Cao huyết áp bẩm sinh? Cách để phát hiện từ sớm?

Cùng với sự tăng lên của tình trạng béo phì và lối sống ít vận động, tần suất phát hiện tăng huyết áp ở trẻ em ngày càng nhiều hơn. Nếu không được can thiệp kịp thời, tăng huyết áp ở trẻ em sẽ tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.

Phát hiện sớm tăng huyết áp ở trẻ em

Không chỉ với người lớn, tăng huyết áp cũng là một bệnh lý rất được quan tâm ở trẻ em. Cùng với sự tăng lên của tình trạng béo phì và lối sống ít vận động, tần suất phát hiện tăng huyết áp ở trẻ em cũng nhiều hơn trước. Qua các nghiên cứu khác nhau, tần suất tăng huyết áp ở trẻ em ghi nhận từ 0.8% đến 5%.

Cũng giống như ở người lớn, tăng huyết áp trẻ em ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì. Khi tăng huyết áp trẻ em ở mức độ nghiêm trọng, trẻ có thể có các triệu chứng như đau đầu, đau ngực, đau bụng, giảm thị lực, nhìn đôi và một số vấn đề hô hấp. Nếu không được can thiệp kịp thời, tăng huyết áp ở trẻ em sẽ tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch nguy hiểm như phì đại tim, tổn thương mạch máu, tổn thương võng mạc mắt, biến chứng thần kinh. Tình trạng tăng huyết áp kéo dài, đến tuổi trưởng thành trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý đau timđột quỵsuy tim và bệnh thận.

Trẻ bị đau đầu

Do sự nguy hiểm của bệnh nên phát hiện sớm tăng huyết áp ở trẻ em là vô cùng cần thiết. Vì tần suất tăng huyết áp ở trẻ em không cao như người lớn và việc đo huyết áp ở trẻ em cũng phức tạp, khó thực hiện nếu trẻ không hợp tác do đó không bắt buộc đo huyết áp với tất cả trẻ đến khám. Tuy nhiên, trẻ >3 tuổi phải được đo huyết áp ít nhất 1 lần trong những lần khám sức khỏe. Với trẻ <3 tuổi, đo huyết áp trong một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh đã phẫu thuật hoặc chưa phẫu thuật
  • Trẻ có tiền sử sinh non, rất nhẹ cân hoặc có biến chứng trong thời kỳ sơ sinh cần được hồi sức tích cực.
  • Trẻ bị nhiễm trùng tiểu tái phát, tiểu máu hoặc tiểu đạm tái phát.
  • Trẻ mắc bệnh thận hoặc các dị dạng đường niệu đã biết trước đây.
  • Trẻ có tiền sử gia đình bị bệnh thận bẩm sinh.
  • Trẻ được ghép tạng đặc
  • Trẻ mắc bệnh ác tính hoặc được ghép tủy
  • Trẻ dùng thuốc có nguy cơ làm tăng huyết áp
  • Trẻ mắc các bệnh hệ thống khác có liên quan đến tăng huyết áp như đa u sợi thần kinh.
  • Có bằng chứng trẻ bị tăng áp lực nội sọ.

Kết quả đo huyết áp ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào dụng cụ và cách đo. Để có kết quả chính xác phải chọn dụng cụ phù hợp theo độ tuổi và thực hiện cách đo đúng.

tiêm lao cho bé sinh non

Nguyên nhân tăng huyết áp trẻ em

Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát ở trẻ em

Khác với người lớn, tăng huyết áp ở trẻ em phần lớn là tăng huyết áp thứ phát. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát ở trẻ em có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Nếu không được điều trị, các nguyên nhân gây tăng huyết áp thoáng qua cũng có thể gây tăng huyết áp kéo dài. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, đa số các nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em là các bệnh lý có liên quan đến thận, chủ yếu là bệnh lý chủ mô thận và mạch máu thận.

Các nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em cấp tính hoặc thoáng qua bao gồm:

  • Bệnh lý chủ mô thận: Viêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu; viêm cầu thận Henoch-Schonlein; các đợt tái phát của bệnh hệ thống như Lupus, viêm mạch máu; hội chứng tán huyết ure máu cao; viêm ống thận mô kẽ cấp; hội chứng thận hư.
  • Các nguyên nhân có liên quan đến suy thận cấp như hoại tử ống thận cấp, viêm cầu thận tiến triển nhanh, huyết khối tĩnh mạch thận, độc thận do thuốc, cách bệnh lý chủ mô thận gây suy thận khác
  • Chấn thương thận hoặc các chấn thương khác
  • Tắc đường niệu cấp tính
  • Quá tải muối và nước do truyền dịch, plasma quá mức, suy thận cấp, dùng các thuốc hoặc hormon gây giữ nước và muối,…
  • Nguyên nhân mạch máu: huyết khối động mạch và tĩnh mạch thận, viêm mạch máu, chấn thương, chèn ép mạch máu thận, tổn thương mạch máu sau phẫu thuật hoặc chụp mạch máu,…
  • Các nguyên nhân thần kinh như stress, co giật, tăng áp lực nội sọ do u não, não úng thủy, rối loạn chức năng thần kinh tự động,…
  • Các nguyên nhân liên quan đến thuốc: sử dụng thuốc kháng viêm non steroid, thuốc kích thích giao cảm, cocain,…
Để thuốc xa tầm với trẻ nhỏ, thuốc trẻ nhỏ

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp mạn tính hoặc kéo dài bao gồm:

  • Hẹp eo động mạch chủ
  • Suy thận mạn hoặc bệnh thận giai đoạn cuối
  • Các bệnh lý chủ mô thận: bệnh thận do trào ngược, viêm cầu thận mạn, bất thường thận bẩm sinh như loạn sản thận, bệnh lý chủ mô thận di truyền, các bệnh lý thận mắc phải khác như hội chứng sau tán huyết urê máu cao,..
  • Các bệnh lý mạch máu thận: hẹp động mạch thận, hẹp động mạch thận và hội chứng giữa động mạch chủ, hẹp động mạch thận và bệnh mạch máu nội sọ, hẹp động mạch thận và các hội chứng di truyền như u sợi thần kinh
  • U thận: bướu Wilm, Hemangiopericytoma
  • Tiết catecholamin quá mức: u tủy thượng thận, u nguyên bào thần kinh, u quanh hạch giao cảm
  • Tăng huyết áp do tiết Corticosteroid quá mức: hội chứng Cushing, hội chứng Conn
Tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ

Các yếu tố nguy cơ trong tăng huyết áp nguyên phát ở trẻ em

Mặc dù ít gặp nhưng tăng huyết áp nguyên phát có thể xảy ra ở trẻ em. Tăng huyết áp nguyên phát ở trẻ em là một yếu tố nguy cơ sự báo tăng huyết áp khi trẻ trưởng thành. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp nguyên phát ở trẻ em là:

  • Tiền sư gia đình có người bị bệnh lý tim mạch, béo phì, rối loạn giấc ngủ,…
  • Trẻ bị béo phì
  • Trẻ bị rối loạn dung nạp đường
  • Trẻ bị tăng hoạt tính của hệ giao cảm
  • Trẻ bị tăng hoạt tính renin trong máu
  • Chế độ ăn nhiều muối

Điều trị tăng huyết áp trẻ em

Điều trị tăng huyết áp ở trẻ em tùy thuộc vào mức độ tăng huyết áp, sự tổn thương cơ quan đích và nguyên nhân gây bệnh tìm được. Các liệu pháp điều trị gồm thay đổi lối sống (giảm cân, hoạt động thể lực, thay đổi chế độ ăn,…) và liệu pháp dùng thuốc điều chỉnh huyết áp.

Điều trị tăng huyết áp trẻ em bằng thay đổi lối sống

Các biện pháp thay đổi lối sống được sử dụng để kiểm soát huyết áp riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp với điều trị bằng thuốc. Không nên áp dụng biện pháp thay đổi lối sống riêng lẻ quá lâu nếu không có kết quả vì có thể làm chậm trễ việc dùng thuốc hạ huyết áp ở trẻ em đã có chỉ định.

Giảm cân

Ở trẻ em bị cao huyết áp, duy trì cân nặng bình thường sẽ giảm được nguy cơ bị tăng huyết áp khi trưởng thành. Giảm cân không chỉ làm giảm huyết áp mà còn giảm độ nhạy cảm của huyết áp với muối và giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, kháng insulin. Để trẻ giảm cân thành công, cần sự hỗ trợ tích cực của cha mẹ, sự tham vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Tuy giảm cân là việc rất khó khăn, nhưng nếu thành công, hiệu quả đạt được sẽ rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy nếu giảm 10% BMI, huyết áp sẽ giảm trung bình 8-12 mmHg.

Béo phì

Vận động thể lực

Trẻ em bị tăng huyết áp phải bắt đầu tập luyện thể lực, không được duy trì lối sống ít vận động như trước đây. Tập luyện đều đặn, cường độ tăng dần, khuyến khích tập 30-60 phút/ngày. Hoạt động thể lực đều đặn giúp giảm cân, giảm nguy cơ béo phì, giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.

Chế độ ăn

Để kiểm soát tăng huyết áp ở trẻ em, cần hạn chế muối trong chế độ ăn của trẻ. Giảm natri trong chế độ ăn của trẻ em có thể làm giảm nhẹ HA từ 1-3mmHg. Lượng muối khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày ở trẻ em 4-8 tuổi là 1.2g, ở trẻ lớn hơn là 1.5g. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra, cung cấp thêm calci, kali, magnesium, acid folic, chất béo không bão hòa, chất xơ và giảm ăn chất béo cũng làm giảm huyết áp.

Điều trị tăng huyết áp ở trẻ em bằng thuốc

Trước khi quyết định sử dụng thuốc để điều trị tăng huyết áp ở trẻ em phải thật sự cân nhắc, vì khác với người lớn, các biến chứng lâu dài về tăng huyết áp ở trẻ em nếu chưa được điều trị vẫn chưa được xác định rõ về tỷ lệ và mức độ. Bên cạnh đó, cũng chưa có nhiều nghiên cứu xác định rõ ràng tác dụng lâu dài tác dụng phụ của thuốc lên sự phát triển của trẻ.

Chỉ sử dụng thuốc để điều trị tăng huyết áp ở trẻ em trong các trường hợp:

  • Tăng huyết áp có triệu chứng
  • Tăng huyết áp thứ phát
  • Có tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp
  • Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type I và II
  • Tăng huyết áp kéo dài dù đã áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống
Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,

Các nhóm thuốc được chấp nhận để dùng ngay từ đầu trong điều trị tăng huyết áp ở trẻ em, được chứng minh có tính an toàn, dung nạp tốt và hiệu quả hạ áp tốt đối với trẻ em là:

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển
  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
  • Nhóm thuốc chẹn beta
  • Nhóm thuốc ức chế calci
  • Nhóm thuốc lợi tiểu

Đối với tăng huyết áp nguyên phát, không biến chứng và chưa có tổn thương cơ quan đích, mục tiêu điều trị khi dùng thuốc là đưa huyết áp < bách phân vị thứ 95. Đối với trẻ mắc bệnh thận mạn tính, đái tháo đường hoặc tổn thương cơ quan đích, cần đưa huyết áp về < bách phân vị thứ 90.

Các thuốc hạ huyết áp khi dùng cho trẻ em nên bắt đầu từ liều thấp, sau đó điều chỉnh liều tăng dần cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn. Khi đã dùng đến liều tối đa hoặc liều xuất hiện tác dụng phụ mà mức huyết áp vẫn chưa ổn định, nên dùng kết hợp thêm một thuốc nữa. Không dùng thường quy các thuốc dạng phối hợp sẵn vì khó dùng, khó chỉnh liều và ít bằng chứng về liệu pháp này.

Việc điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp dựa vào các dữ liệu về trị số huyết áp, tác dụng phụ của thuốc, tổn thương cơ quan đích, điện giải đồ, các biện pháp thay đổi lối sống,…Nếu trẻ ổn định nên xem xét điều chỉnh giảm liều thuốc đến khi ngưng thuốc hoàn toàn.

Mua sản phẩm hỗ trợ tim mạch, cao huyết áp chính hãng ở đâu? 

Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt một bộ phận lớn người dân trong cộng đồng, đặc biệt là người già. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ cao huyết áp đột ngột cùng những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, các chuyên gia y tế hàng đầu tại Việt Nam khuyến khích người dân cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm bổ sung, cung cấp dưỡng chất trực tiếp, không bị biến đổi nhiều trong quá trình chế biến như các món ăn hàng ngày. Các sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại, bảo vệ tim mạch toàn diện.

Một trong những địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo và tìm kiếm các sản phẩm vitamin, khoáng chất và thực phẩm bổ sung chất lượng nhất tại Dr Vitamin. Đây là trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam dành cho sức khỏe cộng đồng, được sáng lập bởi đội ngũ chuyên gia y tế và bác sĩ hàng đầu cả nước. Nhà sáng lập của Dr Vitamin chính là bác sĩ Nguyễn Phượng – Thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý và Chăm sóc sức khỏe tại Đại học South Columbia (Hoa Kỳ), có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp. Toàn bộ sản phẩm có mặt tại gian hàng của Dr Vitamin đều được lựa chọn dựa trên hàng trăm khảo sát về cơ địa, thể trạng, thói quen chăm sóc sức khỏe của các gia đình Việt để phù hợp với đại đa số người dùng.

100% sản phẩm được đảm bảo chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, phục vụ nhu cầu của từng đối tượng khác nhau, hỗ trợ cho hệ tim mạch phát triển cũng như giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh hoặc bệnh chuyển biến nặng. Khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm trước khi nhận bằng cách quét mã vạch in trên vỏ hộp qua ứng dụng iCheck. Ngoài ra, mọi sản phẩm của Dr Vitamin đều có gắn tem thương hiệu riêng màu đỏ, xác nhận đã thông qua quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, người dùng hoàn toàn có thể tham vấn ý kiến và được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, có hiểu biết trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Các bác sĩ sẽ lắng nghe từng chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại, những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và đưa ra giải pháp phù hợp với từng trường hợp, đảm bảo người mua tìm kiếm đúng sản phẩm, rút ngắn thời gian điều trị bằng thuốc Tây.

Bạn đọc có thể tham khảo 2 sản phẩm dành cho tim mạch đang được HƠN 3 TRIỆU NGƯỜI tìm kiếm và yêu thích tại Dr Vitamin.

Viên uống hỗ trợ tim mạch Blackmores Super Strength Coq10 300 mg
Sản phẩm đến từ thương hiệu Blackmores hiện đang có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, giúp giảm triệu chứng cao huyết áp, suy tim và các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim mạch khác.
Thành phần chính: 300mg hoạt chất CoQ10 (còn được biết đến với tên gọi Coenzyme Q10)
Công dụng:

  • Ngăn cản sự phát triển của các gốc tự do
  • Giảm lượng cholesterol có trong máu, bổ sung lượng Coq10, tăng năng lượng để tim hoạt động khỏe mạnh
  • Ổn định khí huyết lưu thông, tăng cường chức năng hệ miễn dịch
  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa của cơ thể

Viên uống Q10 Healthy Care bổ tim 100 viên
Viên uống Healthy Care Q10 là sản phẩm uy tín, đạt tiêu chuẩn Châu u về chất lượng, được kiểm chứng về thành phần các dược chất tương thích với cơ thể người bệnh, đem lại hiệu quả hỗ trợ cao nhất cho người bệnh tim mạch.
Thành phần chính: Ubidecarenone (Co-enzyme Q10): 150mg.
Công dụng:

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch tuyệt vời
  • Tăng cường năng lượng oxy trong máu
  • Chống lại quá trình oxy hóa, lão hóa của các tế bào trong cơ thể
  • Duy trì lượng cholesterol trong máu ở mức an toàn

Để biết thêm thông tin chi tiết về 2 sản phẩm trên cũng như các sản phẩm hỗ trợ tim mạch khác tại Dr Vitamin, vui lòng gọi tới số 0987.827.327 hoặc click vào link dưới đây để được giải đáo và hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng nhất.

 

Cập nhật lúc: 1:20 Sáng , 17/03/2023
Notice: Undefined variable: messenger in /var/www/laophoict.menopausehealthmatters.com/html/wp-content/themes/twentytwentyone/modules/hotline/output.php on line 132

Tin liên quan

Những vấn đề về đột quỵ liệt nửa người

 Liệt nửa người là tình trạng một bên cơ thể suy yếu, đau tê nửa người bên phải hoặc bên trái phụ thuộc vào vùng não bị tổn thương khi đột quỵ hoặc...

Người bị đột quỵ nên và không nên ăn, uống gì?

Đối với người đã từng bị đột quỵ thì nên áp dụng chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi như thế nào để nhanh chóng cải thiện tình...

Chứng đột quỵ ở người cao tuổi có nguy hiểm không

Chứng đột quỵ xuất hiện khi máu cung cấp cho vùng nào đó của não bị ngưng trệ do cục máu đông gây tắc mạch hay do chảy máu não...

[GIẢI ĐÁP] Tại sao tăng huyết áp gây suy tim?

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất thế giới hiện nay nhưng về lâu dài, căn bệnh này lại là điều đáng lo...

[GIẢI ĐÁP] Ăn đường có tăng huyết áp không?

Thực phẩm giàu đường, muối và chất béo bão hòa có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho sức khỏe tim mạch. Bằng cách tránh những thực phẩm...

TOP 8 LOẠI RAU GIÚP RAU GIẢM HUYẾT ÁP

Việc khống chế và điều trị bệnh tăng huyết áp cần bắt đầu bằng các biện pháp điều tiết hệ thần kinh trung ương, cải thiện trao đổi tuần hoàn,...