Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến TỐT NHẤT hiện nay

Tìm hiểu cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến, bạn băn khoăn không biết nên giúp người thân mắc bệnh luyện tập như thế nào? Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn với những bài tập cụ thể, chi tiết chỉ có trong bài viết dưới đây. Còn chần chừ gì nữa mà không theo chân chúng tôi để khám phá các bài luyện tập phục hồi cho người tai biến ngay nào!

Hỏi " Tai Biến Điều Trị Trong Bao Lâu ? Thời Gian Điều Trị Phục Hồi Sau Tai  Biến

1. Khả năng phục hồi nhờ tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến

Bệnh tai biến được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Bởi vì căn bệnh này thường để lại những hậu quả nặng nề, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm. Việc tập phục hồi chức năng sau tai biến có thành công như mong muốn hay không còn phụ thuộc ít nhiều vào từng trường hợp của bệnh nhân.

Nếu mức độ của bệnh là tai biến nhẹ, độ tuổi của bệnh nhân còn trẻ, chỉ bị yếu liệt một nửa cơ thể. Đây được xem là trường hợp có khả năng hồi phục cao nhất. Các trường hợp được cho là khả năng phục hồi thấp là khi bệnh nặng, tuổi của bệnh nhân đã cao. Thậm chí, nếu đã rơi vào trường hợp này, bệnh nhân có khả năng sống sót sau tai biến cũng rất thấp..

Khi nào có thể bắt đầu tập phục hồi chức năng sau tai biến?

Thời điểm thích hợp nhất để bệnh nhân bắt đầu tập phục hồi chức năng là khi đã điều trị qua giai đoạn cấp tính, đang chuyển sang giai đoạn ổn định. Hơn hết, khoảng thời gian được xem là có khả năng giúp người bệnh tai biến phục hồi tốt nhất là trong khoảng thời gian từ 1 đến 6 tháng sau tai biến.

Tập phục hồi kéo dài bao lâu?

Thời gian tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến của mỗi người không giống nhau. Điều này còn phụ thuộc ít nhiều và sự kiên trì không chỉ của người bệnh mà còn ở cả gia đình, người thân.. Ở mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ được hướng dẫn để có những kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Có thể tập phục hồi chức năng ở những đâu?

Đối với bệnh nhân còn đang điều trị trong bệnh viện: tập phục hồi chức năng tại khoa phục hồi chức năng có tại bệnh viện.

Đối với bệnh nhân đã xuất viện: có thể áp dụng bài tập phục hồi chức năng cho người tai biến ở những địa điểm sau:

  • Tập tại nhà cùng sự hỗ trợ, hướng dẫn của kỹ thuật viên, gia đình, tổ chức xã hội.
  • Tập tại khoa phục hồi chức năng của bệnh viện với tư cách là bệnh nhân ngoại trú.
  • Tập ở trung tâm phục hồi chức năng có tại địa phương.

2. Cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến

Tư thế nằm và lăn

Hoặc cũng có thể lăn sang bên liệt nhờ sử dụng việc nâng chân, tay lành lên, đưa về phía bị liệt rồi xoay thân mình sang đó là được.

Bước 1: Người thân hỗ trợ bệnh nhân thay đổi tư thế luân phiên từ nằm/ lăn trở bằng cách lăn sang phía bên không bị liệt.

Bước 2: Đặt tay không bị liệt vào tay còn lại. Sau đó gập gối và háng ở phía bên bị liệt lại

Bước 3: Lấy tay không bị liệt kéo tay liệt sang phía đó. Đồng thời đẩy hông của người bệnh sao cho xoay về phía bên cơ thể không bị liệt.

Bước 4: Để việc luyện tập được cải thiện rõ rệt, người bệnh có thể luyện tập thêm bước 4 này. cụ thể là người bệnh lăn sang phía bên bị liệt nhờ vào việc sử dụng nâng chân, nâng tay không liệt lên. Tiếp đến đưa về phía bị liệt. Cuối cùng là xoay thân mình sang đó là được.

Tập đứng thăng bằng

Tập đứng và giữ thăng bằng

Bước 1: Người bệnh tập duỗi, gấp các bộ phận như khớp gối, khớp háng ở bên bị liệt

Bước 2: Từ từ ngồi và đứng dậy

Bước 3: Nếu bệnh nhân muốn đứng thăng bằng, bệnh nhân cần chia đều trọng lượng cho cả 2 chân rồi quay đầu lại phía sau cả 2 vai

Bước 4: Tiếp tục nghiêng người nhẹ nhàng sang cả 2 bên, đưa cả hai tay sang trái, sang phải, lên đầu hoặc hướng lên trần nhà,…

Lưu ý: Khi đã tập đứng vững được rồi thì người bệnh nên dành nhiều thời gian để tập đi bộ. Mỗi ngày dành ít nhất 15 phút để luyện tập đi bộ để cải thiện tình hình bệnh.

Tập đi bộ

Một trong những cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến hiệu quả là tập đi bộ. Người bệnh cần tự mình đứng dậy rồi bước đi từng bước một. Nếu đã đứng vững rồi thì nên luyện tập đi bộ mỗi ngày ít nhất 15 phút. Trong giai đoạn đầu tiên, người bệnh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người thân hoặc nạng. Tuy nhiên, nếu kiên trì luyện tập thì chỉ cần một khoảng thời gian sau, người bệnh hoàn toàn có thể tự mình đi lại.

Đã 3 lần bị tai biến, làm sao để không tái phát?

Tập đi cho người bị tai biến

Tập phục hồi những cơ bên bị liệt

Cách tập cho người tai biến đối với trường hợp cần phục hồi những cơ bên bị liệt thường cần đến dụng cụ tập. Tuy nhiên, nếu người bệnh chưa có thì cũng có thể áp dụng luyện tập theo những cách sau:

Tập tay: Với tay bị liệt, bạn nên thường xuyên duỗi hoặc gấp đi gấp lại. Hoặc làm những động tác cơ bản như bật tắt công tắc điện, kéo ngăn tủ, mở hoặc đóng nước,…

Tập chân: Bắt chéo chân bên lành sang phía bên chân bị liệt. Giữ tư thế này trong vòng 5 – 10 phút thì ngừng. Hoặc đến khi nào người bệnh cảm nhận được phía chân bị liệt không run hay giật nữa thì có thể dừng lại.

Tập cổ: Động tác này cần đến sự hỗ trợ của người thân. Người thân cần đỡ người bệnh đứng dậy từ từ. Sau đó để người bệnh tập ngoái cổ nhìn về phía sau cả 2 bên trái, bên phải. Sau đó tập cúi đầu xuống, hoặc ngẩng đầu lên.

Tập nói cho người bị tai biến

Một trong những cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến là tập cho họ nói chuyện lại bình thường. Bởi vì theo nghiên cứu, người ta nhận thấy có tới 20% bệnh nhân bị tai biến thường sẽ bị mất luôn tiếng nói. Vì vậy, nếu người bệnh khó nói chuyện thì người thân trong gia đình nên thường xuyên khuyến khích, động viên để người bệnh tập nói chuyện lại. Bắt đầu từ những chữ cái cỡ bản, đếm số,… Sau dần thì tăng mức độ khó hơn là miêu tả đồ vật xung quanh hoặc đọc một đoạn văn ngắn.

Các bài tập tay cho người tai biến

Bài tập tay cho người tai biến

Bài tập tay cho người tai biến

Các bài tập tay cho người tai biến là một trong những bài tập được nhiều người mắc bệnh tai biến quan tâm hơn hết. Trong đó bao gồm các bài tập sau:

Bài tập duỗi cánh tay sau tai biến:

Bước 1: Bệnh nhân cần di chuyển cánh tay sao cho thực hiện được hết phạm vi của chuyển động. Thực hiện động tác này ít nhất 3 lần/1 ngày.

Bước 2: Tiếp đến người bệnh chỉ cần nhẹ nhàng duỗi các cơ căng ra. Chỉ nên dừng lại cho đến khi người bệnh cảm thấy khó chịu.

Bước 3: Giữ nguyên động tác này ít nhất trong vòng 60 giây.

Bài tập phục hồi chức năng cánh tay sau tai biến:

Đối với bài tập này, người bệnh cần hạn chế sử dụng cánh tay không liệt. Thay vào đó, người bệnh cần thường xuyên thực hiện các hoạt động thường ngày bằng tay liệt. Cụ thể là với các việc làm dưới đây, bệnh nhân cần thường xuyên dùng cánh tay liệt để thực hiện:

  • Cầm cửa tủ lạnh mở ra, đóng vô.
  • Cầm túi xách nhựa, đi qua đi lại trong phòng. Có thể cho thêm những vật nhẹ vào trong túi để cải thiện sức chịu đựng của tay.
  • Nặn kem đánh răng, cầm bàn chải đánh răng một cách chắc chắn, mạnh mẽ.
  • Bật, hoặc tắt công tắc điện.

Luyện tập các hoạt động sinh hoạt thường ngày

Cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến bao gồm cả bài luyện tập các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh tự mình làm các hoạt động quen thuộc như vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe. Cụ thể là cởi quần, áo theo thứ tự từ bên không bị liệt trước, sau đó mới đến bên liệt. Còn nếu mặc quần, áo thì áp dụng ngược lại, tức là xỏ tay áo, hay xỏ ống quần ở bên bị liệt trước, sau đó mới tiến hành làm với bên còn lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được hỗ trợ để tự mình đánh răng, chải đầu,…

Lưu ý cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến

3. Những lưu ý khi tập phục hồi chức sau tai biến không để lại biến chứng

  • Loại bỏ nguy cơ gây tai biến: Nếu cảm thấy sức khỏe của mình không được tốt. Hoặc cảm nhận được mình đang mắc những dấu hiệu của bệnh tiền thân của tai biến thì nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
  • Việc phục hồi chức năng cần kiên trì và thường xuyên: Khi áp dụng cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến, người bệnh không nên thiếu kiên nhẫn. Khi đã bắt đầu luyện tập, cần xác định đây là quá trình mất rất nhiều thời gian. Vì vậy cần có sự kiên trì, cố gắng, không bỏ cuộc của người bệnh.
  • Vị trí đặt giường bệnh: Nên kê giường của người bệnh ở nơi thoáng mát, có không khí dễ chịu, không ẩm mốc, tù túng. Ưu tiên chọn loại giường tre, giường có đệm hơi hoặc đệm nước với mục đích để phòng ngừa bệnh lở loét da.
  • Quan sát bệnh nhân khi luyện tập: Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân vẫn còn yếu. Thế nên lúc này hơn hết vẫn là thường xuyên theo dõi, quan sát để kịp thời hỗ trợ, động viên.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh việc luyện tập các bài tập phục hồi chức năng cho người tai biến, hơn hết vẫn rất cần có chế độ dinh dưỡng khoa học. Nên chọn thức ăn được chế biến mềm, nhừ cho người bệnh. Đồng thời, không nên cho người bệnh ăn uống đồ chiên rán, có nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn thức uống lên men, chất kích thích, nước uống có gas, cồn.
Cập nhật lúc: 2:50 Chiều , 17/03/2023

Tin liên quan

Luyện tập nói cho người bị tai biến bài bản, cho hiệu quả tốt nhất

Rối loạn chức năng ngôn ngữ là một trong những di chứng nặng nề mà tai biến mạch máu não gây ra cho người bệnh. Chính vì vậy để có...

Tai biến mạch máu não ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng là gì

Tai biến nhẹ ở người già và cách điều trị tai biến hiệu quả nhất hiện nay

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Thế nhưng trong...

Huyệt châm cứu tai biến mạch máu não | Vinmec

Giải đáp: Có nên châm cứu tai biến hay không?

Phục hồi chức năng là một phần quan trọng việc hồi phục sau tai biến mạch máu não. Trong số rất nhiều phương pháp trị liệu, châm cứu ngày càng...

Các cách hỗ trợ thở oxy trong điều trị bệnh nhân COVID-19

Những tai biến khí thở oxy mà bạn nhất định phải nắm rõ

Có một vài biến chứng gây những tai biến khí thở oxy mà chúng ta cần chú ý trong thực hành lâm sàng. Một điều quan trọng là hầu hết...