điểm vượt trội của sản phẩm Nha Chu Tán so với các bài thuốc khác trên thị trường.

Với cơ chế thẩm thấu vào bề mặt niêm mạc răng, các hoạt chất đi thẳng đến ổ viêm giúp tiêu viêm, giảm sưng đau, làm liền các tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn, tái tạo tủy răng và sinh kháng thể chống lại vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng. Không những thế, thuốc còn có tác dụng ngăn chặn triệt để tác nhân gây bệnh, chữa viêm chân răng, ngứa chân răng, chảy máu chân răng, viêm lợi, tụt lợi, viêm nha chu, nhiệt lợi, điều trị hôi miệng.

Một liệu trình sử dụng gồm 2 bộ sản phẩm là chai súc miệng và hộp cao bôi dùng tối thiểu trong 7 ngày. Thuốc bôi có tác dụng can thiệp trực tiếp vào ổ viêm, đẩy lùi cảm giác đau rát, căng tức và nhanh chóng tái tạo tổn thương. Trong khi đó, nước súc miệng giúp rửa trôi cặn bám, vi khuẩn trong khoang miệng, cản trở quá trình bám vào chân răng, kẽ răng.

Bằng việc kết hợp sử dụng đồng thời thuốc bôi và nước súc miệng chủ trị theo phác đồ Đình Chỉ (Kháng viêm, giảm đau) – Tấn công (Gia tăng tác động làm giảm triệu chứng). 

Đây cũng có thể xem là một cơ chế tác động kép, vừa điều trị, vừa hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý răng miệng điển hình mà người Việt nào cũng đang gặp phải. Cũng là điểm khác biệt khiến Nha Chu Tán được tin dùng giữa vô vàn loại sản phẩm chữa bệnh răng miệng khác hiện nay.

  • Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 5 tuổi, người cao tuổi, người có cơ thể suy nhược, người dùng nhiều thuốc tây không khỏi, phụ nữ sau sinh…
  • Trường hợp áp dụng: Điều trị toàn diện các bệnh răng miệng như sâu răng, hôi miệng, răng lung lay, viêm nha chu, viêm lợi, nhiệt miệng, loét miệng, nấm lưỡi…

Người bệnh có thể an tâm tuyệt đối sử dụng bài thuốc vì bài thuốc có thành phần dược liệu bổ nên dùng trong thời gian dài không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, sử dụng sản phẩm nước súc miệng Nha Chu Tán mỗi ngày giúp hơi thở thơm mát, khử mùi, làm sạch mảng bám, cao răng. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ đến hotline: 0963 526 780.

Hoặc bạn có thể LIÊN HỆ CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7:

Thông tin liên hệ:

 Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

Cập nhật lúc: 1:30 Sáng , 17/03/2023

Tin liên quan

Các Mức Độ Sâu Răng Và Những Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến mà độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do không chăm sóc răng miệng thường...

TOP 13 Thuốc Trị Viêm Nha Chu Hiệu Quả Cao Chuyên Gia Khuyên Dùng

Viêm nha chu là tình trạng bệnh lý răng miệng có thể gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể...

Bị ê răng sau khi lấy cao răng: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Sau khi lấy cao răng, mảng bám cứng đầu ở mọi ngóc ngách trên răng sẽ được làm sạch hoàn toàn và bạn sẽ có hàm răng sạch sẽ, trắng...

Đau răng sưng má nên áp dụng cách nào để có thể trị được dứt điểm?

Đau răng sưng má là tình trạng rất dễ gặp phải khi bạn vệ sinh răng miệng kém dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng. Tình trạng...

Top 4 Thuốc Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu An Toàn, Dễ Sử Dụng Nhất 

Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ trong thời gian mang thai gặp phải các vấn đề về răng miệng, trong đó phổ biến nhất là bệnh nhiệt miệng. Vậy...

Nhiệt miệng chảy máu chân răng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nhiệt miệng chảy máu chân răng là tình trạng gây khó chịu, đau nhức cho người mắc. Vậy nguyên nhân gây nhiệt miệng chảy máu chân răng là gì? Đâu...