Phương pháp bấm huyệt chữa liệt dây thần kinh số 7 có thể bạn không biết

Liệt dây thần kinh số 7 (VII) sẽ gồm có liệt 7 ngoại biên, triệu chứng điển hình của bệnh là liệt mặt và méo miệng. Bệnh gây nên những hệ lụy ảnh hưởng đến ngoại hình, khả năng giao tiếp và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tham khảo bài viết dưới đây về xoa bóp bấm các huyệt điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Thế nào là liệt dây thần kinh số 7?

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là hiện tượng mất hoặc giảm vận động nửa mặt ở những cơ bám da mặt do dây VII chi phối thuộc phạm vi chứng trúng phong kinh lạc của Y Học Cổ Truyền. Bệnh danh của liệt VII ngoại biên theo Y Học Cổ Truyền đó là “Khẩu nhãn oa tà”.

Dây thần kinh số 7 là một dây thần kinh hỗn hợp gồm có các chức năng liên quan tới vị giác (mặn, ngọt, đắng…), cảm giác (vui buồn, giận…) và vận động (những cơ bám da mặt và cổ). Dựa theo đặc điểm giải phẫu và chức năng dây thần kinh số 7 thì loại dây này sẽ được chia làm 2 kiểu: trung ương và ngoại biên.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng bị viêm dây thần kinh số 7 hoặc bị chèn ép. Đối với bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, một nửa mặt cùng bên sẽ bị liệt hoàn toàn hoặc một phần, tùy tình trạng mỗi bệnh nhân.

Nguyên nhân gây nên liệt dây thần kinh số 7

Theo Y học hiện đại:

Có 3 nguyên nhân gây ra tình trạng này, đó là:

Do lạnh:

Nó làm phù nề tổ chức ở trong xương đá và chèn ép dây thần kinh VII gây ra liệt. Nếu mà tình trạng chèn ép lâu ngày sẽ để lại di chứng.

Nó làm co mạch gây nên thiểu năng tuần hoàn tại chỗ và không nuôi dưỡng được dây thần kinh gây liệt mặt.

Do nhiễm trùng:

Các bệnh lý viêm nhiễm sau có thể gây ra tình trạng liệt dây thần kinh VII ngoại biên:

  • Viêm xương đá: Biểu hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, đau đầu và sốt nhẹ.
  • Viêm tai giữa: Sốt, chảy mủ tai.
  • Viêm tai xương chũm: Đỏ, sưng vùng xương chũm, rồi ấn đau.
  • Viêm tuyến mang tai: Má sưng to, hay gặp ở trong bệnh quai bị.
  • Bệnh Zona: Là bệnh lý do siêu vi trùng có ái tính với tế bào thần kinh ở hạch gối và hạch Gass sẽ gây nên liệt. Biểu hiện nổi những mụn nước trong ở ống tai ngoài, mi mắt hoặc miệng bên liệt. Thường ngứa rát, tồn tại 1- 3 ngày thì vỡ và có vảy ít.

Do chấn thương:

Ngã, đánh làm vỡ xương đá, xương chủm chèn ép vào dây VII gây ra liệt.

Mổ viêm tại xương chũm làm đứt dây VII và sưng phù nề chèn ép dây VII.

Ung thư vòm họng hoặc khối u chèn ép.

Theo Y Học Cổ Truyền

Có 3 nguyên nhân gây ra bệnh lý này:

Do phong hàn (do lạnh):

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, và thường sẽ xảy ra vào mùa Đông Xuân.

Bệnh do phong hàn xâm phạm vào lạc mạch của 3 kinh dương ở mặt đã khiến cho sự lưu thông của kinh khí không được bình thường, khí huyết không điều hòa và kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được gây ra.

Do phong nhiệt:

Tương ứng với thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm trùng của Y Học Hiện Đại (viêm tai giữa hoặc viêm tai xương chũm…).

Y Học Cổ Truyền gọi là trúng phong nhiệt ở kinh lạc và làm cho khí huyết không điều hòa gây liệt.

Do huyết ứ:

Tương ứng với thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn; do trật đã huyết tức là do sang chấn gây huyết ứ, dẫn tới bế tắc kinh lạc gây liệt.

liệt dây thần kinh số 7

Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7

Mỗi bệnh nhân sẽ gặp phải những biểu hiện cũng như triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đa phần bệnh nhân đều sẽ mắc phải các vấn đề sau:

  • Mặt bệnh nhân bị xệ hoặc hơi cứng bất thường và miệng méo lệch sang một bên.
  • Mắt bên liệt không thể nhắm kín (dấu hiệu charles bell).
  • Khó nuốt, thường uống nước bị trào ra ngoài và thức ăn bị đọng ở bên liệt.
  • Cảm giác mặt tê và một bên liệt cơ mặt bị yếu hẳn đi.
  • Đau nhức trong tai, đau nhức đầu.
  • Vị giác kém, mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
  • Khó cười, khó nói, khó huýt sáo.
  • Nước mắt và nước miếng sẽ tiết ra nhiều một cách bất bình thường.

Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác gồm:

Tại chỗ: Đột ngột sau khi gặp lạnh hoặc mưa gió…. Mờ hoặc mất nếp nhăn trán, mắt nhắm bị hở, miệng méo, nhân trung lệch về bên lành, ăn uống rơi vãi ở bên liệt, nhai cơm đọng lại bên má liệt và khó hoặc không huýt sáo

Toàn thân: sợ gió, sợ lạnh, gai rét, tiểu tiện trong, rêu lưỡi trắng mỏng và mạch

Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang gặp phải tình trạng như trên thì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh liệt dây thần kinh số 7, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Xoa bóp bấm các huyệt điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Chỉ định

Các trường hợp liệt thần kinh số VII ngoại biên là do lạnh, do viêm, do sang chấn.

Chống chỉ định

  • Người bệnh đang bị mắc bệnh ngoài da vùng mặt.
  • Người bệnh bị mắc bệnh ưa chảy máu.
  • Người bệnh đang sốt cao.
  • Người bệnh đang bị mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính.

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sĩ, Y sĩ được đào tạo về chuyên ngành Y Học Cổ Truyền và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Phương tiện

  • Phòng xoa bóp bấm huyệt và giường xoa bóp bấm huyệt
  • Gối, ga trải giường
  • Bột talc
  • Cồn sát trùng

Người bệnh

  • Được hướng dẫn theo quy trình, vị trí bấm huyệt và đồng ý bấm huyệt.
  • Tư thế nằm ngửa hoặc ngồi.
  • Được khám bệnh và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
liệt dây thần kinh số 7
 

Các bước tiến hành ấn các huyệt điều trị liệt 7 ngoại biên

Thực hiện kỹ thuật

Xoa, day; miết, véo, bóp và nhào cơ vùng đầu mặt cổ

Ấn các huyệt để điều trị liệt 7 ngoại biên:

  • Hợp cốc
  • Phong trì
  • Thái dương
  • Dương bạch
  • Toản trúc
  • Ể phong
  • Quyền liêu
  • Nghinh hương
  • Giáp xa
  • Nhân trung
  • Thừa tương

2.4.2. Liệu trình điều trị

Xoa bóp 30 phút/lần/ngày,

Một liệu trình điều trị từ 15 – 30 ngày sẽ tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh. Có thể điều trị với nhiều liệu trình.

Theo dõi các bệnh nhân được ấn các huyệt điều trị liệt 7 ngoại biên

Theo dõi

Toàn trạng và các triệu chứng kèm theo (nếu có).

Xử trí tai biến

Choáng: triệu chứng người bệnh bị hoa mắt; chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.

Xử trí: Dừng xoa bóp bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng và nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

Châm cứu liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng điều trị liệt 7 ngoại biên bằng phương pháp châm cứu hoặc kết hợp với liệu pháp bấm huyệt sẽ có tỉ lệ chữa khỏi bệnh đến 90%. Do vậy, đây chính là liệu pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Nếu thực hiện điều trị sớm và đúng phương pháp thì bệnh sẽ dần dần được hồi phục nhanh chóng.

Tình trạng liệt cơ mặt sẽ được cải thiện, phục hồi gần như hoàn toàn. Không những giúp cho người bệnh sinh hoạt ăn uống được bình thường mà còn cải thiện được vấn đề thẩm mỹ trên khuôn mặt.

Khi tiến hành thủ thuật châm cứu, các mũi kim sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt đạo tại vùng cơ mặt bị liệt nhằm làm giảm lực chèn ép vào dây thần kinh. Nhờ đó mà vùng mặt bị liệt sẽ phục hồi nhanh chóng.

Châm cứu chữa liệt 7 ngoại biên sẽ giúp cân bằng âm dương, nội tiết tố của cơ thể được ổn định, điều hoà cảm xúc cho người bệnh. Giúp tăng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết trong cơ thể. Nhờ đó cung cấp đầy đủ dưỡng chất đến dây thần kinh bị liệt, giúp cho bệnh hồi phục nhanh chóng.

Đồng thời, châm cứu còn giúp kích thích sản sinh morphin nội sinh và nhờ vậy các cơn đau giảm đi nhanh chóng.

Khi quá trình châm cứu diễn ra đúng quy trình và kim châm được sát trùng cẩn thận trước khi trị liệu thì quá trình thực hiện sẽ được đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, châm cứu là phương pháp không dùng thuốc nên sẽ hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.

Phác đồ châm cứu cho người bệnh bị liệt dây thần kinh số 7

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ để điều trị hợp lý.

  • Tình trạng liệt 7 ngoại biên là do phong hàn

Tình trạng này, bác sĩ sẽ điều trị theo hướng khu phong tán hàn và thông kinh hoạt lạc.

Huyệt sử dụng sẽ là châm tả gồm có: Toàn trúc xuyên Tình minh, Ty trúc không, Thừa khấp, Địa thương xuyên Giáp xa, Ế phong….

Liệu trình châm cứu: Châm 1 lần từ 20 đến 30 phút và sử dụng điện châm. Bác sĩ có thể kết hợp với thủy châm để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

  • Tình trạng liệt 7 ngoại biên là do phong nhiệt

Hướng châm cứu điều trị của tình trạng này là khu phong thanh nhiệt hoạt huyết (khi có sốt) hoặc là khu phong bổ huyết hoạt lạc (khi hết sốt).

Các huyệt dùng để điều trị châm cứu tình trạng này gồm:

  • Châm tả: Toàn trúc xuyên Tình minh, Địa thương xuyên Giáp xa, Nghinh hương, Thừa khấp và Dương bạch xuyên Ngư yêu…
  • Thêm các huyệt khác: Khúc trì và nội đình…
  • Liệu trình châm cứu: Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần và mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Dùng điện châm tả mạnh.
liệt dây thần kinh số 7
  • Tình trạng liệt dây thần kinh số 7 là do ứ huyết

Hướng điều trị châm cứu liệt dây thần kinh số 7 do ứ huyết gây ra chính là hoạt huyết hành khí với các huyệt châm tả:

Các huyệt đạo gồm: Toàn trúc xuyên Tình minh, Địa thương xuyên Giáp xa, Nghinh hương, Ty trúc không, Ế phong, Quyền liêu, Hợp cốc,… Ngoài ra, còn có thêm các huyệt châm tả Huyết hải và Túc tam lý.

Liệu trình điều trị: Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần và mỗi lần từ 20 đến 30 phút.

Liệu trình châm cứu liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên thường sẽ kéo dài trong 15 ngày, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 15 đến 30 phút. Tuy nhiên, các bác sĩ đều có thể điều chỉnh liệu trình châm cứu, có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy vào thể trạng của người bệnh.

  • Quy trình thực hành châm cứu liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Quy trình châm cứu chữa liệt dây 7 ngoại biên đúng chuẩn theo Bộ Y tế được khuyến cáo như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân cần đến trực tiếp các phòng khám hoặc cơ sở châm cứu bấm huyệt YHCT uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, mức độ của bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thực hiện châm cứu tại nhà nếu như có điều kiện.
  • Bước 2: Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị, lộ trình châm cứu sẽ phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mình.
  • Bước 3: Bệnh nhân sẽ được tiến hành trị liệu bằng châm cứu theo các công đoạn sau:
  • Công đoạn 1: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn nằm đúng tư tế. Xác định vị trí các huyệt đạo và sát trùng vùng da được châm cứu.
  • Công đoạn 2: Thực hiện châm kim qua da, sau đó dùng kỹ thuật tay đẩy kim châm theo hướng đã các định khi “đắc khí”.
  • Công đoạn 3: Làm tăng kích thích bằng máy điện châm
  • Công đoạn 4: Rút kim và sát trùng vùng da châm cứu.
  • Bước 4: Bệnh nhân được nằm nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sau châm cứu
  • Bước 5: Hẹn lịch tái khám lại và châm cứu.
Cập nhật lúc: 11:34 Sáng , 17/03/2023

Tin liên quan

Bạn có biết nguyên nhân và dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em

Liệt dây thần kinh số 7 ở trẻ em hiện nay là căn bệnh không khó để bắt gặp. Phụ huynh nên nắm rõ các kiến thức về nguyên nhân,...

Viêm dây thần kinh số 7 là bệnh gì?

Viêm Dây Thần Kinh Số 7: 4 Nguyên Nhân Và 3 Cách Điều Trị

Viêm dây thần kinh số 7 gây ảnh hưởng đến chức năng điều hòa cơ mặt, cảm xúc, vị giác,... của người bệnh. Vậy bệnh có triệu chứng cụ thể...

 Khi dây thần kinh vận động ở mặt bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng liệt dây thần kinh số 7 

Từ A Đến Z Thông Tin Về Phẫu Thuật Chữa Liệt Dây Thần Kinh Số 7

Phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7 chỉ được áp dụng khi các can thiệp nội khoa khác như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu không hiệu quả....

Bị Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Khi Mang Thai Có Sao Không? Cách Xử Trí An Toàn

Liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai là nỗi băn khoăn, lo lắng của không ít mẹ bỉm và gia đình. Mẹ bầu không biết bệnh này có...