Đau răng dẫn đến đau đầu: Tại sao và những vấn đề tiềm ẩn khác

Thực tế, có thể đau răng hàm gây đau đầu hoặc sự kết hợp giữa hai tình trạng này đang cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như nhiễm trùng xoang hoặc rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.

1. Đau răng kích thích chứng đau nửa đầu

Nếu bạn đang trải qua cả cơn đau đầu và đau răng cùng một lúc, có lẽ bạn cũng suy nghĩ liệu hai triệu chứng này có liên quan đến nhau hay không?

Có rất nhiều nguyên nhân đằng sau một cơn đau răng, chẳng hạn như sâu răng, nứt/mẻ răng, những ảnh hưởng từ răng khôn… Nếu những tình trạng này không được điều trị dứt điểm, một vài người sẽ cảm thấy hay bị đau nửa đầu – một cơn đau nhói thường xuất hiện ở một bên đầu, có khi đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn hay nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.

Đau nửa đầu có phải do trám răng?

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ hiện tượng đau răng gây kích thích đau nửa đầu có liên quan đến dây thần kinh sinh ba, là cặp dây thần kinh thứ 5 trong số 12 cặp dây thần kinh sọ. Dây thần kinh sinh ba điều khiển cảm giác cho hầu hết các cơ quan trên khuôn mặt, bao gồm môi trên và dưới, răng, nướu.

Bởi vì dây thần kinh này được cho là có vai trò quan trọng trong bệnh lý đau nửa đầu nên bất kỳ cơn đau răng nào kích thích đến nhánh dây thần kinh sinh ba đều có khả năng gây đau nửa đầu.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

2. Các vấn đề ở răng có thể liên quan đến đau đầu

Ngoài việc đau răng gây kích hoạt chứng đau nửa đầu, sâu răng hoặc bệnh về nướu tiến triển cũng có khi liên quan đến đau đầu. Đau quy chiếu hay đau xuất chiếu (referred pain) dùng để chỉ tình trạng bạn cảm thấy cảm giác đau ở một khu vực của cơ thể mà hoàn toàn riêng biệt với vùng thực sự gây đau. Điều này xảy ra là do nhiều kết nối thần kinh (thông qua dây thần kinh sinh ba) giữa răng và các cấu trúc khác trên khuôn mặt với não bộ.

Thực tế, có khá nhiều trường hợp người bệnh đến gặp bác sĩ vì bị đau đầu do căng thẳng hay đau nửa đầu khi họ có những vấn đề về răng miệng.

Một ví dụ phổ biến về cơn đau quy chiếu ở đầu (nhưng thực sự bắt nguồn từ răng) là do thói quen nghiến răng gây ra, thường xảy ra vào ban đêm. Đau đầu do nghiến răng thường được mô tả là cơn đau âm ỉ xung quanh đầu hoặc xảy ra đằng sau hốc mắt. Đau răng và cơ hàm, cũng như tình trạng gặp khó khăn khi đóng mở miệng hay khớp hàm có vấn đề cũng là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến.

Một vấn đề nha khoa không được điều trị có khi gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng (dù rất hiếm), có thể đe dọa tính mạng được gọi là huyết khối xoang hang. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội, thường ở sau hốc mắt hoặc trên vùng trán.

Ngoài đau đầu dữ dội, các triệu chứng khác của huyết khối xoang hang bao gồm:

  • Sốt cao
  • Cơ mắt suy yếu (liên quan đến dây thần kinh sọ VI)
  • Sưng mí mắt
  • Chứng lồi mắt

3. Những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác

Một số tình trạng sức khỏe có khi gây ra cả đau đầu và đau răng nhưng không có liên quan đến những vấn đề về nha khoa hay đau đầu nguyên phát (như đau nửa đầu hay đau đầu do căng thẳng).

3.1. Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm liên quan đến một vấn đề trong khớp hàm (nằm phía trước tai) và các cơ xung quanh nó. Đây cũng là một tình trạng gây ra đau răng phổ biến.

Rối loạn thái dương hàm cũng là nguyên nhân gây ra đau đầu

Ngoài ra, rối loạn khớp thái dương hàm cũng gây ra đau đầu, cơn đau nhức thường bắt đầu ở gần tai và lan dọc về phía hàm, thái dương hoặc cổ. Những cơn đau này thường được kích hoạt bởi các chuyển động của hàm như nhai hay đóng mở miệng.

3.2. Viêm xoang

Nhiễm trùng xoang có khả năng gây ra cảm giác khó chịu ở một hoặc một số răng, đặc biệt là răng hàm trên vì chúng nằm ngay bên dưới xoang hàm trên (nằm phía sau xương gò má).

Bên cạnh đau răng, đau đầu khu trú ở khu vực xoang và trở nên tệ hơn khi cúi đầu về phía trước cũng là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng xoang.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của viêm xoang bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Nghẹt mũi và có mủ
  • Cảm thấy ù tai
  • Hơi thở có mùi

3.3. Đau dây thần kinh sinh ba

Đây là một rối loạn gây đau đặc trưng bởi sự kích thích lên dây thần kinh sinh ba. Người bệnh sẽ cảm thấy đau mặt dữ dội như bị đâm và hầu như luôn xảy ra ở một bên mặt. Nhiều trường hợp, cơn đau xuất hiện dọc theo hàm trên hay hàm dưới khiến nhiều người đến gặp nha sĩ vì nghĩ họ bị áp xe răng.

Thực tế, nhiều người thường điều trị lấy tủy răng một cách không cần thiết trước khi được chẩn đoán là đau dây thần kinh sinh ba.

4. Bạn nên làm gì khi bị đau răng kèm theo đau đầu?

Nếu bạn đang trải qua cơn đau đầu và đau răng cùng nhau, hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt. Chẩn đoán những nguy cơ tiềm ẩn có thể là một quá trình khó khăn, ngay cả đối với những chuyên gia về sức khỏe.

Một trong các thắc mắc phổ biến là đau đầu có nên gội đầu không? Trong trường hợp này, việc gội đầu hoạt động giống như một dạng massage, sẽ giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu lên não, từ đó làm giảm cơn đau đầu. Tuy nhiên, việc gội đầu không trị tận gốc cơn đau đầu. Vì vậy, việc thăm khám bác sĩ được cho là việc rất nên làm.

Khi bạn đã tiến hành những phương pháp nha khoa để điều trị đau răng mà vẫn không thấy hiệu quả, hãy tìm đến những bác sĩ chuyên khoa khác để xem liệu có liên hệ với những bệnh lý khác hay không, chẳng hạn như bác sĩ thần kinh hoặc tai mũi họng.

Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và chúng luôn khiến bạn khó chịu. Khi bị đau răng việc ăn uống cũng khiến bạn gặp phải khó khăn. Vậy bạn đã biết bị đau răng nên ăn gì chưa? Xem qua bài viết của Hapacol để có…

Gửi câu hỏi tư vấn

Tóm lại, đau răng, chẳng hạn như đau răng hàm gây đau đầu có thể xảy ra hoặc cả hai đều là triệu chứng từ một vấn đề sức khỏe khác. Một khi đã xác định được nguyên nhân chính xác, việc điều trị sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả. Đầu tiên, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol (Hapacol) để giảm đau rồi áp dụng các phương pháp điều trị khác tùy từng trường hợp. Ví dụ, bạn cần lấp đầy lỗ hổng trên răng nếu như bị sâu răng gây ra đau nhức, uống thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng xoang hay sử dụng miếng bảo vệ răng để hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Nha chu tán – Đánh bay đau răng an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi, viêm nha chu… và có xu hướng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên. 

Với sứ mệnh mang đến giải pháp chăm sóc chăm sóc sức khỏe răng miệng, Vidental là tiên phong trong ỨNG DỤNG công nghệ tân tiến và Y học cổ truyền trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Do đó, không chỉ đơn thuần giúp khách hàng loại bỏ tình trạng đau răng, chúng tôi mong muốn được lan tỏa “kiến thức” chăm sóc răng miệng đúng cách cho mọi gia đình Việt. 

Phương pháp điều trị  này được đội ngũ chuyên gia tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và tích hợp cả Đông – Tây y kết hợp trong cùng một liệu trình. Nhờ đó, quá trình điều trị  tình trạng đau răng tại Vidental đảm bảo đạt được các yếu tố:

  • Hiệu quả cao
  • Không đau, không sưng, người bệnh có thể ăn nhai ngay sau khi điều trị
  • Hạn chế tối đa khả năng tái phát
  • Bảo toàn men răng
  • Hạn chế tình trạng đau răng lây lan sang những răng lân cận

Với những người tình trạng đau răng mới chớm, ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị bằng bài thuốc thảo mộc NHA CHU TÁN – Được lấy cảm hứng từ bài thuốc nhuộm răng đen của người dân tộc Lự Lai Châu. Sau đó, đội ngũ chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc tiến hành nghiên cứu, bào chế , thử nghiệm lâm sàng.

Sau nhiều ngày tháng vất vả, bài thuốc được bào chế thành công và chuyển giao ứng dụng sang Chúng tôi

Khác với những bài thuốc Đông y trên thị trường, Nha Chu Tán là sự kết hợp hoàn hảo của 2 chế phẩm nhỏ: Nước súc miệng và cao bôi/ thuốc bột. Với những trường hợp mắc bệnh răng miệng mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần thiết lập liệu trình sử dụng thuốc cho từng người.

Sự kết hợp hoàn hảo đem đến hiệu quả điều trị cao hơn nhờ cơ chế tác động trong ngoài. Thuốc thẩm thấu vào sâu trong kẽ răng, đi thẳng vào vùng niêm mạc lợi để ngăn chặn các triệu chứng và đi sâu loại bỏ căn nguyên, phục hồi thể trạng.

Khi cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG được kích hoạt, người bệnh sẽ cảm thấy rõ mức độ tiến triển của thuốc cụ thể với những người mắc bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu như sau:

  • Sau 1 – 2 ngày sử dụng: Các cơn đau nhức, tình trạng lợi bị sưng, đỏ, viêm nhiễm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
  • Sau 3- 5 ngày dùng: Nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ đến 50 – 60%. Vi khuẩn lúc này bị tấn công và đình chỉ không còn cơ hội tổng hợp thức ăn thừa tạo acid phá hủy men răng và bám lại trên thành nướu. Phần nội mạc bên trong miệng giảm sưng rõ rệt.
  • Sau 5 – 7 ngày dùng: Tình trạng sưng tấy, đau nhức giảm đến 80%. Vi khuẩn gây bệnh, nấm trong khoang miệng bị tiêu diệt đến 80 – 90%. Hơi thở người bệnh thơm mát, sảng khoái hơn.
  • Sau 7 ngày sử dụng: Vi khuẩn bị tiêu diệt tận gốc răng không còn đau nhức khó chịu, tình trạng sâu răng cải thiện trên 70%.. 

Thực hiện theo đúng chỉ định của chuyên gia, kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách chỉ sau 7 ngày bạn sẽ sở hữu một hàm răng chắc khỏe, thơm mát, đầy sức sống.

Đây cũng là giai đoạn giúp làm sạch chuyên sâu các loại vi khuẩn, mảng bám còn lại trên răng, làm sạch răng, nuôi dưỡng răng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng đau răng quay trở lại. Giúp người bệnh có một hàm răng chắc khỏe. 

Có rất nhiều khách hàng khác đánh giá rất cao về phương pháp trị đau răng, răng ê buốt chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:

Thông tin liên hệ:

 Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

Cập nhật lúc: 7:45 Sáng , 16/03/2023

Tin liên quan

Cách giảm nhức khi bé mọc răng hàm bị đau cực hiệu quả

Trẻ em ở độ tuổi mọc răng có thể xuất hiện các cơn đau răng liên tục, nhói lên mà không thấy thuyên giảm. Khi bé chảy nước dãi, cáu...

Thuốc Mofen là gì, liều lượng, cách dùng và tác dụng ra sao?

Thuốc Mofen 400 được sử dụng trong điều trị một số tình trạng đau, bao gồm cả đau bụng kinh và viêm khớp dạng thấp. Vậy thuốc Mofen 400 là...

Làm cầu răng sứ - 7 thắc mắc thường gặp nhất khi | Nha Khoa Tân Định

Cầu răng sứ dùng được bao lâu? Thay cầu răng sứ: Quy trình và những lưu ý

Nếu trước đây, cầu răng sứ được đông đảo khách hàng lựa chọn để phục hình răng mất, cải thiện ăn nhai thì hiện nay cấy ghép Implant mới là...

Tôi bị mất 3 răng cửa liền kề thì trồng bằng phương pháp nào hiệu quả?

MẤT 3 RĂNG CỬA: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ LƯU Ý QUAN TRỌNG

Mất 3 răng cửa khiến Cô Chú, Anh Chị gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai, nguy cơ mắc bệnh về răng miệng và biến chứng tiêu xương hàm nguy...

Mất 4 Răng Cửa Thì Nên Trồng Răng Loại Nào Tốt Nhất?

Mất 4 răng cửa thì trồng răng loại nào tốt nhất? Chi phí bao nhiêu?

Trường hợp mất 1 răng đã gây ra nhiều ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng, nếu mất 4 răng cửa thì mức độ sẽ càng nghiêm trọng hơn. Khi...

Ê buốt răng sau khi sinh: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách chữa

Ê buốt răng sau sinh chủ yếu do tình trạng cơ thể nhạy cảm, thiếu canxi hoặc do các vấn đề răng miệng gây nên. Nhiều cách chữa ê buốt...