Giải đáp: Có nên châm cứu tai biến hay không?

Phục hồi chức năng là một phần quan trọng việc hồi phục sau tai biến mạch máu não. Trong số rất nhiều phương pháp trị liệu, châm cứu ngày càng được nhiều người tìm đến cũng như được nhiều bệnh viện, phòng khám áp dụng. Vậy châm cứu có hiệu quả ra sao trong điều trị di chứng sau tai biến, hãy cùng Mai Tâm Family tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân xuất hiện di chứng sau tai biến?

Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) là hiện tượng não không được cung cấp đủ máu dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Trong vòng vài phút mà máu não vẫn không được lưu thông sẽ khiến tế bào não chết. Nếu vùng não bị tổn thương rộng và nặng thì có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp may mắn không tử vong, người bị tai biến cũng sẽ gặp những biến chứng khác nhau tùy vào phần não tổn thương và mức độ nghiêm trọng. Các biến chứng có thể gặp bao gồm: tê liệt tay chân, nửa người hoặc toàn thân; nói ngọng, nói lắp, khó nuốt; suy giảm trí tuệ, trí nhớ, suy nghĩ chậm chạp; rối loạn cảm xúc, trầm cảm; giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân…

Để phục hồi sau tai biến, các chuyên gia thường khuyên người bệnh bắt đầu quá trình trị liệu càng sớm càng tốt, thậm chí ngay từ khi còn nằm bệnh viện. Ngoài thực hành phục hồi chức năng thông thường, châm cứu hiện cũng là phương pháp trị liệu được nhiều người tìm đến.

Huyệt châm cứu tai biến mạch máu não | Vinmec

Nguyên lý điều trị của châm cứu

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh của Trung Quốc đã có từ nhiều thế kỷ trước. Chuyên gia châm cứu sẽ dùng những mũi kim nhỏ đã sát trùng châm vào những huyệt đạo trên cơ thể người bệnh – những khu vực được cho là có thể giải phóng các loại năng lượng chữa bệnh hoàn toàn tự nhiên khác nhau.

Châm cứu đã được công nhận rộng rãi như một phương pháp điều trị nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng cho các cơn đau mãn tính. Gần đây, châm cứu còn được sử dụng để thư giãn cơ và tâm trí.

 

Châm cứu còn có những lợi ích tiềm năng khác là giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ và sức khỏe hệ tiêu hóa. Với bệnh nhân tai biến, châm cứu còn được cho là giúp giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống, tinh thần, giúp bệnh nhân dần có thể tự thực hiện trở lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc tự chăm sóc chính mình.

Hiệu quả của châm cứu trong điều trị di chứng sau tai biến

Theo một đánh giá nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Châm cứu trong Y học vào năm 2015, các nhà khoa học đã so sánh các phương pháp phục hồi cho những người sau đột quỵ 3 tháng trở xuống. Họ cho rằng châm cứu kết hợp với phục hồi chức năng có thể có lợi hơn so với phục hồi chức năng đơn thuần.

Trong một báo cáo khác được công bố trên Cơ sở dữ liệu Cochrane về Đánh giá Hệ thống vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá 33 nghiên cứu đã được công bố trước đó (với tổng số 6779 người tham gia) nhằm so sánh các phương pháp điều trị chứng khó nuốt khác nhau ở những người bị đột quỵ trong vòng sáu tháng sau khi tham gia vào nghiên cứu. Trong đánh giá của họ, các tác giả báo cáo đã tìm thấy bằng chứng cho thấy châm cứu làm giảm chứng khó nuốt.

Tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia cũng nhìn nhận thực tế rằng những nghiên cứu về châm cứu đã được thực hiện trước đây chưa đảm bảo được chất lượng, thiết kế và quy mô, từ đó chưa thể đưa ra được một kết luận chính xác về hiệu quả của châm cứu trong điều trị di chứng sau tai biến. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ mặc dù công nhận châm cứu là một liệu pháp bổ trợ (bổ sung) tiềm năng có lợi cho một số biến chứng sau đột quỵ, bao gồm chứng khó nói và đau vai, họ cũng lưu ý rằng chưa đủ bằng chứng khoa học để đưa ra khuyến nghị dùng châm cứu như một cách để cải thiện khả năng đi lại, chức năng vận động, và khuyến cáo không nên dùng châm cứu để cải thiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày, hoạt động chi trên…

Châm cứu có thể giúp 80% bệnh nhân đột quỵ phục hồi chức năng | baotintuc.vn

Ở Việt Nam, nhiều bệnh nhân tai biến cho rằng sức khỏe họ cải thiện rõ rệt sau khi được điều trị bằng châm cứu. Tại phòng Vật lý trị liệu – Y học cổ truyền thuộc phòng khám Mai Khôi – Đồng Tiến, đa số bệnh nhân tìm đến đây đều là để chữa những di chứng của tai biến. Khi được hỏi, bà Trần Ngọc Lan (Quận 8, TPHCM) cho biết tình trạng giật cơ mặt và mắt do tai biến của bà giảm thiểu rõ rệt chỉ sau một tuần châm cứu. Một bệnh nhân khác, bà Trần Xoài Muối (Quận 8, TPHCM) cũng cho biết bà thấy sức khỏe, khả năng vận động của mình tốt lên hẳn sau vài buổi điều trị.

Thực tế, phương pháp châm cứu đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho việc điều trị di chứng, biến chứng do tai biến. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý quyết định phương pháp điều trị cho mình mà phải luôn tham khảo ý kiến bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể của bản thân.

Khi sử dụng châm cứu để phục hồi chức năng, bệnh nhân cần phải làm việc với chuyên gia y tế có chuyên môn, có kinh nghiệm về liệu pháp phục hồi sau tai biến. Kim châm phải được vô trùng trước khi sử dụng và chỉ sử dụng một lần.

Châm cứu cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ, nhưng khả năng xảy ra của chúng là cực kỳ thấp. Tuy nhiên, người bị rối loạn chảy máu, đang dùng một số loại thuốc làm loãng máu, có máy điều hòa nhịp tim, đang mang thai hoặc có hệ miễn dịch không đảm bảo sẽ không được chỉ định thực hiện châm cứu. Nhìn chung, bệnh nhân cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn xem có nên áp dụng châm cứu hay không.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là quá trình dài, gian nan và đòi hỏi quyết tâm cao từ người bệnh. Châm cứu có thể giúp bệnh nhân có những tiến triển tốt, cải thiện chất lượng sống sau tai biến của họ một cách rõ rệt. Nếu bạn đang nghĩ đến việc châm cứu, hãy tìm đến bác sĩ để thăm khám và được cho những lời khuyên tốt nhất!

Cập nhật lúc: 9:11 Sáng , 16/03/2023

Tin liên quan

Nhận biết ngay cách xử trí tai biến truyền máu

TAI BIẾN KHI TRUYỀN MÁU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Truyền máu là tình trạng người bệnh nhận máu hoặc các chế phẩm máu (hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương) từ người khác. Đây là biện pháp khá phổ...

Tìm hiểu người bị tai biến sống được bao lâu ?

Giải đáp: Người bị tai biến sống được bao lâu?

Người bị tai biến sống được bao lâu là thắc mắc mà rất nhiều người, bao gồm cả bệnh nhân và người nhà. Mặc dù các lựa chọn điều trị...

Cách tập phục hồi cho người tai biến

Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến TỐT NHẤT hiện nay

Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến, bạn băn khoăn không biết nên giúp người thân mắc bệnh luyện tập như thế nào? Hãy để chúng...