Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm khớp tự miễn có thể gây đau đớn và tổn thương khắp cơ thể. Ở một số trường hợp, tình trạng này có thể gây tổn thương hoặc làm hỏng rất nhiều hệ thống cơ thể, bao gồm da, mắt, phổi, tim và cả mạch máu.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn viêm mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô và khớp khỏe mạnh của cơ thể. Bệnh thường ảnh hưởng đến bàn tay, đầu gối hoặc mắt cá chân và thường xuất hiện đối xứng ở cả hai bên cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như tim, mắt, hệ thống tuần hoàn máu hoặc phổi.

bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không

Không giống như các tổn thương do hao mòn khớp của các bệnh xương khớp khác, viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây sưng, đau, cuối cùng là gây tổn thương xương và biến dạng khớp.

Hiện tại không có cách điều trị dứt điểm viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, điều trị đúng cách cũng hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng liên quan và khuyết tật cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu gây ảnh hưởng đến các khớp. Nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, chiếm khoảng 15 – 25% các trường hợp. Các vấn đề liên quan có thể bao gồm bệnh tim mạch, loãng xương, bệnh phổi, nhiễm trùng, ung thư, trầm cảm, gặp các vấn đề về tinh thần hoặc cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

Cụ thể, các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

1. Khớp

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp thường bao gồm:

  • Khớp sưng, mềm, nóng rát, cứng khớp và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Theo thời gian, bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp, gây viêm đa khớp. Các khớp ảnh hưởng thường phổ biến ở khớp bàn tay, khớp bàn chân và đốt sống cổ. Tuy nhiên, đôi khi các khớp lớn như khớp vai và đầu gối cũng có thể bị ảnh hưởng.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp khiến các mô bị mất chuyển động, biến dạng khớp và mất chức năng.

Các triệu chứng bệnh thường có xu hướng đối xứng ở hai bên cơ thể, mặc dù trong một số trường hợp bệnh có thể không đối xứng. Ngoài ra, các dấu hiệu thường nghiêm trọng vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi trong một thời gian dài không hoạt động các khớp.

Viêm khớp dạng thấp là gì

2. Da

Có khoảng 30% các trường hợp viêm khớp dạng thấp xuất hiện các nốt thấp khớp (hay các hạch khớp). Đây là một phản ứng viêm được các nhà bệnh lý học gọi là u hạt hoại tử.

Các nốt thấp khớp có đường kính từ vài mm đến vài cm và thường phổ biến ở các phần nổi bật của xương như khuỷu tay, gót chân, các đốt ngón tay hoặc các khu vực chịu áp lực cơ học lặp lại nhiều lần. Hiếm khi tình trạng này ảnh hưởng đến nội tạng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Một số triệu chứng viêm khớp dạng thấp hiếm gặp khác có thể gây ảnh hưởng đến da bao gồm teo da ngón tay, nổi mề đay mẩn ngứa, nổi ban đỏ ở lòng bàn tay hoặc viêm da mủ.

Triệu chứng nhận biết viêm khớp dạng thấp

3. Các dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu liên quan đến khớp và da, khoảng 40% người bệnh viêm khớp dạng thấp cũng trải qua một số dấu hiệu ảnh hưởng đến:

  • Mắt
  • Phổi
  • Tim
  • Thận
  • Tuyến nước bọt
  • Các mô thần kinh
  • Tủy xương
  • Mạch máu

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng hoặc có thể được cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên theo thời gian, viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp và dịch chuyển khớp khỏi vị trí ban đầu. Do đó, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

[mrec_form id=”57949″]

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào lớp màng bao quanh khớp, khoa học gọi là synovium. Tình trạng này dẫn đến viêm, làm dày màng synovium, cuối cùng là dẫn đến phá hủy sụn và xương ở khớp.

Hiện tại các bác sĩ không biết nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, di truyền và ảnh hưởng của môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Di truyền:

Tiền sử gia đình mắc bệnh viêm khớp dạng thấp làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên khoảng 3 lần. Ước tính có khoảng 40 – 65% các trường hợp viêm khớp dạng thấp có liên quan đến nguyên nhân di truyền.

Mặc dù gen không thật sự dẫn đến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp nhưng mang gen gây bệnh có thể khiến người bệnh dễ bị môi trường tác động gây nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Giới tính: Nữ giới thường có xu hướng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường phổ biến ở lứa tuổi trung niên.
  • Lịch sử y tế gia đình: Nguy cơ tăng lên gấp 3 lần nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Béo phì: Người thừa cân, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống thường có nguy cơ viêm khớp dạng thấp tương đối cao.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là ở người mang gen gây bệnh. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nhiễm khuẩn từ môi trường: Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi hoặc bụi than, thường dễ phát triển các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp tự miễn mãn tính và không có biện pháp điều trị. Bên cạnh việc gây đau đớn, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như:

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không

  • Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp và các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp và loãng xương. Tình trạng này có thể làm suy yếu xương và khiến người bệnh dễ bị gãy xương hơn.
  • Xuất hiện các nốt thấp khớp: Là tình trạng hình thành các nốt cứng xung quanh các điểm áp lực, như khuỷu tay. Tuy nhiên, các nốt này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cả phổi.
  • Khô miệng và mắt: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nhiều nguy cơ gặp Hội chứng Sjogren – một hội chứng gây viêm tuyến lệ, tuyến nước bọt và một số chất khác. Tình trạng này gây khô mắt, khô miệng và giảm độ ẩm cơ thể.
  • Thay đổi thành phần cơ thể: Tỷ lệ chất béo và khối lượng nạc cơ thể ở những người viêm khớp dạng thấp thường cao hơn người khác. Nhiễm trùng: Viêm khớp dạng thấp và các phương pháp điều trị bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ảnh hưởng đến tim: Người bệnh dễ mắc các bệnh về xơ cứng động mạch hoặc tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Hội chứng ống cổ tay: Khi xuất hiện ở cổ tay, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngón tay và cả bàn tay, dẫn đến các triệu chứng hội chứng ống cổ tay.
  • Vấn đề về phổi: Xơ phổi là tình trạng gây viêm hoặc sẹo ở phổi và các mô phổi, dẫn đến khó thở. Tình trạng này thường phổ biến ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
  • Ung thư hạch: Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch – một nhóm ung thư máu phát triển ở các hạch bạch huyết.

CẢ NGÀY TÌM HIỂU KHÔNG BẰNG MỘT PHÚT TƯ VẤN – LIÊN HỆ MIỄN PHÍ!

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng tương đối giống với các bệnh xương khớp khác. Do đó, việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn trong giai đoạn đầu.

Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng liên quan như sưng, đỏ hoặc nóng rát ở các khớp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng yêu cầu một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm hình ảnh:

Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để kiểm tra sự phát triển viêm khớp dạng thấp trong một thời gian.

Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ MRI hoặc siêu âm khớp cũng có thể được chỉ định để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm máu:

Những người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu rất nhanh. Do đó, xét nghiệm máu có thể nhận thấy quá trình viêm trong cơ thể.

Các xét nghiệm máu phổ biến thường được chỉ định chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Xét nghiệm yếu tố thấp khớp
  • Xét nghiệm kháng thể protein chống đông máu
  • Thử nghiệm tốc độ lắng của hồng cầu
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân
  • Xét nghiệm protein phản ứng C.

Biện pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Hiện tại không có thuốc hoặc cách điều trị dứt điểm viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp có thể cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng cũng như hạn chế biến dạng khớp. Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến bao gồm:

1. Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Các loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian người bệnh bị viêm khớp dạng thấp. Có nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, một số loại thuốc có thể giảm đau trong khi một số loại khác có thể ngăn ngừa các triệu chứng và biến chứng.

Cụ thể, các loại thuốc thường được chỉ định điều trị viêm khớp dạng thấp thường bao gồm:

Thuốc giảm đau:

  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) như Ibuprofen và Naproxen Natri có thể hỗ trợ giảm đau và chống viêm. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm đau dạ dày, tổn thương thận và các vấn đề khác về tim.
  • Thuốc Corticosteroid hỗ trợ giảm đau và làm chậm tổn thương các khớp. Tác dụng phụ bao gồm tăng nguy cơ loãng xương, tăng cân và loãng xương.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen hỗ trợ cắt giảm các cơn đau nhanh chóng, hiệu quả.

 thuốc điều tị viêm khớp dạng thấp

Thuốc làm chậm ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp:

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Là các loại thuốc hoạt động bằng cách ngăn ngừa các phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Các loại phổ biến bao gồm Methotrexat, Sulfasalazine và Leflunomide.
  • Thuốc sinh học: Hay còn được gọi là thuốc thay đổi hoạt động của hệ thống miễn dịch. Mục tiêu của các loại thuốc này là ngăn ngừa hoạt động của hệ thống miễn dịch gây viêm tổn thương các khớp và mô. Tuy nhiên thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các loại phổ biến bao gồm Abatacept, Baricitinib hoặc Rituximab. Sử dụng thuốc sinh học theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rối loạn không mong muốn.
  • Chất ức chế Janus kinase: Đây là một loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhằm ngăn chặn các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thuốc có thể ngăn ngừa viêm và ngăn chặn các tổn thương khớp khi thuốc sinh học hoặc DMARD không mang lại hiệu quả.

2. Vật lý trị liệu

Trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giúp người bệnh hoạt động linh hoạt hơn. Nhà vật lý trị liệu sẽ đề nghị một số bài tập phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân và tình trạng bệnh lý.

Các phương pháp vật lý trị liệu khác có thể bao gồm áp dụng nhiệt, chườm lạnh, kích thích điện và thủy trị liệu.

Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất như luyện tập thể dục, thể thao với cường độ, tần suất, thời gian phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.

3. Phẫu thuật

Nếu các loại thuốc và phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng và phục hồi các khớp bị tổn thương. Phẫu thuật có thể khôi phục khả năng và giúp người bệnh có thể sử dụng các khớp linh hoạt hơn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả điều trị

Hiện tại, phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm các thủ thuật như sau:

  • Phẫu thuật nội soi: Nhằm mục đích loại bỏ lớp lót bị viêm, thường được sử dụng điều trị viêm khớp ở khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, ngón tay và hông.
  • Phẫu thuật ổn định khớp: Thường được chỉ định để ổn định hoặc điều chỉnh các khớp và giảm đau.
  • Phẫu thuật điều chỉnh gân: Viêm và tổn thương các khớp có thể khiến các gân bị lỏng hoặc vỡ. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các tổn thương ở gan xung quanh khớp.
  • Phẫu thuật thay khớp: Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay khớp để loại bỏ toàn bộ khớp bị tổn thương và chèn một khớp bằng kim loại hoặc nhựa để thay thế.

Mặc dù phẫu thuật có thể cải thiện các chức năng khớp những có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và gây đau nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các rủi ro không mong muốn và lợi ích trước khi tiến hành phẫu thuật.

Biện pháp khắc phục viêm khớp dạng thấp tại nhà

Bên cạnh thuốc và các liệu pháp y tế, người bệnh có thể thay đổi lối sống để cải thiện các triệu chứng. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

Điều trị viêm khớp dạng thấp

  • Luyện tập thể dục: Các bài tập hoạt động thấp có thể hỗ trợ cải thiện phạm vị hoạt động của khớp và tăng khả năng vận động của người bệnh. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm đau và cải thiện áp lực lên các khớp.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Điều này có thể cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ giảm đau và kéo dài thời gian bùng phát viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc cũng có thể hỗ trợ giảm viêm, đau cũng như tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Chườm lạnh có thể giảm viêm, đau và chống co thắt cơ bắp hiệu quả. Chườm nóng hoặc tắm nước ấm có thể cải thiện tình trạng cứng khớp và tăng tính linh hoạt của các khớp.
  • Áp dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp hoặc băng để giữ các khớp ở đúng vị trí khi nghỉ ngơi, điều này có thể hỗ trợ giảm viêm.

Những biện pháp nêu trên chỉ mang tính khắc phục, không có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Từ xưa tới nay, sử dụng thuốc đông y trị bệnh viêm khớp là một trong những lựa chọn nổi bật hàng đầu được nhiều người bệnh tin dùng và giới chuyên gia đánh giá cao. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường.

 

Cập nhật lúc: 4:35 Chiều , 03/06/2023

Tin liên quan

Gai Đốt Sống Lưng L3 L4 L5: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Gai đốt sống lưng L3 L4 L5 là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau nhức dữ dội vùng thắt lưng. Những cơn đau này...

Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Tập luyện là phương pháp được các chuyên gia khuyến khích cho bệnh nhân xương khớp. Không chỉ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giãn cơ, kích thích dịch...

Nguyên Nhân Gai Cột Sống, Triệu Chứng, Có Nguy Hiểm Không?

Gai cột sống là bệnh lý gây ra các cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không tiến...

Chữa Đau Khớp Gối Bằng Lá Lốt: Cách Làm Và Những Lưu Ý

Chữa đau khớp gối bằng lá lốt là mẹo trị bệnh từ dân gian rất dễ áp dụng. Giải pháp này có thể giúp làm giảm đau nhức, sưng viêm...

Đau Nhức Xương Khớp: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh đau nhức xương khớp là bệnh phổ biến ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện nay điều đáng buồn là tỉ lệ thanh niên trẻ tuổi mắc bệnh...

Viêm Khớp Háng Là Gì, Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Viêm khớp háng là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch... Bệnh...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *